Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

Quân đậu nhăn răng An nam cuốc!

Khi lên đường nhập ngũ, được choàng vòng hoa, được lên cầu vinh quang, được chính quyền đoàn thể đưa tiễn "tình thương mến thương". Sang CPC gọi là quân tình nguyện, đánh nhau giết địch được gọi là đội quân nhà Phật. Cuốc bộ trường kỳ, không có nơi nào mà lính ta chưa biết.Thiếu thốn trăm bề, ăn mặc nhếch nhác chả ra thể thống gì là quân viễn chinh, xấu hổ với dân CPC.

Những người còn sống hoàn thành nhiệm vụ về VN, được phía bạn CPC cũng tổ chức rầm rộ, chia tay hay tống tiễn chả biết. Khi về đến đất mẹ, qua biên giới chả có ma nào chào đón. Âm thầm lặng lẽ về nhà, không ai hỏi thăm, ngoài người thân bà con chòm xóm.
Người có may mắn quen biết thì xin vào làm cơ quan... Phần đông, mạnh ai nấy tìm con đường để sống, làm ruộng làm rẫy, làm đủ thứ nghề. Có người cuộc sống ổn định có người sống lây lất, có người sống với chấn thương tâm lý hậu chiến.
Phụ cấp ra quân, phục viên của bao năm đi lính chỉ đủ tằn tiện sống vài tháng. Mãi đến năm 1991, chính phủ mới ra chính sách cho hưởng phụ cấp chiến trường CPC, tuỳ thời gian mà nhận tiền. Thủ tục khai báo nhiêu khê, có người mấy năm sau mới nhận, phần đông được vài triệu. Số tiền nhỏ bé ấy chả giải quyết được gì cho đời sống, bèn tụ họp bạn bè ăn nhậu, nhắc lại kỷ niệm xương máu ngày xưa thế là xong.
Cái quan trọng là chế độ bảo hiểm y tế, năm kia từ 100% nhà nước lo chi phí khám chữa bệnh thì họ cố bớt lại còn 80%. Lính tráng la làng oai oái mới được như cũ viện lý do nhầm nhọt, ai không biết thiệt thòi ráng chịu. Cuối cùng chờ "sao vàng hạ thổ" là tiền mai táng phí, thân nhân biết thì trình báo nhà nước chi, nhà nào không biết thì tự lo.
Khi về, ai cũng được phát giấy chứng nhận bằng khen, huân huy chương. Mà cái hiện vật nhôm mạ "vàng", có anh đôi khi thích đeo lủng lẳng cho oách thì chẳng thấy đâu. Ấy vậy mà nhà nước còn bày đặt ra nghị định thông tư hướng dẫn kèm theo nó là tiền thưởng. Có mà mơ sắc mớ !

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

Người Việt thường ngồi xổm, ngồi tréo chân, ngồi bó gối, ngồi chân co chân dũi.

Đó là thói quen ngàn xưa để lại, để sẵn sàng đi hay chạy...











Những lãnh đạo VN đến viếng và cầu nguyện ở đền Mahabodhi (Bồ Đề Đạo Tràng) ở Ấn độ.

Nhìn xem, đố bạn gồm những ai.












Để người vô liêm sĩ mà làm thầy thiên hạ?

Chỉ có ở Việt Nam, lẽ ra Thủ tướng phải cách chức và Quốc hội truất phế từ lâu. Tại sao?
ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan: "Bộ trưởng xem mình có đủ sức để hoàn thành nhiệm vụ hay không"
- Bà đã nhìn thấy điều mà nhân dân mong muốn chính quyền nhìn thấy. Rõ ràng, bản thân ông Nhạ đã không còn giữ được hình ảnh người thầy trong mắt nhân dân.
ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền: "Bộ Giáo dục mang đến năng lượng tiêu cực, tôi vô cùng lo lắng"
- Vậy không có lý do gì nhân dân phải đóng thuế để nuôi một bộ trưởng gieo rắc nỗi chán chường và sợ hãi cho họ. Một cá nhân yếu kém và tiểu khí như ông Nhạ mà làm đến thượng thư, không ai còn năng lượng tận hiến phụng sự xã hội.
(lời bình lời ĐBQH của Nguyễn Tiến Tường)

Ankroet - nhà máy thủy điện đầu tiên ở Việt Nam.

Nhìn từ xa như biệt thự giữa rừng thông ở thôn Đan Kia xã Lát huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng. Pháp xây dựng chủ yếu bằng đá với lao động thủ công, máy phát điện Mỹ sản xuất, công suất ban đầu 600 kW. Khởi công 1942 khánh thành 1945.
(Ảnh VnExpress)













Nhà máy thủy điện đầu tiên ở VN, 100 năm còn lại chút này.

Đầu tiên không phải là Ankroet ở Lâm Đồng mà là Cát Cát ở Sapa (Lào Cai).
Được người Pháp xây dựng vào năm 1925, công trình có công suất thiết kế ban đầu là 50 kw/h, chủ yếu phục vụ cho sĩ quan và binh lính Pháp tại Sa Pa.
Đến năm 1953, trong phong trào tiêu thổ kháng chiến, hệ thống máy được di chuyển về Yên Bái nên công trình ngừng hoạt động.
Đến năm 1960, người Ba Lan xây dựng Trạm Vật lý địa cầu tại huyện Sa Pa đã giúp khôi phục lại nhà máy thủy điện Cát Cát với một bộ máy khác sản xuất tại Ba Lan, đưa công suất lên 100 kw/h, cung cấp điện cho Trạm Vật lý và một số cơ quan đầu não của huyện.
Nhà máy hoạt động liên tục đến năm 1979, trong thời kỳ xảy ra chiến tranh biên giới phía Bắc thì phục vụ thêm nhu cầu dân sinh thị trấn Sa Pa theo hình thức luân phiên cách ngày.
Đến tháng 3-1993, cùng với sự phát triển của ngành điện Việt Nam, nơi đây được sử dụng điện lưới quốc gia. Nhà máy thủy điện Cát Cát ngừng hoạt động, chấm dứt vai trò sau quãng thời gian hàng chục năm cung cấp điện cho một vùng núi cao.
Nguồn: Baodaklak




Tính cách và chuyện trang điểm của phụ nữ miền Tây.

Ai mới đến miền Tây, ban đầu thấy lạ sao phụ nữ nghèo, dân lao động mà môi son má phấn, đánh móng tay, nhuộm tóc hai lai... Có thời gian ở lâu hơn thì dần hiểu tính cách người miền Tây là vậy, làm rồi thì chơi, ảnh hưởng gì. Cách ăn mặc nói năng ứng xử giữa người nghèo và giàu gần như không mấy cách biệt, như đa phần ở miền Trung, miền Bắc. Chị em biết nhậu nói nhậu, có tiền nhiều xài nhiều, tiền ít xài ít, không tiền thì ăn chơi ké theo bạn nhà giàu, rất đỗi bình thường. Họ không mặc cảm, che dấu thân phận, không kêu ca mình nghèo, không cần người khác rủ lòng thương.
Việc ca sĩ Thuỷ Tiên xuất thân cũng là người nghèo ở miền Tây, khi nhìn hình thức người khác mà cho rằng người ta giàu, tôi thấy lạ? Có thể cô ta bị người khác nặng định kiến tác động, có thể đúng ở số ít người thôi. Vì ngay nay người ta đi lại tiếp xúc giao lưu văn hoá, quen dần nếp sống miền Tây, đã thành phổ biến. Đa số phụ nữ cả nước không còn giả bộ, sống khép mình dưới luỹ tre làng như xưa. Có người nghi vấn: nghèo thì tiền đâu mà trang điểm sơn móng tay, tui đây mỗi lần làm móng hết mấy trăm ngàn. Nói như thể người cõi trên, chả hiểu gì cõi dưới ! Vào salon làm đẹp khác với ngồi vỉa hè làm đẹp, phố khác quê khác, từ đó giá cả cũng khác xa nhau nhiều. Ít nhiều miễn có tiền thì người ta tận tình phục vụ quý bà quý cô làm đẹp. Thượng vàng hạ cám là vậy...

Người Việt như cò, người Nhật như chim!









 

Khi nào các ông bà mũ cao áo dài mới hiểu hai chữ "học trò"?

Tuổi thơ, thời trẻ là
thời gian đẹp
nhất của một đời người, cho nên cần vừa học vừa chơi, chứ không chỉ nhồi nhét kiến thức cho đầy. Ngay nay, học sính chôn chân ở giữa bốn bức tường, hiếm trường nào có đất trống để học sinh vui chơi chạy nhảy sau giờ học.
Một nước có biển suốt chiều dài từ Bắc chí Nam, sông suối dày đặc, có thể học sinh phố thị ít gặp nhưng khi đi dã ngoại, khi trưởng thành đi chơi, khi bão lụt, có thể sẽ đối diện với hiểm nguy. Một năm có biết bao người Việt bị chết vì đuối nước.
Thay gì phải đưa môn bơi lội vào chính khoá bắt buộc và trở thành môn thể thao có thi đua khen thưởng trong học đường. Thì họ chỉ lo tập thể dục thể thao lấy lệ, học CN Mác Lê nin, học quân sự quốc phòng, hướng nghiệp kỹ thuật mà học sinh ra đời chẳng ứng dụng được gì.
Như trường tôi khi xưa ở Kontum một tỉnh lỵ nhỏ thôi mà có 2 sân bóng rổ, 2 sân cầu lông, 1 sân bóng chuyền, kế bên là sân bóng đá, vườn trường cây cỏ rộng mênh mông. Bản thân tôi nhờ biết bơi lúc nhỏ mà lớn lên đi lính ba lần thoát chết sông suối ở Campuchia. Cứu được con mình khi đi tắm biển hụt chân ở Vũng Tàu.



Nhớ một số từ chiến tranh thông dụng ở miền Nam trước 1975

Ở Miền Nam thì hay gọi "Việt Cộng" để chỉ về quân địa phương gốc gác ở trong Nam, còn "Quân chính qui Bắc Việt" từ báo chí phân biệt để gọi lính chủ lực từ ngoài Bắc vào. Có khi gọi chung là "Việt Cộng" hay "Cộng sản", Mỹ gọi là "Vi xi" aka VC. Dân ở vùng phía cộng sản kiểm soát, sợ "phạm huý" thì gọi là "Cách mạng" hay "Mấy ông trên núi". Và gọi VNCH là "Nguỵ", không dám nói là "Quốc gia". Đi theo phe VC gọi là "Lên núi". Lính VNCH đào ngũ, ba gai bị bắt đi chiến trường, không được mang súng, vác đạn tải thương gọi là "Lao công đào binh" in chữ tổ bố ở sau lưng...
Quân VNCH đánh nhau thua bỏ đồn bót, phòng tuyến rút lui gọi là "Di tản chiến thuật", từ này do ông Thiệu TT lần đầu tiên nói trên đài. Mình còn nhớ ông diễn tả thế này: ta đặt cục đường để kiến thèm bu vào, ta nhấc cục đường ra, đem bom pháo đội vào, thế là công sản tiêu đời. Dân thì gọi là "Mất đồn, Mất..." (địa danh). Lính rút khỏi đia phương, dân sợ bom pháo và mấy ông CS vào thì sẽ khổ nên kéo nhau chạy về phía Quốc gia thì gọi là "Tản cư", "Di tản" hay "Chạy giặc"...
Pháo Mỹ, VNCH bất kể loại nào gọi chung là "Canh nông". Pháo bắn đạn nổ trên không văng mảnh xuống đất gọi là "Canh nông chụp", pháo bắn từ tàu chiến ngoài biển vào thì gọi là "Pháo bầy". Súng Cối vì nó cái đế như cái cối giã gạo, súng M79 không giống nhưng lính VNCH vẫn gọi là "Cối cá nhân". VC bắn tỉa phát một gọi là "Bắn tắt cù". Máy bay vận tải kiêm nhiệm ném bom bắn súng đại liên, có 2 động cơ trở lên, dân gọi là "Cào cỏ". Máy bay trinh sát L19 gọi là "Đầm già, Bà già". Máy bay trực thăng tuỳ hình dáng mà gọi là "Rọ heo, Cán gáo, Cá nóc, Cá lẹp". Xe thiết giáp bánh xích gọi là "Xe lội nước", bánh hơi gọi là "Tàu bò"...
...........
Ở thôn quê, nơi hai bên hay đánh nhau nên trẻ con nào cũng biết các từ nói trên, ngồi mà nhớ kỹ ghi lại cả trang không hết.

Tìm kiếm Blog này