Chỉnh sửa ảnh là xoàng, không hề kéo mà điếu thuốc dài ra tất rưỡi. Lồng ý nghĩa nhân văng bảo vệ môi trường mới ghê! hehe.
Tim thông tin blog này:
Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019
Thắc mắc ở một sân bay cũ - Cheo Reo.
Chúng tôi đến, nghe nói ngày xưa là sân bay của VNCH, nơi xuất phát cuộc di tản đường số 7 máu lửa kinh hoàng từ Pleiku xuống Tuy Hoà. Thấy dấu tích cũ vẫn còn bãi đất trống có hai đường băng đổ bê tông. Lạ là nó không song song như thường thấy mà người ta thiết kế phi đạo, một đầu hẹp còn đâu kia hơi choải ra.
Bàn tán nhau ở chỗ những gờ nổi lên chắn ngang đường băng, không biết để làm gì? Một ông bảo: nó dùng để giảm tốc cho máy bay khi đáp xuống, chạy không lố phi đạo, nghe có lý. Một ông nữa thì bảo: nó để chống đua xe máy, nghe cũng có lý vì gần đó là thị xã Ayun Pa, thanh niên buồn tình ra đây cáp độ.
"Vậy là vợ nuôi tốt chứ hồi xưa tui đen thui hà!".
Vừa rồi xem nhà văn Nguyễn Tam Mỹ kể trong "Chiến trường K. ngày ấy" về lính cạo như thế này:
"...Trần Văn Hùng - chuyên gia phụ trách địa bàn xã. Lính Tiểu đoàn bộ 12 thường gọi anh là Hùng “Phú Khánh” bởi quê anh ở Phú Khánh. Anh nhỏ con, da ngăm đen, cổ lúc nào cũng quàng chiếc khăn kàma. Hồi mới về công tác ở Tiểu đoàn bộ 12, lần đầu gặp anh, tôi cứ ngỡ anh là người Kh’mer, ai hay mình bé cái nhầm!..."
Cho nên dạo ấy, lính ta có lần nảy ra ý định điên khùng là trà trộn với dân Kh'mer để vào hang ổ địch...
Trong bài:
ĐÊM ROMVÔNG “VIỆT NAM - CAMPUCHIA XAMAKHI”
Link ở đây:
https://www.facebook.com/lao.thongtue/posts/2479385535661783
Liên tưởng chuyện múa hát ở CPC
Hồi mới sang K, đám lính mình chê gái Kh'mer đen, hôi. Riết rồi cũng quen mùi nhất là cặp mắt hớp hồn. Mỗi lần nghe tiếng trống scô là tim đập theo, háo hức chi lạ! Ở chỗ xã anh thời đầu, gái đi chân đất trên bãi đất hoang, múa mà như đi cày, khói của đuốt dầu rái bay vào mặt lem luốt. Thấy người ta múa dễ mà mình vào múa theo thì lóng nga lóng ngóng. Ai hoà nhập với đời sống tinh thần của họ, biết uống rượu, biết tiếng chút ít tiếng và thường tham gia dần dần sẽ nhuyễn và rất vui...
"...Trần Văn Hùng - chuyên gia phụ trách địa bàn xã. Lính Tiểu đoàn bộ 12 thường gọi anh là Hùng “Phú Khánh” bởi quê anh ở Phú Khánh. Anh nhỏ con, da ngăm đen, cổ lúc nào cũng quàng chiếc khăn kàma. Hồi mới về công tác ở Tiểu đoàn bộ 12, lần đầu gặp anh, tôi cứ ngỡ anh là người Kh’mer, ai hay mình bé cái nhầm!..."
Cho nên dạo ấy, lính ta có lần nảy ra ý định điên khùng là trà trộn với dân Kh'mer để vào hang ổ địch...
Trong bài:
ĐÊM ROMVÔNG “VIỆT NAM - CAMPUCHIA XAMAKHI”
Link ở đây:
https://www.facebook.com/lao.thongtue/posts/2479385535661783
Liên tưởng chuyện múa hát ở CPC
Hồi mới sang K, đám lính mình chê gái Kh'mer đen, hôi. Riết rồi cũng quen mùi nhất là cặp mắt hớp hồn. Mỗi lần nghe tiếng trống scô là tim đập theo, háo hức chi lạ! Ở chỗ xã anh thời đầu, gái đi chân đất trên bãi đất hoang, múa mà như đi cày, khói của đuốt dầu rái bay vào mặt lem luốt. Thấy người ta múa dễ mà mình vào múa theo thì lóng nga lóng ngóng. Ai hoà nhập với đời sống tinh thần của họ, biết uống rượu, biết tiếng chút ít tiếng và thường tham gia dần dần sẽ nhuyễn và rất vui...
Thứ Tư, 13 tháng 11, 2019
Anh hùng nổ Lê Mã Lương!
Ngồi lại với nhau bàn thảo để tìm ra đối sách bảo vệ Bãi Tư Chính mà mời ông thần chém gió này thì sao gọi là "Toạ đàm khoa học". Có lẽ lão í được bơm thổi nên ngộ nhận về mình, rồi ăn nói văng mạng.
Dám nói và nói đúng là hai việc khác nhau. Lẽ ra toạ đàm nên dành cho những cái đầu lạnh có lập luận chặc chẽ "biết địch biết ta" thì thằng Tàu mới sợ, còn không nó cười khẩy!
Xem clip, nhìn tướng chả gãi đầu, quơ tay, khoe biết nhiều chứng tỏ thiếu tự tin và bế tắc trước chủ đề của toa đàm.
Thợ cạo xem một đoạn đã phát chán, coi nữa cũng chả bổ ích gì ba cái màn tự sướng.
Xem clip, nhìn tướng chả gãi đầu, quơ tay, khoe biết nhiều chứng tỏ thiếu tự tin và bế tắc trước chủ đề của toa đàm.
Thợ cạo xem một đoạn đã phát chán, coi nữa cũng chả bổ ích gì ba cái màn tự sướng.
Không ít thanh niên có học của VN đang đánh đu với Đa cấp.
Nhìn vào đâu mà thấy nam thanh nữ tú quần là áo lượt, váy vest trang trọng như những doanh nhân thành đạt. Đang chùm nhum nói năng lịch sự lễ phép, miệng trơn như chạch nhanh như tép thì biết họ đang thả mồi bắt cá. Viễn cảnh đổi đời tới liền sát đít, chất lượng sống ăn ỉa đi lại phải từ ba sao trở lên. Tài năng thế hệ trẻ, tương lai Việt ở đấy chứ đâu!.
------------
Đa cấp đang tràn vào trường đại học cao đẳng như nấm độc.
Chỗ thân tình, mình nói với sắp nhỏ con cháu, tao thấy bọn mày lúc nào cũng rúc đầu vào Smartphone, thế có nâng cấp cái đầu không, Google để đâu? Ngu vừa thôi chứ, kiếm tiền phụ học ok thôi nhưng làm cái gì cũng phải tìm hiểu trước khi tham gia chứ. Già như tao mà nói cho tao biết: tên công ty, bán sản phẩm gì? 15 phút sau, tao sẽ cho biết chúng đang làm cái giống gì. Tao sẽ báo cho nhà trường và luôn cả công an, học không chịu học mà đi lừa lần nhau, đứa khóa trước dụ đứa khoá sau để gỡ vốn cái ngu, là sao?.
Hù thôi, chứ nhà trường, côn an thừa biết mà làm lơ hay nhiều quá dẹp không xuể?
Vật chất còn có bấy nhiêu, hồn ở đâu bây giờ!
Gạch thiệt chứ không phải phiên bản như ở bảo tàng thời đại. Hai viên gạch này thuộc khu văn phòng trường và cũng là khu nhà duy nhất còn tồn tại đến giờ phút cuối. Của một ngôi trường nhỏ ở tỉnh lỵ Kontum heo hút ngày xưa. Trường trung học Hoàng Đạo, sau 1975 đổi thành Phổ thông cơ sở Lý Tự Trọng, đã vậy nay người ta đập bỏ để làm Khu thương mại.
Thầy cô và học sinh cũ đều thương tiếc ngậm ngùi. Một bạn ở mãi Sài Gòn nảy sinh sáng kiến nhờ bạn cùng lớp ở Kon Tum lượm cho, rồi cất kỹ coi như kỷ vật. Ngẫm lại đi: học sinh vừa hồng vừa chuyên của nền giáo dục XNCN có nhớ và trân trọng nơi mình đã từng học như vậy không?...
Lúc nhỏ tôi đã ăn bom Mỹ, chứng kiến sự phi lý vô nhân của họ.
Nhà gọi tôi là thằng cu em.
Nhớ hồi nhỏ, lúc ấy chừng 6-7 tuổi. Quê tôi là thôn Ngọc Lãnh của xã Hoà Quang (sau này phong anh hùng) là nơi tranh chấp quyết liệt giữa hai bên, ngày Quốc gia đêm Việt cộng. Cha và anh vẫn ở đó, má dắt tôi đi thăm nhà người chị ở Kontum, về rồi thì sợ bom đạn và VC. Thành ra gia đình giống như chia đôi hai phe. Chiều chiều, má lên đường cái quan ngó về chốn cũ, nhớ thằng cu anh thiếu điều đứt ruột!
Nấn ná chờ đoàn tụ nên hai mẹ con phải ở lại thôn Nho Lâm, tá túc nhà bà Dì.
Đêm hôm trước đó, Cách mạng (dân quê không dám gọi là Việt cộng) đánh úp đồn Núi Sầm do đại đôi lính Quốc gia đóng giữ. Mờ sáng hôm sau, Cách mạng xâm nhập vào xóm, lính chắc biết còn dân và chính quyền không hề biết.
Má tôi đang tổ chức đổ bánh xèo thì hàng xóm dáo dác xầm xì. Chột dạ nên bảo: Cu em. con chạy ra chỗ hội đồng xã, coi ông cảnh sát còn đó không? (ý là còn đó thì chưa sao).
Thằng tôi nôn ăn bánh xèo, chạy vội đi nắm tình hình, về báo lại: Còn thấy ổng má à!
Thế là Má yên tâm, nói: Đúc bánh xong, ăn rồi mẹ con mình chạy, bỏ uổng lắm.
Mẹ con đang chùm nhum thì chỉ một lát, nghe tiếng máy bay phản lực gầm thét. Rồi bom nổ, đất trời rung chuyển, hãi hùng tột độ. Sợ bom thả xuống nhà, Má vơ vội cái túi xách và giỏ đồ, dắt con chạy ra. Ra khỏi nhà, thì bom nổ gần hơn, tai như ù đặc. Hai mẹ con rúc đại vào bụi tre. Má liên tục lâm râm khấn vái "Nam mô á Di đà Phật, cứu khổ cứu nạn Quan thế âm Bồ tát..."... Hỡ vừa dứt tiếng bom thì bật dậy, Má dắt mình chạy một đoạn. Vấp lên vấp xuống... Hết đường mòn truông tre thì ra đến mép cánh đồng. Băng đồng ruộng khô chạy tiếp. xa dần cái xóm. Cho đến khi cảm thấy khoảng cách khá an toàn mới dừng lại. Hú hồn hú vía! má con thở hồng hộc. Nằm giữa đồng ruộng cùng dân làng, ngó lên trời. Thấy máy bay bà già (L19) lượn lờ chỉ điểm mục tiêu bằng trái khói. Máy bay phản lực thì quần đảo, từ xa nhào xuống cắt bom, rồi vút lên. Thấy rõ mồn một, mỗi lần thả 2 trái bom to như cái thùng phi. Dưới con mắt trẻ thơ, hồi hợp và hấp dẫn, có điều tiếng phản lực gầm rít xé gió, gào rú nghe rất kinh khủng.
Đêm hôm trước đó, Cách mạng (dân quê không dám gọi là Việt cộng) đánh úp đồn Núi Sầm do đại đôi lính Quốc gia đóng giữ. Mờ sáng hôm sau, Cách mạng xâm nhập vào xóm, lính chắc biết còn dân và chính quyền không hề biết.
Má tôi đang tổ chức đổ bánh xèo thì hàng xóm dáo dác xầm xì. Chột dạ nên bảo: Cu em. con chạy ra chỗ hội đồng xã, coi ông cảnh sát còn đó không? (ý là còn đó thì chưa sao).
Thằng tôi nôn ăn bánh xèo, chạy vội đi nắm tình hình, về báo lại: Còn thấy ổng má à!
Thế là Má yên tâm, nói: Đúc bánh xong, ăn rồi mẹ con mình chạy, bỏ uổng lắm.
Mẹ con đang chùm nhum thì chỉ một lát, nghe tiếng máy bay phản lực gầm thét. Rồi bom nổ, đất trời rung chuyển, hãi hùng tột độ. Sợ bom thả xuống nhà, Má vơ vội cái túi xách và giỏ đồ, dắt con chạy ra. Ra khỏi nhà, thì bom nổ gần hơn, tai như ù đặc. Hai mẹ con rúc đại vào bụi tre. Má liên tục lâm râm khấn vái "Nam mô á Di đà Phật, cứu khổ cứu nạn Quan thế âm Bồ tát..."... Hỡ vừa dứt tiếng bom thì bật dậy, Má dắt mình chạy một đoạn. Vấp lên vấp xuống... Hết đường mòn truông tre thì ra đến mép cánh đồng. Băng đồng ruộng khô chạy tiếp. xa dần cái xóm. Cho đến khi cảm thấy khoảng cách khá an toàn mới dừng lại. Hú hồn hú vía! má con thở hồng hộc. Nằm giữa đồng ruộng cùng dân làng, ngó lên trời. Thấy máy bay bà già (L19) lượn lờ chỉ điểm mục tiêu bằng trái khói. Máy bay phản lực thì quần đảo, từ xa nhào xuống cắt bom, rồi vút lên. Thấy rõ mồn một, mỗi lần thả 2 trái bom to như cái thùng phi. Dưới con mắt trẻ thơ, hồi hợp và hấp dẫn, có điều tiếng phản lực gầm rít xé gió, gào rú nghe rất kinh khủng.
Giờ ngẫm lại tại sao ném bom như vậy.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)