Theo mình tìm hiểu thì nguyên thuỷ là tượng người đàn ông chứ không phải đàn bà. Có từ thời vương quốc Phù Nam vào thế kỷ 6, là tượng đá cổ nhất ở Việt Nam, tạc một người đàn ông - nam thần Visnu (Ấn Độ giáo). Khi đưa tượng đá nơi khác về thờ ở Miếu Bà, không rõ là còn đầu hay mất, có thể đầu nguyên vẹn do thời tiết phong hoá mà cũng có thể gị gãy do trong lúc di chuyển. Nên người ta tạo một cái đầu bằng đá khác gắn vào hay đắp vật liệu chồng lên thành ra nhìn đầu to hơn thân, không cân đối, phần cũng do mỗi năm họ sơn phết nên to dần ra.
Khuôn mặt thì người ta tô vẽ Bà đầy nữ tính, lúc thì da ngâm đen cho hơi giống người Kh'Mer, sau này thì da màu hồng cho giống người Việt hơn. Còn thấy cổ rụt là do người ta cung tiến xiêm y nhiều, khoác chồng lên nhau. Mỗi năm vào mùa lễ hội, người ta có tắm rủa và thay xiêm y cho Bà nhưng không cho phép chụp ảnh nên hầu hết không ai biết được thực hư thế nào..
Hình duy nhất được cho là tượng thật của Bà Chúa Xứ Núi Sam (hình lúc tắm rửa chưa có mặc xiêm y).