Tim thông tin blog này:

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

Tình và lý, Tự do và bình đẳng trong bầu cử TT Mỹ

".... Đảng CH từ khi thành lập (1854) cho đến nay có đến 19 tổng thống, trong khi đảng DC từ khi thành lập (1828) cho đến nay có 14 tổng thống.

Cộng Hoà thường thắng giải độc đắc (tổng thống) và dễ kiểm soát Thượng Viện hơn Dân Chủ. Nhưng Hoa Kỳ chọn thể chế chính trị lưỡng đảng cho nên hai đảng là hai chân của cơ thể Hoa Kỳ. Nguyên tắc kiểm soát và thăng bằng (check and balance) đã thắm vào máu của của công dân, cho nên khi họ thấy một đảng nào mạnh quá thì kỳ bầu cử sau họ bầu cho đảng yếu.

Hai giá trị Tự Do và Bình Đẳng đều tốt để phục vụ con người, nhưng hai giá trị này luôn đi ngược chiều với nhau khi áp dụng, nó như Âm và Dương của dịch lý. Cộng Hoà đi về hướng Tự Do vận hành chân phải, Dân Chủ đi về hương Bình Đẳng vận hành chân trái.

Nước Mỹ đi bằng hai chân để không sa hầm sẩy hố."

Trích từ Stt của Lê Minh Nguyên:
https://www.facebook.com/LeMinhNguyen22/posts/10221289003526114

Cầu thiện nguyện dân xây chỉ 139 triệu giữa biển nước

, nếu nhà nước xây thì chắc gì còn.

Cầu sắt dài 12,9m rộng 3,5m trọng tải 15 tấn, do chương trình "Vượt qua số phận" tài trợ ở Quảng Bình.






Lạ kỳ tiếng Việt.

"Làng dùng... mật ngữ cõi âm"
- Tỏi là đi
Có chấm óc, đáo là chủ nhà về
- Chử náp là nấu cơm
- Cửa thổi là uống nước 
- Thượng gần uốn là anh ta gần chết
Làng Phú Hải  xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, Quảng trị

"Làng nói tiếng... cối xay"
- Xí xỏn đâu đấy. Thít cắng chưa?
- Có đồ dồ không?
- Thít được mấy gành? Xí thít mấy gành cắng?
(Ông đi đâu đấy. Cơm rượu gì chưa?
Có thịt không?
Thế ông ăn được mấy bát cơm, uống được mấy chén rượu?)
- Ón, ón-mẹ móm nó tớp hách,
(Này này cẩn thận kẻo nó lấy mất túi.)
Làng Đa Chất chuyên đóng cối xay, xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, HN)

"Làng... anh nói gì?"
(Iêng phô ky?)
Mấy iêng vía đai huổi ai? ..... 
- Đuống ruồi rạ.
(Các anh về đây hỏi ai?.... Đúng rồi ạ)
- Mấy iêng lé bêng cho cong tru vía nhé
(Các anh tránh bên cho con trâu về nhà)
- Lại đú, quèng vô đú, vô đú. 
(Lại đó, rẽ vào đó rồi vào đó.)
- Rạ muối che xuống cợm. 
(Mẹ bảo em mời bố xuống ăn cơm)
Làng An Tiến, thuộc xã Đức An, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh)

"Làng... nói tiếng nước ngoài"
- Răng con du đi cằn đến tún tùn tun mới viền? - Lạy cấy chuộc rửa cấy chò, lênh trên chằng ngơi
(Sao con dâu đi cày đến tối thui thui mới về? Lấy cái gáo rửa chân, lên giường đi ngủ.)
- Giẩu tru đếch xoong, bốc chi đớp?
- Kêu mi vô rú, răng tru viền đướn ăn lọ?
(Me: Giữ trâu không xong, lấy cái gì mà ăn? Bảo mày vô rừng, sao trâu lại về dưới ăn lúa?)
- Ai hay chi mô. Tru mềnh hướn, lè lản liếm tru cấy, lồng chặn bứt đứt chạc.
- Con chặn theo rạc cẳng, bổ ở ruộng cằn, rọt lộn lên cần cổ, trớt hết bộng, bể cả trốc cún.
- Chưa chậy bới cấy chi”.
(Con: Ai biết gì đâu. Trâu mình động đực, lè lưỡi liếm trâu cái, lồng lên chạy đứt dây thừng. Con chạy theo mỏi cả chân, ngã ở ruộng, ruột bắn lên cổ, rách hết bụng, vỡ cả đầu gối. Giờ mẹ chửi cái gì).
- Hoọc không hoọc, giẩu tru không xoong, ăn cho tốn cấu.
(Mẹ: “Học không học, chăn trâu không xong, ăn cho tốn gạo)

Làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa.

Nguồn:
https://tuoitre.vn/la-ky-tieng-viet-do-day-518286.htm


Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

Kinh cho Kinh tộc!

Nghe bào miền Bắc năm 1974 (có người nói từ năm 1971) đã bắt cả sinh viên đi lính, miền Nam thì chưa nhưng rồi cũng sẽ thế. Có đánh ắt có đỡ, nếu bên kia quyết đánh, bên này quyết tử thủ tới cùng, kéo chiến tranh qua năm 76 thì sao nhỉ? Hốt tuốt trai gái già trẻ sứt mẻ vào trận ráo, hỏng lẽ quánh nhau đến người Việt Nam cuối cùng à?.Mô Phật. hên! Chứ không, nhiều ông bà giờ đây đâu còn mà ngồi chém gió trên Phây.

Thành tựu khoa học rực rỡ về bò tót của Việt Nam.

Có 2 đề tài cấp nhà nước:...Nghiên cứu khả năng sinh sản... và... Bảo tồn nguồn gen quý hiếm...
Tốn mớ tiền, được vài luận án thiến sĩ, có khi ẵm anh hùng lao động nữa chớ! Bò có chết thì qua bạn Cam xin thiếu gì về ngâm kíu tiếp.



"Tộc Kinh chỉ biết uống thôi còn người Chăm mình đào".

Kỹ thuật dân gian của người Chăm dò tìm mạch nước ngầm rồi xếp gạch đá tạo thành giếng, nay đã mai một. Có những vùng đất khô nạn nhưng giếng cổ nước cách mặt đất chừng 1-2 mét vẫn có. Không những thế họ còn tìm được mạch nước tạo ra giếng tự dâng tự chảy cho sinh hoạt và tưới ruộng vườn. Kỹ thuật này sau Chăm là các dân tộc miền núi.. Dưới đây là những giếng Chăm cổ như vậy ở vùng đất khô cằn Quảng Trị.

Hình st từ nguồn: Xanhx.vn và Trungtamquanlyditichvabaotangquangtri.vn











Sinh hoạt thanh niên ở nông thôn sau 1975, như tôi biết...

Nhớ thời tôi làm công tác thanh niên.

Trước 30 tháng 4, tôi theo gia đình đi di tản vào Sài Gòn để thoả mãn cái háo hức của tuổi trẻ muốn biết nơi nổi tiếng hoa lệ. Sau đó thì hiếm có xe đò nên mãi hơn tháng sau mới về lại Tuy Hoà. Nghĩ mình quá muộn nên tôi không xin nhập trường mà về quê làm ruộng.

Thôn tôi nằm trong vùng mất an ninh ngày xưa, thời chiến tranh người ta đi về làm ruộng mưu sinh chứ không ở vì nhà cửa bị bom đạn cháy hết. Dân một số thì bám trụ, số chạy tỵ nan nơi khác. Sau giải phóng, 3 thôn cũ sát nhập lại thành một thôn gọi là Đồng Lãnh nên đất rộng và dân khá đông, dạng nghèo hàng đầu của xã. Y như cái xã Hoà Quang cũng là xã nghèo nhưng đất đai rộng nhất của Thị xã Tuy Hoà.

Từ nhỏ đến lớn mới về lại quê hương nơi mình ra đi lưu lạc nên hầu hết dân làng từ người lớn đến đồng lứa không biết thằng đó từ đâu về. Dần dần biết nhau, nhận bà con, xưng hô cho bằng vai phải lứa. Tôi có máu mơ làm "lãnh tụ" mà mình ấp ủ khi còn đi học nên bắt đầu thử sức, năng nổ trong phong trào thanh niên của thôn. Học tới lớp 11 là thuộc loại "trí thức" ở quê, ăn nói cũng mạnh dạn mạch lạc, lý lịch không tì vết gì. Có chú và dượng... là liệt sĩ. Nên một tháng sau được ban tự quản thôn chỉ định phụ trách thanh niên, sau đó TN bầu chính thức tôi làm Chi hội trưởng.

Ban chấp hành chi hội TN thôn có 5 người, dưới đó theo xóm, phân làm 4 phân đội. Mỗi tháng họp chi hội 2 lần, mỗi phân đội sinh hoạt tuần một lần. Ngoài ra, còn họp bất thường để triển khai công tác do có yêu cầu đột xuất từ chính quyền xã thôn đưa xuống. Hàng tháng, chi hội trưởng về xã họp với liên chi hội một lần. Công tác TN không ai có phụ cấp gì, ở xã chỉ chị từ trên núi xuống làm bí thư đoàn, liên chi hội là có, văn phòng thanh niên xã ở ngay nhà chị ấy.

Cả thôn, thanh niên có chừng trên 100 người. Gốc gác đủ loại thành phần thuộc các gia đình tản cư tứ xứ trở về và một ít từ thị xã lên làm kinh tế mới. Có người làm ruộng, buôn bán, học sinh, vài người theo cách mạng từ trên núi xuống và hơn chục người là binh lính chế độ cũ. Tuổi từ 16 đến 30, một số anh già hơn 5-6 tuổi, vợ con đùm đìa do thời chiến khai man căn cước để trốn lính.

Địa điểm sinh hoạt, khi thì ở trụ sở tạm của thôn, dưới ánh đèn măng-sông, khi thì bãi đất, khi thì ra ruộng khô sau mùa gặt vào đêm trăng sáng. Mỗi lần cần họp thì tôi viết mẫu giấy nhỏ nhờ ai đó đi ngang nhà chuyển cho phân hội trưởng, phân hội thông báo tiếp cho các hội viên. Khi đột xuất thì dùng ô-pạc-lơ, tôi và chú TN liên lạc đi khắp nơi loa loa thông báo từ xóm trên xóm dưới cho đến xóm trước ra xóm sau.

Nội dung sinh hoạt quanh đi quẩn lại vẫn là phổ biến công tác TN như tuyên truyền chủ trương chính sách. Đi dọn vệ sinh, khai hoang phục hoá, phát cỏ, đào mương, sang lấp đất. Không việc gì thì tụ tập giao lưu ca hát, hết bài hát cách mạng này đến bài cách mạng khác và hát bài chòi ca người anh hùng liệt sĩ của quê hương. Rồi bày mấy trò chơi đơn giản, địa phương này bắt chước địa phương khác. Thỉnh thoảng tổ chức hội diễn văn nghệ và thi đấu bóng chuyền. Thanh niên hiếm ai gọi tên nhau mà xưng hô theo quan hệ họ hàng gần xa như anh hai chị ba, chú tám bác mười hay cô năm dì bảy... Lâu lâu, TN cùng nhau góp tiền nấu chè ăn ở nhà bạn nào đó, chỉ vậy thôi chả tụ tập uống rượu nhậu nhẹt gì như sau này.

Thanh niên ở vùng mất an ninh xưa, đa số ít nhiều tiếp xúc hay biết về cách mạng nên đồng lòng và thuần tính, nói đâu nghe đấy. Không khí rất vui, trai gái chọc cười nắc nẻ. Ai cũng hồ hởi phấn khởi tham gia kể cả các anh là lính VNCH. Sau đó, có vài anh bị bắt đi cải tạp tiếp lần hai do chính quyền ở trên phát hiện thêm về nhân thân. Hồi ấy, dĩ nhiên ai cũng sợ cách mạng nhưng cái chính là niềm vui được sống hoà bình không còn bom đạn, tù đày. Giờ ngẫm lại, sao hồi ấy thanh niên sống vô tư thơ ngây đến vậy. Cán bộ chỉ được phụ cấp ít ỏi, ăn cơm nhà mà lo việc hàng tổng. Đâu không biết chứ quê tôi hồi ấy, chung sức xắn tay mà làm, chưa có việc kèn cựa địa vị như sau này.

Phần cá nhân tôi, ngày thì làm ruộng cùng gia đình và theo anh lên núi chặt cây về dựng nhà. Mọi công đoạn của người nông dân, ban đầu còn bỡ ngỡ không biết thì học hỏi, nghề dạy nghề, rồi dần dần thành thục. Còn việc công, một thân một mình, từ một học sinh thành thị về lại nông thôn làm "lãnh đạo". Tôi không biết hỏi ai về cách thức làm sao và kinh nghiệm thế nào để vận động thanh niên, mà có ai từng trải qua đâu mà hỏi. Sách báo hướng dẫn nghiệp vụ thì chả có. Ở vai trò chi hội trưởng, miệng nói tay làm, gương mẫu trong mọi việc nên hầu như mọi người trong thôn đều biết. Chính quyền tín nhiệm, thanh niên yêu thích. Ai đó có ý chống báng hay chỉ trích thì tôi không được nghe. Điểm yếu của tôi là không rành văn nghệ và dẫn dắt trò chơi như thanh niên học sinh hướng đạo. So với mười thôn khác thì thôn tôi hoạt động mạnh nhưng yếu theo tôi điểm đó.

Thời gian này, tôi chỉ chăm chăm vừa việc nhà lẫn việc chung nên gần như không còn liên lạc với bạn học cũ. Thỉnh thoảng đạp xe về thị xã mua sách cũ, mới về đọc. Tôi là người có tham vọng nên trăn trở muốn để đẩy hoạt đông của thôn mình mạnh hơn nữa mà không biết cách nào. Lúc rảnh rổi, tôi nghiền ngẫm sách của triết gia Đức Nietzsche mua từ vỉa hè Sài Gòn, trong đó có cuốn hình như là "Zarathustra - Đã nói như thế". Mà sau này, đi bộ đội tôi mới tỉnh người, thoát ra cái triết học quái quỉ duy ý chí ấy của Nietzsche, làm cho tôi thiếu điều loạn óc.

Thời ấy, cả thôn chỉ có hai đoàn viên là du kích cũ., tôi phấn đấu muốn vô đoàn mà kẹt cái lý lịch trung nông (chưa tới 2 héc ta ngày nay) nên chậm kết nạp. Sang năm 76, được gọi đi học cảm tình đoàn rồi kết nạp. Giữa năm, Xã có ý cơ cấu đưa tôi vào ban chấp hành chi đoàn nên cử đi học khoá bồi dưỡng công tác thanh niên 20 ngày ở Vạn Giã huyện Vạn Ninh.

Đang là uỷ viên BCH Liên chi hội xã, đùng một cái, tháng 9 có chủ trương gọi thanh niên nhập ngũ làm nghĩa vụ quân sự. Họp triển trai công tác, tôi hô hào kêu gọi TN tình nguyện đăng ký làm nhiệm vụ là bảo vệ tổ quốc và xây dựng kinh tế. Xã không yêu cầu tôi phải đi nhưng tính tôi ảnh hưởng bỡi thuyết đã từng học phổ thông là "Tri hành hợp nhất" của người xưa. Nói được thì phải làm được. Mình là chi hội trưởng phải kéo cái đầu tàu, thế là làm gương xung phong ghi tên đầu tiên. Ngày Xã tiễn thanh niên lên đường nhập ngũ, được tổ chức rất hoành tráng. Tôi thay mặt thanh niên toàn xã lên đọc diễn văn từ biệt và hứa hẹn tiếp bước cha anh.

Thế là bước ngoặc mới, cuộc đời mới mở ra...

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2020

Nhờ đánh nhau hay nhờ Pháp mà người Việt tăng chiều cao đột biến?

 Theo cái biểu đồ này thì trùng với giai đoạn mà Đại Việt oánh nhau liên khúc, bành trướng lãnh thổ lớn nhất. Rồi Phú Lang Sa vào cai trị Annam mít. Hỏng lẽ nhờ bơ sữa chiêu dụ của thực dân mà Việt cao lên, và cũng vì "Nam quốc sơn hà nam Đế cư" nên Annam mít đếch chịu, oánh lại bọn mũi lõ nên thun tiếp. Chiều cao của người Tàu nước mẹ thì tuột xuống do mất lửa khi gặp phải Tây bương chơi quá rắn?

Thiếu độ tin cậy, chắc thằng Pháp muốn dân Việt ghi nhận công đức của nó hay sao í.




Bạn sợ ông thần nào nhất?

 


Tìm kiếm Blog này