Việc nhỏ thôi nhưng tác hại vô cùng lớn, không để ý là toi!
- Dầu láp bị rò rỉ dẫn đến máy khua, nếu cạn hết thì banh xe luôn. Nó chỉ có 120 cc, xì từ từ, phía mặt trong lốc máy khó thấy nên người kỹ tính mới biết. Gặp mấy thằng thợ hư đâu sửa đấy, thấy mà vô lương tâm không báo cho chủ biết để thay phốt châm dầu kịp thời. Bảo trì xe số đến xe tay ga là một bước dài, Kiều nói rồi: "nghề chơi cũng lắm công phu". Đi xe càng sang thì khâu bảo trì càng cực kỳ quan trong. Gặp người chỉ biết xách xe chạy, không để ý thay nhớt, dầu, lọc gió, lọc nhớt, nồi láp... Không bảo trì theo đúng định kỳ thì chớ thắc mắc vì sao xe người ta chạy 10 năm còn êm ru còn xe mình mới chạy có 5 năm thì như cái máy gạo.
- Không kiểm tra dây cuaroa khi xa. Khi đi đường dài, nhất là giữa trưa trời nóng, xe chạy càng nhanh thì càng ma sát trong máy. Thế là bỗng dưng xe tịt dừng lại dù máy vẫn nổ vì trước đó dây tới hạn, răn giãn mà mình không thay hay biết mà cố chạy rán. Cái giá phải trả cực đắc, khóc tiếng tiều luôn. Đường vắng hên xui, giữa trưa dắt xe xì khói lỗ đít, có khi vài cây số, gặp có chỗ sửa xe mừng hết lớn. Mở lốc máy ra, có khi hỡi ôi: dây cuaroa đứt nó cuốn phá bộ đồ lòng chuyển động của máy. Thợ chặt chém giá nào cũng nôn tiền lại cảm ơn rối rít. Nặng thì toi 2-3 trẹo là thường.
- Trời mưa đường bị ngập nước khá sâu, lái xe vẫn cố ủi tới. Ráng thì có thể qua được đoạn ngập đấy nhưng nếu xui mà tắt máy dừng lại, dắt bộ. Sửa sơ sơ, nổ máy được là chạy tiếp. Giả như nước vào nhiều thì bệnh nhẹ thành bệnh nặng vì xe ga có nhiều đường thông khí nên nước cát đất sẽ vào các bộ phân. Xe tay ga không như xe số lây lất sao cũng được, bị ngập chỉ lo xăng, nhớt, bugi nổ may là boong. Dắt xe đến tiệm để thợ vệ sinh sửa chữa, gặp thợ đàng hoàng thì còn đỡ, gặp thợ ma da thì nghe nó phán là méo mặt, tai lùng bùng. Toi mẹ vài trẹo như chơi.
.....