Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

Lựa chọn lốp sau xe máy để hạn chế bị dính đinh.

Tôi đã xài mấy loại lốp khác nhau, sau một thời gian thì dùng hẳn lốp (trước, sau) của hãng Chengshin vì thấy nó có độ bám đường tốt, giá cả vừa phải. Có điều lốp sau khía miếng chả nên hay bị vật nhọn đâm xì bánh xe nên tôi đổi thử qua lốp của hãng Maxxis có khía xéo xuôi về sau. Tức là nếu gặp vật nhọn theo trớn bánh xe, nó văng bạt đi, hạn chế vướng lại đâm bánh xe.

Từ đó đến nay ít bị dính hẳn, lâu thật lâu mới bị dính ghim vật nhọn. Tôi nghĩ chất lượng lốp các hãng khá tương đồng, tuỳ nhu câu của xe thường đi đường nào mà dùng cho thích hợp. Đi đường nhựa trong sinh hoạt bình thường như tôi đã chọn loại nói trên. Cộng thêm nữa là để hạn chế dính đinh, nhớ phải bơm căng bánh xe cho đủ hơi.





Đi xe tay ga có 3 chuyện mà ai gặp rồi sẽ tởn tới già.

Việc nhỏ thôi nhưng tác hại vô cùng lớn, không để ý là toi!

- Dầu láp bị rò rỉ dẫn đến máy khua, nếu cạn hết thì banh xe luôn. Nó chỉ có 120 cc, xì từ từ, phía mặt trong lốc máy khó thấy nên người kỹ tính mới biết. Gặp mấy thằng thợ hư đâu sửa đấy, thấy mà vô lương tâm không báo cho chủ biết để thay phốt châm dầu kịp thời. Bảo trì xe số đến xe tay ga là một bước dài, Kiều nói rồi: "nghề chơi cũng lắm công phu". Đi xe càng sang thì khâu bảo trì càng cực kỳ quan trong. Gặp người chỉ biết xách xe chạy, không để ý thay nhớt, dầu, lọc gió, lọc nhớt, nồi láp... Không bảo trì theo đúng định kỳ thì chớ thắc mắc vì sao xe người ta chạy 10 năm còn êm ru còn xe mình mới chạy có 5 năm thì như cái máy gạo.

- Không kiểm tra dây cuaroa khi xa. Khi đi đường dài, nhất là giữa trưa trời nóng, xe chạy càng nhanh thì càng ma sát trong máy. Thế là bỗng dưng xe tịt dừng lại dù máy vẫn nổ vì trước đó dây tới hạn, răn giãn mà mình không thay hay biết mà cố chạy rán. Cái giá phải trả cực đắc, khóc tiếng tiều luôn. Đường vắng hên xui, giữa trưa dắt xe xì khói lỗ đít, có khi vài cây số, gặp có chỗ sửa xe mừng hết lớn. Mở lốc máy ra, có khi hỡi ôi: dây cuaroa đứt nó cuốn phá bộ đồ lòng chuyển động của máy. Thợ chặt chém giá nào cũng nôn tiền lại cảm ơn rối rít. Nặng thì toi 2-3 trẹo là thường.

- Trời mưa đường bị ngập nước khá sâu, lái xe vẫn cố ủi tới. Ráng thì có thể qua được đoạn ngập đấy nhưng nếu xui mà tắt máy dừng lại, dắt bộ. Sửa sơ sơ, nổ máy được là chạy tiếp. Giả như nước vào nhiều thì bệnh nhẹ thành bệnh nặng vì xe ga có nhiều đường thông khí nên nước cát đất sẽ vào các bộ phân. Xe tay ga không như xe số lây lất sao cũng được, bị ngập chỉ lo xăng, nhớt, bugi nổ may là boong. Dắt xe đến tiệm để thợ vệ sinh sửa chữa, gặp thợ đàng hoàng thì còn đỡ, gặp thợ ma da thì nghe nó phán là méo mặt, tai lùng bùng. Toi mẹ vài trẹo như chơi.

.....

Nhớ thời con nít đi coi chiếu bóng ở sân bãi..


 

Dòng sông tuổi thơ

 

Quân đậu nhăn răng An nam cuốc!

Khi lên đường nhập ngũ, được choàng vòng hoa, được lên cầu vinh quang, được chính quyền đoàn thể đưa tiễn "tình thương mến thương". Sang CPC gọi là quân tình nguyện, đánh nhau giết địch được gọi là đội quân nhà Phật. Cuốc bộ trường kỳ, không có nơi nào mà lính ta chưa biết.Thiếu thốn trăm bề, ăn mặc nhếch nhác chả ra thể thống gì là quân viễn chinh, xấu hổ với dân CPC.

Những người còn sống hoàn thành nhiệm vụ về VN, được phía bạn CPC cũng tổ chức rầm rộ, chia tay hay tống tiễn chả biết. Khi về đến đất mẹ, qua biên giới chả có ma nào chào đón. Âm thầm lặng lẽ về nhà, không ai hỏi thăm, ngoài người thân bà con chòm xóm.
Người có may mắn quen biết thì xin vào làm cơ quan... Phần đông, mạnh ai nấy tìm con đường để sống, làm ruộng làm rẫy, làm đủ thứ nghề. Có người cuộc sống ổn định có người sống lây lất, có người sống với chấn thương tâm lý hậu chiến.
Phụ cấp ra quân, phục viên của bao năm đi lính chỉ đủ tằn tiện sống vài tháng. Mãi đến năm 1991, chính phủ mới ra chính sách cho hưởng phụ cấp chiến trường CPC, tuỳ thời gian mà nhận tiền. Thủ tục khai báo nhiêu khê, có người mấy năm sau mới nhận, phần đông được vài triệu. Số tiền nhỏ bé ấy chả giải quyết được gì cho đời sống, bèn tụ họp bạn bè ăn nhậu, nhắc lại kỷ niệm xương máu ngày xưa thế là xong.
Cái quan trọng là chế độ bảo hiểm y tế, năm kia từ 100% nhà nước lo chi phí khám chữa bệnh thì họ cố bớt lại còn 80%. Lính tráng la làng oai oái mới được như cũ viện lý do nhầm nhọt, ai không biết thiệt thòi ráng chịu. Cuối cùng chờ "sao vàng hạ thổ" là tiền mai táng phí, thân nhân biết thì trình báo nhà nước chi, nhà nào không biết thì tự lo.
Khi về, ai cũng được phát giấy chứng nhận bằng khen, huân huy chương. Mà cái hiện vật nhôm mạ "vàng", có anh đôi khi thích đeo lủng lẳng cho oách thì chẳng thấy đâu. Ấy vậy mà nhà nước còn bày đặt ra nghị định thông tư hướng dẫn kèm theo nó là tiền thưởng. Có mà mơ sắc mớ !

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

Người Việt thường ngồi xổm, ngồi tréo chân, ngồi bó gối, ngồi chân co chân dũi.

Đó là thói quen ngàn xưa để lại, để sẵn sàng đi hay chạy...











Những lãnh đạo VN đến viếng và cầu nguyện ở đền Mahabodhi (Bồ Đề Đạo Tràng) ở Ấn độ.

Nhìn xem, đố bạn gồm những ai.












Để người vô liêm sĩ mà làm thầy thiên hạ?

Chỉ có ở Việt Nam, lẽ ra Thủ tướng phải cách chức và Quốc hội truất phế từ lâu. Tại sao?
ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan: "Bộ trưởng xem mình có đủ sức để hoàn thành nhiệm vụ hay không"
- Bà đã nhìn thấy điều mà nhân dân mong muốn chính quyền nhìn thấy. Rõ ràng, bản thân ông Nhạ đã không còn giữ được hình ảnh người thầy trong mắt nhân dân.
ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền: "Bộ Giáo dục mang đến năng lượng tiêu cực, tôi vô cùng lo lắng"
- Vậy không có lý do gì nhân dân phải đóng thuế để nuôi một bộ trưởng gieo rắc nỗi chán chường và sợ hãi cho họ. Một cá nhân yếu kém và tiểu khí như ông Nhạ mà làm đến thượng thư, không ai còn năng lượng tận hiến phụng sự xã hội.
(lời bình lời ĐBQH của Nguyễn Tiến Tường)

Ankroet - nhà máy thủy điện đầu tiên ở Việt Nam.

Nhìn từ xa như biệt thự giữa rừng thông ở thôn Đan Kia xã Lát huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng. Pháp xây dựng chủ yếu bằng đá với lao động thủ công, máy phát điện Mỹ sản xuất, công suất ban đầu 600 kW. Khởi công 1942 khánh thành 1945.
(Ảnh VnExpress)













Nhà máy thủy điện đầu tiên ở VN, 100 năm còn lại chút này.

Đầu tiên không phải là Ankroet ở Lâm Đồng mà là Cát Cát ở Sapa (Lào Cai).
Được người Pháp xây dựng vào năm 1925, công trình có công suất thiết kế ban đầu là 50 kw/h, chủ yếu phục vụ cho sĩ quan và binh lính Pháp tại Sa Pa.
Đến năm 1953, trong phong trào tiêu thổ kháng chiến, hệ thống máy được di chuyển về Yên Bái nên công trình ngừng hoạt động.
Đến năm 1960, người Ba Lan xây dựng Trạm Vật lý địa cầu tại huyện Sa Pa đã giúp khôi phục lại nhà máy thủy điện Cát Cát với một bộ máy khác sản xuất tại Ba Lan, đưa công suất lên 100 kw/h, cung cấp điện cho Trạm Vật lý và một số cơ quan đầu não của huyện.
Nhà máy hoạt động liên tục đến năm 1979, trong thời kỳ xảy ra chiến tranh biên giới phía Bắc thì phục vụ thêm nhu cầu dân sinh thị trấn Sa Pa theo hình thức luân phiên cách ngày.
Đến tháng 3-1993, cùng với sự phát triển của ngành điện Việt Nam, nơi đây được sử dụng điện lưới quốc gia. Nhà máy thủy điện Cát Cát ngừng hoạt động, chấm dứt vai trò sau quãng thời gian hàng chục năm cung cấp điện cho một vùng núi cao.
Nguồn: Baodaklak




Tìm kiếm Blog này