Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2020

Ấn tượng của tôi về các dân tộc mình từng tiếp xúc ở CPC

(nói gọn chưa hẳn đúng)
Người Kh'mer cư trú tại chỗ thận thiện hơn người từ vùng dưới đồng bằng lên.
Người gốc Hoa sợ sệt, xun xoe bợ đỡ chỉ huy và bộ đội để yên thân buôn bán làm ăn.
Người gốc Việt, số ít sợ địch trả thù nên che giấu thân phận, đa số xảo, ranh mảnh.
Người DT thiểu số nghèo nhất, ít nói, gần gũi, họ là chỗ dựa cho bộ đội VN đánh địch.
Ở CPC gần 7 năm, mình không chơi thân với bất kỳ gia đình người Việt nào vì không thích tích cách của họ tuy đồng cảm với nạn nhận của chế độ Kh'mer Đỏ.

Tôi nghĩ gì nhân ngày 27/7.

Ngoài việc tưởng nhớ đồng đội hy sinh, ban bè chung lưng đấu cật quần nhau với địch. Tôi nghĩ đến ngày xưa, lũ chúng tôi ốm o gầy mòn, phần nhiều cân nặng chừng 40 kg nên đội mũ cái đầu lọt thỏm vào trong. Chẳng ai muốn đội mũ cối vì đội là còn phải đánh nhau... Thời nay hoà bình, quan chức dân sự khi đi ra nắng không người che dù thì thích đội mũ cối hay mũ tai bèo với khuôn mặt chành bành. Như chứng tỏ ta đây luôn nhớ về truyền thống... Có thật vậy không?!



Quá trình trình tiến hoá chữ ký và logo của Cạo.

Từ chuyện xem chữ ký của anh Phó chủ tịt Quảng Nam, ký sai chỗ mà còn ngoáy dài ngoằng như hàng rào cắm chông. Lão chê nếu ký nhiều như thế thì bong gân tay mất mà không thể làm quan nhà đất được. Ngẫm lại mình thì sao?
Thời trẻ đi học, chắc như phần đông các bạn cũng như mình tập ký sao cho nó thật oách. Mình tạo ra mấy chữ ký lận, tượng trưng họ và tên, đá lên móc xuống, sao như rồng bay phượng múa mà phải có cá tính khác người nữa cơ. Còn bày đẹt tạo logo 4 phương tung hoành nhưng cương thổ rõ ràng, thế mới ghê. hehe. Mà chỉ ký vào nhật ký vớ vẩn hay thơ thẩn vẽ vời linh thôi chứ hiếm khi được ký văn bản.
Khi ra đời đi bộ đội, lâu lâu mới ký vào sơ yếu lý lịch hay báo cáo, đề nghị... Mình nghĩ ký cho lắm cũng đếch ra tiền thì việc gì phải gò chữ, mờ biết đâu tới số làm quan ký tá nhiều thì cần phẹt cho nhanh. Tầm nhìn xa ngàn dặm, chứ bộ! Thế là mình bỏ hết nét trước sau, bỏ luôn gạch đít, chỉ còn mỗi 2 chữ Hg, dùng cho mãi đến ngày nay. Tuy chỉ hai mẫu tự thôi nhưng ký trước sau chả giống, nó chán đời phẹt đại cho xong vì tư duy vũ như cẩn, ký cho lắm tắm cũng ở truồng.
Đại khái nó như thế này.
Khộ. Mấy em giao dịch viên NH sợ gặp anh nào có chữ ký thế nài, đếm nét ná thở. Con đường hoạn lộ cũng khó ăn dày, làm dân vận thì được chứ làm quan nhà đất thì ký sổ hồng sổ đỏ cả đống có mà bong gân tay.

Nhìn đôi mắt vua Đồng Khánh, Khải Định, Bảo Đại

 chắc là của người Chăm mình.

Bảo Đại

Lúa ma


 

Xem cái hình động này, lão nhớ khi xưa chưa hiểu vì sao?

Đơn vị này đang quánh nhau ná thở, cấp trên lệnh đơn vị rút về tuyến sau, đơn vị khác lên thay. Quân mới dĩ nhiên sung hơn còn quân cũ đã sứt đầu mẻ trán mệt bơ phờ, quân số hao hụt. Về để bổ sung quân, lấy lại sức lên quánh tiếp. Mà cũng là nghi bình, có khi chỗ ấy mà có khi chỗ khác, thay đổi phiên hiệu tá lả âm binh. Binh pháp kiểu ấy có từ lâu lắc, ngày nay người ta còn áp dụng cho cả các LL cảnh sát chống báo động.



Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2020

Hình ảnh tát nước ngày xưa ở Bắc Bộ

 

Hình ảnh sơ đồ, đồn luỹ và binh lính của Hùm thiêng Yên Thế.

Hệ thống có 7 đồn và các công trình khác phạm vị trải rộng 23.000 ha, phân bố trên 4 huyện ngày nay ở Bắc Giang. Thực dân Pháp rất khó chịu với cuộc khởi nghĩa Yên Thế, đánh dai dẳng kéo dài gần 20 năm. Quân Pháp gặp một đối thủ đáng gườm, biết tận dụng địa hình, lối đánh du kích... lúc đánh lúc hoà nhưng không chiêu dụ được.

Xe mô tô của cảnh sát công lộ VNCH, nhìn thấy đã!




 

Chữ tín với đám người xa lạ.

Tôi kể các bạn nghe, chứ không có ý khoe khoang gì.

Khi ở K lúc ấy tôi chỉ là thượng sĩ đội trưởng đội công tác thôi ở một xã nghèo xa xôi. Nhưng khi tôi kêu gọi dân quân hãy cùng sát cách với bộ đội VN bảo vệ xóm làng và hứa không bao giờ bỏ rơi anh em. Đến khi nửa đêm địch đánh vào phum nọ cánh chỗ chúng tôi hơn 3 km. Tôi dám dẫn quân đi chi viện, bạn nên biết rằng: ban đêm xuất quân xuyên rừng rất nguy hiểm dễ lọt vào bẩy phục kích của địch mà vẫn đi... Mình là người Việt mới đến, họ là người Kh'mer xa lạ, xã hội phức tạp, không phải là đơn vị đồng đội. Gặp người khác thất hứa ngay vì chả cấp trên nào khiển trách, chả dân quân nào dám trách móc ông trùm. Phải thế, vì đó là danh dự của một người chỉ huy dù cấp nhỏ bé, dù có thể dẫn đến hy sinh tính mạng...

Một trường hợp khác, là đồng đội nhưng cũng xa lạ nốt.
Không phải chữ tín nhưng có liên quan, sẵn kể luôn.
Vào ban ngày, nghe tiếng súng nổ ở phum cách chỗ chúng tôi 4 km. Ban đầu tôi tưởng Trinh sát đơn vị đánh được địch, chúng tôi đi ké hôi đồ để cải thiện đời sống. Nửa đường mới biết địch đánh ta, tôi sợ địch vào chiếm lính vị trí sẽ giết hết anh em bị thương nên lệnh đội công tác của tôi tăng tốc vừa đi vừa chạy, hy vọng đến kịp cứu anh em còn lại. Đến nơi thì hỡi ôi, 10 xác người nằm la liệt bên sông trong đó có 6 lính ta còn 2 lính khác chạy thoát được. Chúng tôi căm giận quyết ăn thua trả thù nên bám theo định tập hậu chúng. Dù đội chúng tôi có 8 người còn phía đối phương dám đánh 8 trinh sát nhà mình tức là quân số ắc hẳn đông hơn... Rồi vỡ lẽ quân ta đánh quân mình, một trung đội của đơn vị khác đánh nhóm trinh sát đơn vị tôi. Vụ việc dài tôi từng kể trên fb này.
Đó là việc không ai yêu cầu phải làm nhưng đó là tình cảm lính chiến dành cho nhau.

Tìm kiếm Blog này