Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Quan chức mà nói như bà tám!

Ông Trần Quang Thảo, chủ tịch UNND Q.8, TP.HCM nói: Có 4 hộ người Chăm yêu cầu Ban chỉ đạo cung cấp trái cây là táo Newzeland và nho Mỹ, gây khó khăn cho Quận.
Nếu như chính quyền không ghi âm lời nói của họ thì thành ra vu khống xúc phạm công dân. Cho dù có thật thì nó là trường hợp cá biệt không nên nói. Chính quyền có nhu yếu phẩm thiết yếu gì thì cung cấp cho dân cách ly cái đó, không bắt buột. Ông nói như vậy, có thể gây dân mất đoàn kết với nhau, khơi mào cho dư luận đố kỵ giàu nghèo, tôn giáo.

Bí kíp làm nên thương hiệu rượu xoài của lính ở K

Một anh xin dân đâu được dăm trái xoài tượng đã chín, xếp vào thùng đạn AR-15, xong đổ vào một ký đường. Vác về lập công với anh em. Nghĩ đường sẽ thấm vào xoài, ăn vậy mới đã, vừa cung cấp năng lượng vừa bổ sung vitamin. Ai dè do đi đường xa mất mấy ngày lại gặp thời tiết đang nóng nữa. Cái thùng đạn có ron cao su kín mít, xoài chín gặp đường lên men, tích khí ga nên cái thùng đạn nó phình. Anh em háo hức chờ thưởng thức món lạ. Nhưng cái thùng đạn phình bụng, ép chặc hai pát khoá, lính không mở được. Đục phá ra thì sợ nó nổ banh mất ăn. Cả bọn hì hục dùng dao cạy mãi mới được, cho hơi xì ra từ từ. Mở nắp, nhìn vào thùng, thấy xoài vàng ươm, xâm xấp nước đỏ vàng sóng sánh, mùi rượu bốc lên ngào ngạt.
Thử hơi gắt cổ nên anh em pha thêm một ít nước vào cho đỡ ngọt và cho đủ cả bọn uống chung. Người thì dùng chén, người thì lấy muỗng múc, vừa nước vừa cái, những quả xoài nát ủng tọng vào mồm trơn tuột. Nó có vị ngọt của đường, có hương thơm man mác của xoài, có khí ga nồng sực, có vị đắng khét của thuốc đạn. Quất một tăng, men rượu thấm vào làm cho khuôn mặt ai nấy cũng hồng hào, nói cười vui vẻ. Nhằm lúc tình hình chiến sự yên tĩnh, giải quyết nó xong, cả bọn ngồi tán dóc, uống nước chè và hút thuốc lào. Tiếng điếu cày không ngừng sòng sọc vang lên.

Cách chức trong quá khứ...


Ngưng xuất khẩu gạo cần tính sát thực tế.

Chính phủ dựa vào báo cáo phỏng đoán của các địa phương, chắc gì họ nắm được trữ lượng trong dân. Nếu đó là chiêu làm giá với nước nhập khẩu thì ok. Còn bảo vì bảo đảm an toàn lương thực quốc gia thì tại sao nông dân nghèo phải lo cho cả nước, ai lo cho người nông dân? Tui tin: giả như lâm vào cảnh thiếu lương thực, người có của không chết còn người nghèo cũng chả chết ở một nước nông nghiệp như VN. Họ sẽ tự bươi móc và đùm bọc nhau mà sống.

Cách ly, có đáng phải "vì nhân dân quên mình" hay không?

Tại sao nhà nước ưu ái coi họ như thượng đế!
Những người mà chính quyền đưa vào các khu cách ly, hầu hết là giới có tiền, người thì xuất khẩu lao động, người thì học tập, công tác ở nước ngoài trở về. Ngoài việc chăm sóc y tế còn được nhà nước tạo điều kiện sinh hoạt vui chơi giải trí, được cung cấp thức ăn đồ uống đầy đủ. So với gia đình người lao động chân tay đang ở ngoài, mơ cũng chưa có được! Nhu cầu thiết yếu như vậy là quá đủ. Chỉ 14 ngày thôi vậy mà người thân họ ở bên ngoài còn tiếp tế cho con em hàng thùng thùng đồ, đủ thứ tiện nghi khác. Ăn, dùng thừa mứa, lẽ dĩ nhiên phải xả rác, lại phải huy động người phục vụ gom dọn.
Hiểu ý nhà nước muốn tạo điều kiện tốt nhất để người ta không ngại ngần trong việc cách ly. Nhà nước Việt Nam được tiếng thơm từ nhân dân và nước ngoài khen ngợi. Nhưng làm vậy là quá đáng, thành gánh nặng đối với một nước nghèo. Hàng hoá từ ngoài vào liên tục với khối lượng lớn, tiếp xúc giữa người bên trong và bên ngoài thì ai dám chắc kiểm soát chặc an toàn, không bị lây nhiễm. Biết đâu, chỉ một người thôi thì hàng ngàn khác bị theo, nơi cách lý biến thành ổ dịch.
Trong khi đó bộ đội, dân quân, nhân viên y tế phải nhường chỗ cho họ, ăn uống vội vàn, bạ đâu ngủ đó.
Thử hỏi, gỉa như người bị lây nhiễm, người phải chịu cách ly tăng lên từng ngày thì chỗ đâu chứa cho hết, nhân viên y tế đâu cho đủ. Nó tăng cấp số cộng còn đỡ nếu tăng cấp số nhân thành bùng phát dịch thì sao, tài lực cỡ VN có chịu nổi không?

Mùa dịch - Ông trời ơi ông bất công lắm..


Hình dành cho quan nhớn.


Dịch có gì mà ghê, đừng có nghe lung tung!

Đơn giản ai cũng làm được, chỉ cần:
- Hạn chế ra ngoài, mang khẩu trang cách người khác 2 mét.
- Đi ra ngoài về: bỏ khẩu trang dùng rồi, rửa tay, thay quần áo.
- Súc họng bằng nước muối ngày 3 lần và sau khi đi về.
Ngoài ra:
Chỉ theo khuyến cáo của ngành y tế. Uống thêm nước, ăn thêm rau củ quả gia vị, có tăng cường sức đề kháng hay không cũng không hại gì. Vậy thôi !.
(BS Cạo)



Ý tưởng tuyệt vời, Việt Nam hãy sẵn sàng cho sinh viên y khoa

năm cuối tốt nghiệp, bỏ qua giai đoạn thực tập nếu tham gia chống dịch.
____________

Bốn trường Đại học Y khoa thuộc hệ thống Đại học Y Boston ở tiểu bang Massachusetts, đang chuẩn bị cho một hành động ngoại lệ chưa từng có trong lịch sử: Sẽ tổ chức tốt nghiệp cho các sinh viên Y khoa năm thứ 4 trong tháng 4 này và cho phép họ nộp đơn lấy bằng hành nghề của tiểu bang - bỏ qua thời gian thực tập từ 3 đến 7 năm theo truyền thống và luật lệ đã có từ trước đến giờ.

Đề nghị nêu trên được Bộ trưởng Bộ Y tế và Dân sinh của tiểu bang, Marylou Sudders, đưa ra và đã được các Trưởng khoa (hay viện trưởng - Deans) của cả 4 trường đồng ý.

Vì sao dân Mỹ thiếu khẩu trang nghiêm trọng?

- Vì trước đó dân Mỹ hiếm người mang KT nên nhu cầu rất ít

- Vì Mỹ là nước tiệu thụ chứ không phải sx khẩu trang

- Vì bị dân mũi tẹt ở bển gom đem về bán ở cố hương

- Vì sx không kịp do vải may phải nhập từ Trung Quốc

(TC hóng)

Tìm kiếm Blog này