Tim thông tin blog này:

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2020

Chuyện vũ thoát y ở đình thần.

Sau năm 1968 (năm Mậu Thân) các đoàn hát chuyển dịch về nông thôn … có khi hát ở Nhà lồng chợ, có khi ở Đình. Hay hay dỡ gì không biết, vẫn phải có màn phụ diễn Vũ thoát y, không có thì ế, còn Vũ hay hay dỡ không sao, có Vũ là được, vì đa số khán giả là thanh niên. Thời ấy nông thôn buồn lắm quí vị ạ ! Ngày nào cũng nhìn thấy máy bay quân sự bay ngang bầu trời, tiếng đại bác ầm ì từ xa …. Điện đóm không có, vài ba chục nóc gia có được 1 cái tivi 14 inchs trắng đen, sử dụng bằng bình ắc cuy, chỉ tối thứ bảy có tuồng cải lương hàng tuần mới kéo lại xem .
Năm ấy 1973, bọn chúng tôi mua giàn đoàn hát Thái Dương 3, về hát tại đình An Hòa (Xã Hòa Bình cũ, bây giờ là ấp An Mỹ, xã Hòa An, huyện Chợ Mới , tỉnh An Giang), vì hát trong đình, có màn phụ diễn Vũ thoat y thì phải thông qua Ban Tế Tự đình. Bác Năm Lương (lúc ấy trên 70 tuổi, còn tráng kiện), cương quyết không cho, vì đây là nơi thờ Thần, chốn linh thiêng … đã mua giàn xong, nếu không có màn phụ diễn nầy : LỖ LÀ CÁI CHẮC. Tranh thủ sáng sớm hôm sau uống cà phê, chúng tôi mời hết các vị trong Ban Tế Tự để thuyết phục …. Năn nỉ gần gãy lưỡi, sau cùng Ban Tế Tự đồng ý phương án : Lấy 1 tấm màn lớn (cái nầy đoàn hát nào cũng có sẳn), che bít ngang cái bàn Thần lại, ràng buộc cẩn thận … chỉ chừa lại phần sân khấu và khán giả xem hát ……. Thở phào, nhẹ nhỏm .
Khi rao bảng hát, anh rao bảng phải nhấn mạnh có phụ diễn Vũ thoát y .
Vé hát có 2 loại : Loại ghế ngồi thì có số ghế hẳn hoi, hạng nhất, nhì , ba . Loại đứng thì bán vé không hạn chế ….
Thời đó chúng tôi cũng còn trẻ, từ 20 đến 25 tuổi , cũng háo hức với màn phụ diễn nầy.

Năng lực share bài kinh hoàng!

Có anh chàng là thầy dạy ĐH ngân hàng, ảnh viết bình luận thì ít thôi còn share bài thì như Mỹ bắn tên lửa Tomahawk. Hơn Mỹ ở chỗ: Mỹ bắn theo chiến dịch còn ảnh bắn đều chi, bấm nút bất kỳ lúc nào, thượng vàng hạ cám, trúng đâu thì trúng.
Mỗi phút bắn một phát, có khi một phút 4 phát, có khi một giờ nện tới 15 phát... Nghề ngân hàng mà, rất chỉn chu, giờ giấc đâu ra đó, cà phê ăn sáng xong là quất tới đúng nữa đêm nghỉ, chắc là ôm vợ ngủ, không thì vợ, nó bỏ thí mịa! Sáng hôm sau làm nhà báo điểm tin tiếp. hehe.
Thế giới mạng muôn màu muôn vẻ, lắm chiện vui !.

Thợ cạo cướp công văn chương của người khác.

Chiện giờ mới khai ra:
Kiếm xiền nhậu chứ hổng cướp tiếng tăm của ai nha, ghi tên tác gỉa đàng quàng!
Số là lão chơi với ông bạn nhà báo phụ trách biên tập ở một tờ báo mạng của bộ và phụ trương báo giấy mì ăn liền. Bạn gợi ý ông tham gia mí tui cho vui, ông phụ trách được đấy, cái mục nhỏ gọn thôi là điểm tin và bình lưng ngắn thời sự xã hội đang nóng. Lão bảo: tui xà bát đâu có nghiêm túc chiện gì mà làm nhà páo hở ông!.. Rôi bạn gợi ý: tui thấy trên blog Th09 của ông có mấy bài hay, có lý lắm, ông biên tập chữ nghĩa rồi quăng cho tui lên báo. Đang khô máo hổng có tiền để nhậu đàn đúm với bạn bè, thế là lão mần đại. Gặp bài ngắn thì sửa dăm chữ là ok, luộm thoai ! Gặp bài dài phải đăng nhiều kỳ, dò mệt thí mịa, sửa không đạt ý và hấp dẫn, bạn già phải nhảy dô giúp. Đâu chừng 5-7 số báo, thư ký toà soạn chuyển tiền cho lão, ông bạn không chấm mút đồng nào.
Nội dung là ba câu chuyện: oánh nhau với quân Kh'mer Đỏ, rồi cách đánh máy bay B52 Mỹ, 1-2 chuyện vui ngày xưa ở miền Nam. Lão ấn tượng đặc biệt là chuyện người đầu tiên tham gia bảo vệ biên giới Tây Nam, ngay sát sau ngày 30/4 ở An Giang. Có những chi tiết hào hùng, căm thù và ghê rợn... Mình nói với bạn: chuyện này mà dựng thành phim thì bá cháy vì nó rất thật, rất sống động, nhiều hình tượng, hấp dẫn lắm ông ạ! Thế nhưng rất tiếc là không, không hiểu vì sao mà không ai đó quan tâm...
Ở xa nên mình không thể truy tìm về quê tác giả để giao lưu - đó là anh sinh viên học hành dở dang về quê, bắt buộc phải làm du kích cầm súng bảo vệ quê hương. Nhân đây, Thợ cạo chân thành cảm ơn hai tác giả không quen biết và một có quen. Cảm ơn ông bạn già đã tiếp tay nhiệt tình cho Cạo "chôm chỉa". hehe.

Còn đâu cái thành Hồ của người Chăm ở quê tôi.

Tổng diện tích chỉ sau kinh đô Đồ Bàn ở Bình Định, mỗi cạnh của nó dài trên cây số. Nay chỉ còn những gờ đất bờ thành đổ nát hoang phế, thấp thoáng dưới vườn cây của người dân.
Hình Phuot.vn


Bụt nhà không thiêng chăng?

Gành đá dưới là chứng tích cho thấy rằng đồng bằng Tuy Hoà (3 huyện), vựa lúa lớn nhất của miền Trung, khi xưa là biển. Nó chỉ cách TP Tuy Hoà hơn 7 cây số thôi nhưng mình tin là nhiều người Phú Yên chưa từng biết nó, ngay cả người có đi ngang qua cũng chưa chắc đã ghé vào.

Người tự phụ không phải là năng lượng tích cực.

Trường hợp tay bs 4Sang, đang khủng hoảng tâm lý trước búa rìu dư luận là một ví dụ. Anh ta có fan hâm mộ cực nhiều, nói đâu fan cuồng vâng đó, thành ra huyễn hoặc mình. Đa số bình luận, về lý chẳng sai nhưng tự coi lời mình là chân lý, kim chỉ nam cho mọi người, cấm cãi, ai cãi là block.
Kết bạn với người ta nhưng không cho người ta tranh luận nên họ đâm ra chỉ trích ở chỗ khác. Anh tài, anh giỏi đã đành nhưng chỉ muốn làm cha thiên hạ, tự chuốc lấy kẻ thù thì năng lượng tích cực nỗi gì?


Phần thưởng cho lính Mỹ khi chiến đấu tại Việt Nam

(Phùng Hải Đan)

Gặp "con cọp cái Campuchia"!

Sau trận sốt rét đến độ chập mạch khùng điên, người tôi lơ lửng, vừa hưng phấn vừa bất cần đời. Nghe Đội trưởng công tác xã Siembok kêu Tỉnh cấp phát nhu cầu cho Đội chậm trễ, thủ tục nhiêu khê. Nên tôi đi cùng một chuyến với Bạn lên thị xã Stung Treng để tìm hiểu cho ra chuyện, nhân tiện có việc về cơ quan Đoàn bộ đơn vị.
Đội công tác chèo thuyền ngược dòng Mê Kông hơn một buổi thì tới Thị xã. Tôi theo anh Khùm đội trưởng cầm giấy tờ vào Uỷ ban tỉnh để nhận lương, gạo và nhu yếu phẩm. Găp Chánh văn phòng, một phụ nữ trạc ngoài 30 tuổi, tướng không thân thiện. Tôi nhận ra là người mình có biết nhưng không quen thời còn ở cơ quan Đoàn bộ. Cô ta thấy có bộ đôi Việt Nam đi cùng nên tỏ vẻ khó chịu. Xoay quanh công việc giao nhận, lời qua tiếng lại... Cô ta xổ một tràng bằng tiếng Việt, bắt bẻ hạch sách tôi: Anh là ai, ở đâu mà xộc vào đây? Ăn mặc lôi thôi lếch thếch thế kia, tác phong quân đội VN vậy à? Tôi nóng máu to tiếng đốp chát lại: Tôi là... chuyên gia xã, tôi đi theo Đội đến đây vì thủ tục... Chị nói ai mất tư thế tác phong quân đội, tôi mặc cái áo xanh dân sự bạc màu này, quân phục... không đầy đủ là do ai, vì ai?... Chị là cái thá gì..., tôi không lạ gì chị đấy! - Chạm nọc, cô ta chửi tràn: Mày như thằng chồng tao... Tao lạ gì một giột cái giống Việt Nam nhà mày... - Chạm đến tự ái dân tộc, tôi nổi điên, thế là cãi vã tay đôi ì xèo ... Xong!
Sau khi nhận hàng rồi, Đội bạn chất đầy lên thuyền xuôi dòng về lại xã. Tôi giận cành hông nên đi gặp Phó đoàn chuyên gia tỉnh phản ánh vụ việc và cho là: cô ấy có tư tưởng dân tộc cực đoan, các anh coi lai. Anh Sanh chả ngạc nhiên, bình thản bảo: Cô ta thường ngày đã khó chịu, hôm qua lại cãi lộn với thằng chồng nên nó mới vậy... Tui nghe chú nhưng phần chú cũng nên thông cảm đi.

Làm quan mấy ai được như tui nè


Người nói mình quên tên, nhớ là dân Sông Cầu, E142 F315

Giáo phái hâm mộ Cô Vi hãy coi lại tư cách của mình đi !

Thầy giáo bán 20 cái khẩu trang cho HS, lời có 10 ngàn đồng mà cả nước biết tên, nhà trường kiểm điểm. Họ có coi danh dự của thầy cô ra cái gì đâu! Xem qua, biết giáo viên nghèo nên đành muối mắt bán cho học sinh của mình. Báo chí, ban giám hiệu, những người thuộc giáo phái hâm mộ Cô Vi mệnh danh vì cộng đồng không thể chà đạp lên nhân phẩm con người.

Tìm kiếm Blog này