Ám ảnh lúc nhỏ trong chiến tranh:
Hồi nhỏ chừng 5-6 tuổi ở quê, nghe tin ông Dượng (chồng cô Bảy em Cha) bị lính Nghĩa quân phục kích bắn chết nên mình đi xem. Tới nơi, thấy trên con đường vào ấp chiến lược, một xác bị nát bấy người, thịt bị phá ra, lỗ to gần bằng khu chén. Trẻ dân quê thời ấy đã biết là do đạn của súng tiểu liên Tam sông (Thompson). Trong hoàn cảnh: Dượng lén về trong đêm để hoạt động kinh tài, tức là móc nối dân, quyên góp gạo muối... để nuôi quân trên rừng.
Sau này, VC lôi kéo đứa con trai đầu của cô Bảy, mới chừng 17 tuổi căm thù địch, nối tiếp truyền thống, nhảy lên núi. Tham gia bộ đội địa phương để trả thù cha, rồi chết trong một trận đánh cũng tại quê nhà...
Tiếp theo - mới sáng nọ, mình nghe hàng xóm xôn xao nên chạy ra ngã ba giữa đường với bờ ruộng. Thì thấy một xác chết là ông... ở cách nhà mình hai miếng vườn nhà bà con. Mình thấy vết đạn và máu rỉ ra ở mang tai. Hai ngón chân cái có dây buột lại với nhau, lúc ấy quá nhỏ nên không nhớ chắc, nếu có thì mình không biết sao phải cần vậy. Có một mảnh giấy viết tay đặt trên người (sau này, biết
đại khái là: nhân danh tòa án cách mạng xử tử tên ác ôn)... Lúc bị bắn ổng đã ngoài 50 tuổi. Nghe người lớn xầm xì nói ngày trước, ông từng làm liên gia trưởng (tương đương với tổ trưởng ngày nay) nghi báo cáo với chính quyền: những gia đình có người theo VC...
Kế nữa là chú Tám bị trúng pháo canh nông (Cannon) chết trong hầm ở xóm trên. Nghe người nhà nói: ổng về hoạt động bên dân vận. Bỏ lại đứa con gái duy nhất, tật nguyền từ lúc bé, không cha không mẹ (thiếm Tám bệnh mất sớm). Sau 1975, được nhà nước cấp bằng Liệt sĩ và xã àm cho cái nhà tình nghĩa, nhưng con không được hưởng tiền chính sách liệt sĩ. Mình ở xa, ít đi về nên không biết, khi cô em đã già mới hay chuyện. Mình đã làm đơn trình bày và nói rất gắt với Bí thư đảng uỷ xã về tệ qua liêu, thiếu sâu sát của địa phương suốt 40 năm đối với gia đình cách mạng. Sau đó cô em mới được hưởng chế độ...
Ngày xưa quê mình là vùng tranh tối tranh sáng, tranh chấp giữa hai bên rất quyết liệt (sau được phong xã anh hùng). Nói gì liên quan là dân thầm thì to nhỏ. Dân rất sợ cách mạng (an ninh vũ trang) bắt đi lên núi gọi là "học tập" với nhiều lý do khác nhau... Thỉnh thoảng lại nghe cách mạng đêm về bắt dẫn đi hoặc bắn tại chỗ người nào đó, gọi là xử ác ôn gián điệp.
Má dẫn mình len Kontum thăm gia đình Chị rồi ở luôn. Nhưng không yên tâm, chạy đi chạy về vì chỉ sợ thằng con (anh mình) bị mấy ông cách mạng rủ rê, nhảy lên núi, sẽ chết như con dượng Bảy.
Lớn lên, mình tìm hiểu cách bắt người dẫn đi gọi là trói "thúc ké".
Hãy nghe người ta kể về một tên cách mạng nhưng tâm địa xấu xa, vì tư thù cá nhân mà giết người. Gán cho ông thầy giáo làm cơ sở mật của CM về tội "gián điệp" rồi bắt đi và bắn chết.
"Sáng hôm sau..., mấy người hàng xóm tìm tới nơi có tiếng súng, tiếng la trong đêm. Họ nhìn thấy một người nằm úp mặt xuống đất, hai tay bị trói chặt chéo về phía sau bằng dây dù. Sợi dây dù làm dây trói tay còn dư ra khoảng ba mét (để nắm dẫn đi). Hai chân nạn nhân cũng bị trói bằng dây dù ở phía trên đầu gối khoảng 3cm (có nhân chứng thấy cột lòng thòng hai ngón chân cái lại với nhau). Một cách trói tù binh quen thuộc trong chiến tranh để đối tượng chỉ đi mà không thể chạy được. Nạn nhân bị bắn xuyên từ lỗ tai bên này sang lỗ tai bên kia. Máu thấm quanh chỗ đất ông ta nằm đã bầm tím lại. ... Họ lật xác nạn nhân lên và nhận ra đó là ông Dương Ngọc Chánh, người cùng thôn An Giang, xã Mỹ Đức (Bình Định)."
Một đoạn khác: "Sau hai tiếng súng nổ đêm đó, người dân xóm Tịnh Hậu chạy tới lật người bị bắn ra thấy hai tay bị trói chéo về phía sau bằng dây dù. Hai chân người bị hại được quấn chặt hai ngón chân cái. Một cách trói mà người bị hại chỉ đi được từng bước ngắn chứ không thể nào chạy được. "
Dấu ngoặc là của mình chú thích. Trích từ: Https://duongngocchanh.blogspot.com/
Trói "thúc ké" (mở rộng ra cả tay và chân) là cách trói rất nghiệt ngã. Người bị dẫn giải rất đau và đi bước ngắn lập bập, chân tay đều bị trói nên té ngã chỉ dập mặt. Vô phương trốn thoát!. Trong câu chuyện tư thù trên, ông nạn nhân đi thì dây vướng rào gai bị ngã, lấy cớ bỏ chạy bắn người ta.
Chả hiểu "sáng kiến" ấy có từ bao giờ, có nước nào trói người đi thành 3,4 khúc như ở Việt Nam.
Hình trói phần trên thân người mà lính VNCH bắt VC.
Hồi nhỏ chừng 5-6 tuổi ở quê, nghe tin ông Dượng (chồng cô Bảy em Cha) bị lính Nghĩa quân phục kích bắn chết nên mình đi xem. Tới nơi, thấy trên con đường vào ấp chiến lược, một xác bị nát bấy người, thịt bị phá ra, lỗ to gần bằng khu chén. Trẻ dân quê thời ấy đã biết là do đạn của súng tiểu liên Tam sông (Thompson). Trong hoàn cảnh: Dượng lén về trong đêm để hoạt động kinh tài, tức là móc nối dân, quyên góp gạo muối... để nuôi quân trên rừng.
Sau này, VC lôi kéo đứa con trai đầu của cô Bảy, mới chừng 17 tuổi căm thù địch, nối tiếp truyền thống, nhảy lên núi. Tham gia bộ đội địa phương để trả thù cha, rồi chết trong một trận đánh cũng tại quê nhà...
Tiếp theo - mới sáng nọ, mình nghe hàng xóm xôn xao nên chạy ra ngã ba giữa đường với bờ ruộng. Thì thấy một xác chết là ông... ở cách nhà mình hai miếng vườn nhà bà con. Mình thấy vết đạn và máu rỉ ra ở mang tai. Hai ngón chân cái có dây buột lại với nhau, lúc ấy quá nhỏ nên không nhớ chắc, nếu có thì mình không biết sao phải cần vậy. Có một mảnh giấy viết tay đặt trên người (sau này, biết
đại khái là: nhân danh tòa án cách mạng xử tử tên ác ôn)... Lúc bị bắn ổng đã ngoài 50 tuổi. Nghe người lớn xầm xì nói ngày trước, ông từng làm liên gia trưởng (tương đương với tổ trưởng ngày nay) nghi báo cáo với chính quyền: những gia đình có người theo VC...
Kế nữa là chú Tám bị trúng pháo canh nông (Cannon) chết trong hầm ở xóm trên. Nghe người nhà nói: ổng về hoạt động bên dân vận. Bỏ lại đứa con gái duy nhất, tật nguyền từ lúc bé, không cha không mẹ (thiếm Tám bệnh mất sớm). Sau 1975, được nhà nước cấp bằng Liệt sĩ và xã àm cho cái nhà tình nghĩa, nhưng con không được hưởng tiền chính sách liệt sĩ. Mình ở xa, ít đi về nên không biết, khi cô em đã già mới hay chuyện. Mình đã làm đơn trình bày và nói rất gắt với Bí thư đảng uỷ xã về tệ qua liêu, thiếu sâu sát của địa phương suốt 40 năm đối với gia đình cách mạng. Sau đó cô em mới được hưởng chế độ...
Ngày xưa quê mình là vùng tranh tối tranh sáng, tranh chấp giữa hai bên rất quyết liệt (sau được phong xã anh hùng). Nói gì liên quan là dân thầm thì to nhỏ. Dân rất sợ cách mạng (an ninh vũ trang) bắt đi lên núi gọi là "học tập" với nhiều lý do khác nhau... Thỉnh thoảng lại nghe cách mạng đêm về bắt dẫn đi hoặc bắn tại chỗ người nào đó, gọi là xử ác ôn gián điệp.
Má dẫn mình len Kontum thăm gia đình Chị rồi ở luôn. Nhưng không yên tâm, chạy đi chạy về vì chỉ sợ thằng con (anh mình) bị mấy ông cách mạng rủ rê, nhảy lên núi, sẽ chết như con dượng Bảy.
Lớn lên, mình tìm hiểu cách bắt người dẫn đi gọi là trói "thúc ké".
Hãy nghe người ta kể về một tên cách mạng nhưng tâm địa xấu xa, vì tư thù cá nhân mà giết người. Gán cho ông thầy giáo làm cơ sở mật của CM về tội "gián điệp" rồi bắt đi và bắn chết.
"Sáng hôm sau..., mấy người hàng xóm tìm tới nơi có tiếng súng, tiếng la trong đêm. Họ nhìn thấy một người nằm úp mặt xuống đất, hai tay bị trói chặt chéo về phía sau bằng dây dù. Sợi dây dù làm dây trói tay còn dư ra khoảng ba mét (để nắm dẫn đi). Hai chân nạn nhân cũng bị trói bằng dây dù ở phía trên đầu gối khoảng 3cm (có nhân chứng thấy cột lòng thòng hai ngón chân cái lại với nhau). Một cách trói tù binh quen thuộc trong chiến tranh để đối tượng chỉ đi mà không thể chạy được. Nạn nhân bị bắn xuyên từ lỗ tai bên này sang lỗ tai bên kia. Máu thấm quanh chỗ đất ông ta nằm đã bầm tím lại. ... Họ lật xác nạn nhân lên và nhận ra đó là ông Dương Ngọc Chánh, người cùng thôn An Giang, xã Mỹ Đức (Bình Định)."
Một đoạn khác: "Sau hai tiếng súng nổ đêm đó, người dân xóm Tịnh Hậu chạy tới lật người bị bắn ra thấy hai tay bị trói chéo về phía sau bằng dây dù. Hai chân người bị hại được quấn chặt hai ngón chân cái. Một cách trói mà người bị hại chỉ đi được từng bước ngắn chứ không thể nào chạy được. "
Dấu ngoặc là của mình chú thích. Trích từ: Https://duongngocchanh.blogspot.com/
Trói "thúc ké" (mở rộng ra cả tay và chân) là cách trói rất nghiệt ngã. Người bị dẫn giải rất đau và đi bước ngắn lập bập, chân tay đều bị trói nên té ngã chỉ dập mặt. Vô phương trốn thoát!. Trong câu chuyện tư thù trên, ông nạn nhân đi thì dây vướng rào gai bị ngã, lấy cớ bỏ chạy bắn người ta.
Chả hiểu "sáng kiến" ấy có từ bao giờ, có nước nào trói người đi thành 3,4 khúc như ở Việt Nam.
Hình trói phần trên thân người mà lính VNCH bắt VC.