Qua quá trình biến chuyển của lịch sử, dân tộc Chiêm (tức Chăm) và Việt (hay Kinh) đã dần dần trở thành những cư dân sống rất gần gũi nhau, cộng canh cộng cư với nhau. Ở nhiều vùng nông thôn, người Chăm và người Việt sống dựa lưng vào nhau trong mọi sinh hoạt để hỗ trợ cho nhau một cách thiết thực và thân tình.
Nếu người Chăm chuyên sống về nghề ruộng rẫy, nghĩa là chỉ làm thuần nông thì người Kinh lại thạo những nghề trồng rau và buôn bán. Trong các vùng Chăm, chính người Kinh làm nhiệm vụ cung cấp rau sống và các hàng hóa, nhu yếu phẩm cho người Chăm, vì trước đây 50 năm người Chăm không bao giờ buôn bán và cũng không trồng rau. Hôm nay có sự đổi thay, người Chăm đã biết buôn bán (tuy chưa nhiều), hoặc vài gia đình biết trồng rau muống để kiếm sống. Ngay trong việc làm ruộng, có những việc trước đây người Chăm không bao giờ làm như gặt hái chẳng hạn, chỉ do người Kinh đảm đương. Chính sự phân công tự nhiên như vậy trong sinh hoạt hàng ngày đã khiến cho cư dân Chăm-Kinh xích lại gần nhau hơn, như một bổ sung tự nhiên trong cuộc sống.
Một cuộc sống có sự tương hỗ hài hòa như thế sẽ tạo nên những luồng giao lưu và tiếp biến văn hóa về mọi mặt giữa hai dân tộc, từ văn hóa ăn uống, may mặc, kinh tế, âm nhạc, phong tục-tín ngưỡng đến giao lưu nhân chủng, tên họ, địa danh, và đặc biệt nhất là giao lưu ngôn ngữ. Một số yếu tố văn hóa ấy đã từng tiếp biến một cách nhuần nhuyễn, trở thành yếu tố văn hóa truyền thống, đến nỗi ta cứ tưởng vài nếp phong tục như là của chính ông cha ta để lại. Chỉ có nhà nghiên cứu mới tách bóc từng lớp văn hóa trong văn hóa của một dân tộc. (1)
Tim thông tin blog này:
Thứ Ba, 3 tháng 9, 2019
Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019
Những bài viết vụ án Nguyễn Hữu Giộc (10 Vân) nguyên Trưởng ty công an tỉnh Đồng Nai
Vụ án Nguyễn Hữu Giộc – Giám đốc Công an Đồng Nai cặp bồ với vợ bé Tổng thống Thiệu
Vụ án Nguyễn Hữu Giộc – Mười Vân – Nguyên Trưởng ty (Giám đốc) Công an Đồng Nai bị tử hình gây chấn động dư luận một thời với những tình tiết đặc biệt nghiêm trọng trong những năm đầu giải phóng miền Nam. Vì sao Mười Vân phải nhận án tử hình? Câu hỏi đơn giản này đặt ra trong giai đoạn lịch sử nhất định của đất nước không phải ai cũng biết tường tận sự việc.
Vụ án Nguyễn Hữu Giộc – Mười Vân – Nguyên Trưởng ty (Giám đốc) Công an Đồng Nai bị tử hình gây chấn động dư luận một thời với những tình tiết đặc biệt nghiêm trọng trong những năm đầu giải phóng miền Nam. Vì sao Mười Vân phải nhận án tử hình? Câu hỏi đơn giản này đặt ra trong giai đoạn lịch sử nhất định của đất nước không phải ai cũng biết tường tận sự việc.
Về gia thế, Nguyễn Hữu Giộc là con ông Chín Nài (Nguyễn Văn Nài) nhà ở gần sông Rạch Chanh, ấp Long Kim, xã Long Định, Cần Đước, Long An. Ông Chín Nài nhà có mấy mẫu ruộng và làm nghề buôn chuyến trên sông chở các loại chiếu dệt ở vùng Long Định ngược theo sông Vàm Cỏ lên Gò Dầu, Trảng Bàng, Tây Ninh để bán và mua hàng nông sản chở về. Năm 1948, Mười Giộc gia nhập vào công an xã Long Định thuộc tỉnh Chợ Lớn lúc bấy giờ. Thời kỳ 1948-1949 huyện Cần Đước tình hình khó khăn, phức tạp. Các cơ quan lãnh đạo của huyện phải chia thành hai khu: khu A đóng tại kinh Bo Bo huyện Thủ Thừa – Tân An. Khu B đóng tại Lý Nhơn – rừng Sác, Nhà Bè. Trưởng công an huyện Trương Văn Tư phụ trách khu A, còn Mười Giộc làm phó phụ trách khu B. Chính trong thời kỳ này, Mười Giộc đã làm mưa làm gió giết hại rất nhiều người trong đó có lãnh đạo huyện đội trưởng và vu cáo vào tội theo “Đại Việt quốc dân đảng” mà Tư và Mười Giộc lập thành tích phá án. Khoảng năm 1951, Tư Thắng làm Phó ty Công an Bà Rịa- Chợ Lớn phát hiện ra việc oan sai tày đình mà Mười Giộc gây ra mấy năm trước khiến nhiều người dân kháng chiến và cán bộ chết oan uổng.
Thứ Ba, 20 tháng 8, 2019
Các nước Bắc Âu có theo chủ nghĩa xã hội không?
Phan Lê Vũ (BVN) – Tháng 8 năm 2017, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Việt Nam đã phát hành cuốn “Phê phán các quan điểm sai trái xuyên tạc cuộc đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa về chính trị trong Đảng Cộng sản Việt Nam”. Trong sách có viết: “Sau khi mô hình CNXH hiện thực của Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nhiều nước đang tìm con đường và cách thức để xây dựng CNXH theo một mô hình mới. Ở Châu Âu, nhất là ở Bắc Âu, đang lấy CNXH làm mục đích để xây dựng, phát triển đất nước họ”.
Quốc Kỳ Các Nước Bắc Âu
Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2019
Bãi Tư Chính và tầm nhìn chiến lược xây dựng nhà giàn DK1
(VTC News) - Những tư liệu lần đầu công bố cho thấy, chủ trương xây dựng nhà giàn DK1 từ năm 1988 của Đảng và Chính phủ là hoàn toàn sáng suốt.
Những ngày tháng 7 năm nay, khi sóng gió nổi lên ở bãi Tư Chính- bãi đá ngầm hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía Nam của Việt Nam, Đại tá Nguyễn Quý, vị Tổng chỉ huy các lực lượng công binh xây dựng nhà giàn đầu tiên ở khu vực DK1 không khỏi bứt dứt.
Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019
Huấn Luyện Sĩ Quan Tại Hoa Kỳ
Nhớ lại những ngày tháng ấy, tôi có cảm giác như là một giấc mơ xa vời. Những hình ảnh quân trường Fort Benning với tiếng hét “Sư Tử Hống” của các huấn luyện viên… hình như phát xuất từ một chốn nào không thực.
Đầu năm 1967, tuy được miễn dịch vĩnh viễn vì là con út trong một gia đình mà tất cả các anh đều đang đi lính, bản thân và đang làm Kế Toán cho một công ty tư, có lương khá cao, nhưng tôi vẫn có cảm giác bất an. Hầu như ngày nào cũng đọc tin chiến sự đẫm máu, nhất là những tin Việt Cộng pháo kích vào nhà dân, chặt đầu viên chức, đắp mô, giật mìn xe đò, tôi tự thấy như mình đang phạm tội gì đó, nếu mình cứ nhàn hạ, trong khi mọi thanh niên đang hy sinh tính mạng cho mình an hưởng.
Sau một thời gian suy nghĩ, tôi lẳng lặng đến Biệt Khu Thủ Đô, tình nguyện đi khóa 25 Sĩ Quan Thủ Đức, không cho gia đình hay, vì nếu mẹ tôi biết, thế nào bà cũng khóc và ngăn cản. Ngày tôi lên đường, chỉ có hai thằng bạn thân ra tiễn. Mãi sau khi tôi đã thụ huấn được vài tuần, tôi mới báo cho mẹ và anh lên thăm. Y như tôi tiên liệu, bà cụ khóc mãi, nhưng mọi chuyện đã an bài.
Đầu năm 1967, tuy được miễn dịch vĩnh viễn vì là con út trong một gia đình mà tất cả các anh đều đang đi lính, bản thân và đang làm Kế Toán cho một công ty tư, có lương khá cao, nhưng tôi vẫn có cảm giác bất an. Hầu như ngày nào cũng đọc tin chiến sự đẫm máu, nhất là những tin Việt Cộng pháo kích vào nhà dân, chặt đầu viên chức, đắp mô, giật mìn xe đò, tôi tự thấy như mình đang phạm tội gì đó, nếu mình cứ nhàn hạ, trong khi mọi thanh niên đang hy sinh tính mạng cho mình an hưởng.
Sau một thời gian suy nghĩ, tôi lẳng lặng đến Biệt Khu Thủ Đô, tình nguyện đi khóa 25 Sĩ Quan Thủ Đức, không cho gia đình hay, vì nếu mẹ tôi biết, thế nào bà cũng khóc và ngăn cản. Ngày tôi lên đường, chỉ có hai thằng bạn thân ra tiễn. Mãi sau khi tôi đã thụ huấn được vài tuần, tôi mới báo cho mẹ và anh lên thăm. Y như tôi tiên liệu, bà cụ khóc mãi, nhưng mọi chuyện đã an bài.
Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019
Hình ảnh đạo Cao Đài năm 1930 tại Tây Ninh
Những hình ảnh quý từ buổi đầu nền Đạo tại Tòa Thánh Tây Ninh qua ống kính của các phóng viên năm 1930. Chúng ta sẽ thấy được chân dung và sự sinh hoạt đạo của một số Vị Tiền bối Khai Đạo....
Đức Lê Bá Trang và Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc
Khái quát về đạo Cao Đài
Giới thiệu khái quát về đạo Cao đài | ||
Đầu thế kỷ XX, chính quyền thực dân Pháp và triều đình phong kiến nhà Nguyễn tăng cường áp bức bóc lột, vơ vét tài nguyên, đàn áp nhân dân để phục vụ lợi ích của chúng. Cuộc sống của nhân dân lao động, đặc biệt là người nông dân Nam bộ bị bần cùng hoá, phải đi làm thuê, làm mướn. Các cuộc đấu tranh của nhân dân đều thất bại. Bất lực trong cuộc sống, khủng hoảng về tư tưởng, đồng thời các tôn giáo và đạo lý đương thời bị suy thoái đây là tiền đề và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của đạo Cao đài.
Phong trào Thông linh học của phương Tây phát triển nhanh tại Nam bộ, tạo thành phong trào cầu cơ, chấp bút gọi tắt là “cơ bút”. Trong các đàn cơ này, có hai nhóm chính hình thành đạo Cao đài. Nhóm thứ nhất do ông Ngô Minh Chiêu cầu cơ tại các đền, chùa thuộc các nhóm Ngũ chi Minh đạo. Nhóm thứ hai gồm ba ông: Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Phạm Công Tắc tổ chức xây bàn cầu cơ nhằm mục đích giải trí.
Đến ngày 12/2/1926, trong một bài cơ Đức Thượng đế đã phán dạy hai nhóm cơ bút thống nhất hình thành đạo Cao đài. Ông Ngô Minh Chiêu được Thiên phong phẩm vị Giáo tông đầu tiên của đạo Cao đài. |
Hộ pháp đạo Cao Đài Phạm Công Tắc đi xích lô.
Về nhà sau lễ vào nửa đêm tháng 07 năm 1948. Nơi ông ở là căn biệt thự trong khu vực Thánh thất Cao Đài Tây Ninh.
Trông rất mắc cười nhưng đạo của họ là vậy!
Ông là hộ pháp duy nhất, giáo chủ ở cõi trên còn ông là số một dưới cõi thế Người có công hàng đầu trong việc đặt nền tảng cho một tôn giáo. Tìm hiểu triết lý của đạo và đời sống của người theo đạo có những điều đáng khâm phục...
Trông rất mắc cười nhưng đạo của họ là vậy!
Ông là hộ pháp duy nhất, giáo chủ ở cõi trên còn ông là số một dưới cõi thế Người có công hàng đầu trong việc đặt nền tảng cho một tôn giáo. Tìm hiểu triết lý của đạo và đời sống của người theo đạo có những điều đáng khâm phục...
Nấm mộ ông Thầy Quảng
BS Trần Nguơn Phiêu
Trong số báo Xuân Ất Dậu 2005 của Thế Kỷ 21, tác giả Trần Đông Phong có
bài “...Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm”. Trên hai trang 95-96, tác giả
tường thuật về việc Bộ Trưởng Bộ Kiến Thiết, Hoàng Hùng, năm 1956, đã
nhận được chỉ thị của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cho sửa sang “đàng hoàng
tươm tất” một nấm mộ vô chủ ở vùng Cái Tôm, Cao Lãnh. Người phụ trách
việc trùng tu đã được các bô lão địa phương cho biết, đó là ngôi mộ của
Phó bảng Huy, được chôn cất từ năm 1929.
Thật ra, Bộ trưởng Hoàng Hùng không phải là người đầu tiên đã đứng ra sửa sang lại ngôi mộ này. Dân địa phương cũng đã biết từ lâu gốc tích của người nằm dưới mộ, được gọi là ông Thầy Quảng. Thân hào nhân sĩ thông hiểu sự việc gọi: đây là mộ thân sinh ông Nguyễn Ái Quốc.
Người viết bài này vốn thuộc vùng Cao Lãnh, muốn nhân cơ hội, góp thêm vài chi tiết liên quan đến nấm mộ mà một số người đã tưởng là vô chủ. Bài viết có thể sẽ không làm vừa lòng những người hiện nay đang tô rồng vẽ phượng để mong xây dựng một loại triều đại Hồ Chí Minh, nhưng mong rằng đây là một vài dữ kiện để làm tài liệu cho các nhà biên khảo trong tương lai.
Thật ra, Bộ trưởng Hoàng Hùng không phải là người đầu tiên đã đứng ra sửa sang lại ngôi mộ này. Dân địa phương cũng đã biết từ lâu gốc tích của người nằm dưới mộ, được gọi là ông Thầy Quảng. Thân hào nhân sĩ thông hiểu sự việc gọi: đây là mộ thân sinh ông Nguyễn Ái Quốc.
Người viết bài này vốn thuộc vùng Cao Lãnh, muốn nhân cơ hội, góp thêm vài chi tiết liên quan đến nấm mộ mà một số người đã tưởng là vô chủ. Bài viết có thể sẽ không làm vừa lòng những người hiện nay đang tô rồng vẽ phượng để mong xây dựng một loại triều đại Hồ Chí Minh, nhưng mong rằng đây là một vài dữ kiện để làm tài liệu cho các nhà biên khảo trong tương lai.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)