Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2020

Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam là nơi ông có bí danh 21 xuất thân từ ấy.

"VASS có hơn 700 cán bộ có học hàm giáo sư, phó giáo sư, học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ, thạc sĩ. Năm 2015 tổng chi ngân sách nhà nước cho viện này là 504,5 tỉ đồng, tương đương 22,6 triệu USD. Nếu tính cả quá trình 5 năm từ 2011-2015, tổng số công bố ISI của viện là 22 bài, một thành quả chỉ tương đương con số bài báo khoa học tối thiểu để được bổ nhiệm giáo sư ở Malaysia."
TC- Tên viện mà không thèm viết hoa đầu chữ, cho thấy Báo coi thường họ như thế nào!.

Ai dẫy, thầy pháp này chống dịch chắc ôke?


Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

Trầm hương - truyện ngắn của Nguyễn Trí

Tìm trầm, dân chuyên nghiệp gọi lóng là đi “địu”. Địu là gì? Tại sao phải gọi muối là “diêm” và gạo là “mễ’’? Tại sao phải gọi “xuôi” hoặc “ngược” ngàn mà không gọi đi - về? Điều nầy thuộc bí ẩn của rừng xanh núi bạc. Muốn đi địu, tiêu chuẩn đầu tiên là ít nhiều biết võ, nếu không muốn nói là phải giỏi.
 Đã lên rừng - rừng cao - phản xạ không nhanh, tai mắt không tinh tường rất dễ bỏ thây lại cao xanh. Thâm u có nghìn vạn hiểm nguy không lường nổi. Hùm, beo, rắn, rết luôn chực chờ trên lối đi qua. Sự nhanh nhẹn là một tất yếu không thể thiếu, nó giúp ta lên đỉnh cao nhanh hơn. Len lỏi cả ngày trong mịt mùng không chấp nhận sự chậm chạp. Chỉ có người giỏi võ mới đương đầu được với “nghìn thước lên cao, nghìn thước xuống” và “khúc khuỷu dốc thăm thẳm”. Tìm trầm, một bầu trong con số bốn người chỉ đi, đi và đi. Dừng chân trong một điếu thuốc rê quấn kèn là hết. Giỏi võ còn giúp ta chống lại sơn tặc. Rừng cũng như biển, mạnh được yếu thua. Những giang hồ máu lạnh phục dân địu trên đường về lột sạch cả dó kiến, nói chi đến kỳ. Không giỏi võ, đừng có lên đường.

Tại sao người ta nói “Ngậm ngải tìm trầm”

Xin phép được trích lại bài viết rất hay và đầy đủ của 1 anh khách hàng ViP rất tâm huyết với Trầm Hương. Mọi người đón đọc cho biết thêm tại sao có người ta nói “Ngậm ngải tìm trầm” nghề trầm nghề gian lao vất vả & nguy hiểm lắm
Tôi xin được trích:
“Người Khánh Hòa, nhất là người đi địu, tin rằng trầm hương là của Bà Thiên Y A Na. Bà cho ai thì người ấy được. Bằng Bà không cho thì dù đứng một bên cũng không tìm thấy. Có đôi kẻ có phước, không cố tâm đi tìm mà tự nhiên bà cho hưởng lộc.
Bởi vậy trước khi đi tìm trầm, người đi địu phải dâng lễ cầu khấn Bà, và trong những rừng nào có nhiều cây gió đều có miếu có am thờ Bà do những người đi địu lập, để tiện việc cúng kính trước khi nhập lâm.
Người đi địu toàn là đàn ông vì đàn bà một là không thể xông pha nơi rừng sâu núi thẳm, hai là người nhà nghề tin rằng trầm hương kỵ khí âm.
Bởi dẫn thân vào nơi nguy hiểm, người đi địu rất thận trọng. Ngày ra đi phải lựa chọn kỹ càng. Chẳng những là ngày lành mà còn phải hạp với người cầm đầu tục gọi là Địu Bầu.
Mỗi Ðịu Bầu có một tốp riêng và mỗi tốp có một khẩu hiệu riêng để biết được đi và về ra khỏi trùng đường cùng các tốp khác.
Ði tìm trầm phải đi lâu ngày và phải vào sâu trong rừng trong núi. Nên ngoài lương thực chuẩn bị đầy đủ, người đi địu phải mang theo thuốc trừ lam chướng, trị bệnh hiểm nghèo và phòng rắn rít. Thuốc đó gọi là Ngải.
Ngải là một loại thảo giống như cây nghệ cây huỳnh tinh, cao chừng một thước, củ giống như củ riềng, bên trong hơi vàng và bay mùi long não.

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020

"Ông đi nhậu tình nghĩa,

mài thả ra ngay không, thủng chim ông chém cả họ nhà mài"


Hồi nhỏ coi Mỹ chơi đĩ như gà đạp mái!



Ngày trước, mấy thằng nhóc cùng lớp tụi mình hay ra sông Dakbla KT tắm và đùa nghịch. Thường thấy từng tốp, 5.7 anh lính Mỹ chạy xe ra bờ sông để đổ đạn dược thừa, rửa xe và xúc cát về làm công trình. Các chị đĩ đến bán bia, nước ngọt và phục vụ tình dục tận nơi. Các chị mặc đồ bikini hai mảnh mỏng tanh, có chị chơi màu trắng, lập lờ "hoa bướm". Lượn qua lượn lại rồi mấy chĩ áp hàng vô người mấy anh lính. Lính sao chịu nổi. ặc. thế là 2 bên xí lô xí lào ra dấu giá cả, ok xong là dìu di. Nơi "đạp mái" đâu xa, cách chừng 10,10 mét. Họ lấy bao cát quây tạm 3 mặt làm chỗ bụp xẹt. Cứ vậy người ra, kẻ vô... làm một choác xong, tiếp tục công việc.
Còn mấy thằng nhóc chim mới ra ràng thì... ôi thôi khỏi nói! Có lần, mấy đứa còn bạo gan, bò men theo bờ cát đến tận nơi để coi họ làm cái giống gì. hehe.
Mỹ mà, rất đơn giản, đúng với câu "giải quyết nhu cầu sinh lý". Xem cái hình minh hoạ dưới, tuy nhà cửa xập xệ nhưng còn đỡ hơn cảnh màn trời chiếu đất nói trên.

Bình quân về quân nhân Mỹ tham chiến ở VN


Hảo. hảo!

Mùa dịch Covid 19

Hãy bỏ ra 8 phút để nghe PTT Vũ Đức Đam nói!

Nếu bạn chưa nghe, hãy bỏ ra 8 phút để nghe PTT Vũ Đức Đam nói!
Dù bạn không tin bất kỳ và thường chỉ trích những phát ngôn của Lãnh đạo nhưng trước nạn dịch Covid-19 lần này, bạn hãy bình tâm lắng nghe người có trách nhiệm nói. Chỉ 8 phút thôi để hiểu những vấn đề then chốt trước nguy cơ dịch bênh lan rộng và các biện pháp đối phó của Chính phủ. Có thể bạn cho rằng ông ta nổ thì bạn hãy thử đặt mình vào vai trò đó, liệu nói khác không?

Ngẫm về cái danh ở thời Internet.

Mỗi người có vai trò nhất định trong thời gian nào đó, hoàn thành nhiệm vụ "lịch sử" là xong. Cái danh chả là gì. Với bất kỳ ai, nó cũng tồn tại rất ngắn. Nếu không theo kịp thời đại, thay đổi nhận thức, cố bám lấy tư duy cũ mà chém gió thì sẽ thành người hoang tưởng, ăn mày dĩ vãng.
Cái danh, có chăng còn tồn tại trong lòng mấy ông lẩm cẩm và đám trẻ trâu mù quáng. Cuộc sống luôn nghiệt ngã rạch ròi, trước tung hô ngọn cờ đầu, sau coi như giẻ rách vứt vào sọt rác, đừng thấy vậy mà buồn. Có ngựa già còn máu, có ngựa non đá như già.
Bỏ qua đảng "muôn năm". Bình tâm nhìn lại: không ít những người đấu tranh cho tự do dân chủ, mà thấy. 5-10 năm về trước khác, nay thì kẻ bay, người tuột xích, đài rè... Thế hệ mới có tư duy và góc nhín mới sẽ tiếp bước, vậy thôi

Tìm kiếm Blog này