Nhà gọi tôi là thằng cu em.
Nhớ hồi nhỏ, lúc ấy chừng 6-7 tuổi. Quê tôi là thôn Ngọc Lãnh của xã Hoà Quang (sau này phong anh hùng) là nơi tranh chấp quyết liệt giữa hai bên, ngày Quốc gia đêm Việt cộng. Cha và anh vẫn ở đó, má dắt tôi đi thăm nhà người chị ở Kontum, về rồi thì sợ bom đạn và VC. Thành ra gia đình giống như chia đôi hai phe. Chiều chiều, má lên đường cái quan ngó về chốn cũ, nhớ thằng cu anh thiếu điều đứt ruột!
Nấn ná chờ đoàn tụ nên hai mẹ con phải ở lại thôn Nho Lâm, tá túc nhà bà Dì.
Đêm hôm trước đó, Cách mạng (dân quê không dám gọi là Việt cộng) đánh úp đồn Núi Sầm do đại đôi lính Quốc gia đóng giữ. Mờ sáng hôm sau, Cách mạng xâm nhập vào xóm, lính chắc biết còn dân và chính quyền không hề biết.
Má tôi đang tổ chức đổ bánh xèo thì hàng xóm dáo dác xầm xì. Chột dạ nên bảo: Cu em. con chạy ra chỗ hội đồng xã, coi ông cảnh sát còn đó không? (ý là còn đó thì chưa sao).
Thằng tôi nôn ăn bánh xèo, chạy vội đi nắm tình hình, về báo lại: Còn thấy ổng má à!
Thế là Má yên tâm, nói: Đúc bánh xong, ăn rồi mẹ con mình chạy, bỏ uổng lắm.
Mẹ con đang chùm nhum thì chỉ một lát, nghe tiếng máy bay phản lực gầm thét. Rồi bom nổ, đất trời rung chuyển, hãi hùng tột độ. Sợ bom thả xuống nhà, Má vơ vội cái túi xách và giỏ đồ, dắt con chạy ra. Ra khỏi nhà, thì bom nổ gần hơn, tai như ù đặc. Hai mẹ con rúc đại vào bụi tre. Má liên tục lâm râm khấn vái "Nam mô á Di đà Phật, cứu khổ cứu nạn Quan thế âm Bồ tát..."... Hỡ vừa dứt tiếng bom thì bật dậy, Má dắt mình chạy một đoạn. Vấp lên vấp xuống... Hết đường mòn truông tre thì ra đến mép cánh đồng. Băng đồng ruộng khô chạy tiếp. xa dần cái xóm. Cho đến khi cảm thấy khoảng cách khá an toàn mới dừng lại. Hú hồn hú vía! má con thở hồng hộc. Nằm giữa đồng ruộng cùng dân làng, ngó lên trời. Thấy máy bay bà già (L19) lượn lờ chỉ điểm mục tiêu bằng trái khói. Máy bay phản lực thì quần đảo, từ xa nhào xuống cắt bom, rồi vút lên. Thấy rõ mồn một, mỗi lần thả 2 trái bom to như cái thùng phi. Dưới con mắt trẻ thơ, hồi hợp và hấp dẫn, có điều tiếng phản lực gầm rít xé gió, gào rú nghe rất kinh khủng.
Đêm hôm trước đó, Cách mạng (dân quê không dám gọi là Việt cộng) đánh úp đồn Núi Sầm do đại đôi lính Quốc gia đóng giữ. Mờ sáng hôm sau, Cách mạng xâm nhập vào xóm, lính chắc biết còn dân và chính quyền không hề biết.
Má tôi đang tổ chức đổ bánh xèo thì hàng xóm dáo dác xầm xì. Chột dạ nên bảo: Cu em. con chạy ra chỗ hội đồng xã, coi ông cảnh sát còn đó không? (ý là còn đó thì chưa sao).
Thằng tôi nôn ăn bánh xèo, chạy vội đi nắm tình hình, về báo lại: Còn thấy ổng má à!
Thế là Má yên tâm, nói: Đúc bánh xong, ăn rồi mẹ con mình chạy, bỏ uổng lắm.
Mẹ con đang chùm nhum thì chỉ một lát, nghe tiếng máy bay phản lực gầm thét. Rồi bom nổ, đất trời rung chuyển, hãi hùng tột độ. Sợ bom thả xuống nhà, Má vơ vội cái túi xách và giỏ đồ, dắt con chạy ra. Ra khỏi nhà, thì bom nổ gần hơn, tai như ù đặc. Hai mẹ con rúc đại vào bụi tre. Má liên tục lâm râm khấn vái "Nam mô á Di đà Phật, cứu khổ cứu nạn Quan thế âm Bồ tát..."... Hỡ vừa dứt tiếng bom thì bật dậy, Má dắt mình chạy một đoạn. Vấp lên vấp xuống... Hết đường mòn truông tre thì ra đến mép cánh đồng. Băng đồng ruộng khô chạy tiếp. xa dần cái xóm. Cho đến khi cảm thấy khoảng cách khá an toàn mới dừng lại. Hú hồn hú vía! má con thở hồng hộc. Nằm giữa đồng ruộng cùng dân làng, ngó lên trời. Thấy máy bay bà già (L19) lượn lờ chỉ điểm mục tiêu bằng trái khói. Máy bay phản lực thì quần đảo, từ xa nhào xuống cắt bom, rồi vút lên. Thấy rõ mồn một, mỗi lần thả 2 trái bom to như cái thùng phi. Dưới con mắt trẻ thơ, hồi hợp và hấp dẫn, có điều tiếng phản lực gầm rít xé gió, gào rú nghe rất kinh khủng.
Giờ ngẫm lại tại sao ném bom như vậy.
Từ TX Tuy Hoà đi thôn Nho Lâm khoảng cách có 8 cây số, đi xe 15 phút là tới. Đồn Núi Sầm ở xã Hoà Trị nằm giữa, án ngữ phía Tây Thị xã. Cái đồn bé tẹo, thấp lè tè bị đánh úp ấy, dẫn đến Mỹ ném bom vào thôn lại có vai trò rất quan trọng. Vì VNCH để mất nó thì có nguy cơ mất xã Hoà Quang, VC có thể uy hiếp luôn xã Hoà Định giáp đó. Mặt khác là tiền đồn án bảo vệ từ xa cho Thị xã.
Cái vụ ném bom vô nhân phi lý ấy thật là khó hiểu, với Mỹ và cả VNCH. Nơi dân sống có chính quyền hợp pháp đâu phải vùng oanh kích tự do, vậy mà họ cho máy bay ném bom thẳng vô. Cũng chẳng dành thời gian cho dân rút chạy. Thôn có rất nhiều tre, dày đặc che khuất tầm nhìn, VC vào thì từ trên cao, phi công biết họ ở đâu mà ném bom tùm lum như vậy. Rốt cục, nhà cửa trúng bom tan hoang, chết một số dân và trâu bò, không nghe chết đối phương nào. VC xâm nhập đâu nhiều, mười mấy người là cùng, cũng chả biết họ ở đâu trong thôn làng trải rộng.
Sau 1975, cả gia đình về lại quê thôn Ngọc Lãnh thì cảnh tượng hỡi ôi ! Cái nhà bị cháy còn trơ trọi cái nền, cây cỏ mọc um tùm. Cái đám ruộng nhỏ ngay trước nhà có hai sào đất (1.000 m2) thì đâu chừng hai chục lỗ pháo nổ, cái cái cạn cái sâu. Thời ấy, cứ hễ có VC vài người, bạn đêm nghe chó sủa thì pháo ở TX Tuy Hoà bắn câu lên trúng đâu thì trúng. Thử hỏi, nếu con người vẫn bám trụ quê cha đất tổ thì chắc chết dần chết mòn, không còn ai.
Mỹ vào đâu, nước đó tan hoang!
Mỹ đổ tiền của vào, không phủ nhận đời sống của dân nơi đó có khá hơn. Nhưng hỡ nơi đâu có đối phương thì bom đạn Mỹ tới liền, dân chạy không kịp thì đối phương chết 1, dân chết 3.
90% Nhà cửa, công trình ở nước đó bị tàn phá tan hoang vì bom đạn Mỹ.
90% Dân chết, thường tật vì bom đạn Mỹ trong chiến tranh và còn sót lại sau hoà bình.
Chính vì vậy mà ở Việt Nam dẫn đến không ít dân vùng quê ngã theo, tiếp tay cho VC. Nên VC thắng chung cuộc không chỉ nhờ do bạo lực. Cuộc chiến kết thúc nhưng để lại hậu quả lâu dài, lòng người ly tán...
Mỹ đổ tiền của vào, không phủ nhận đời sống của dân nơi đó có khá hơn. Nhưng hỡ nơi đâu có đối phương thì bom đạn Mỹ tới liền, dân chạy không kịp thì đối phương chết 1, dân chết 3.
90% Nhà cửa, công trình ở nước đó bị tàn phá tan hoang vì bom đạn Mỹ.
90% Dân chết, thường tật vì bom đạn Mỹ trong chiến tranh và còn sót lại sau hoà bình.
Chính vì vậy mà ở Việt Nam dẫn đến không ít dân vùng quê ngã theo, tiếp tay cho VC. Nên VC thắng chung cuộc không chỉ nhờ do bạo lực. Cuộc chiến kết thúc nhưng để lại hậu quả lâu dài, lòng người ly tán...