Lão đi làm công luôn coi tài sản của chủ như của mình, không trục lợi từ công ty, năng lực không đến nỗi ù ù cạc cạc. Thế mà gặp khi hoạ vô đơn chí thì bị chém không tha. Tuy nhiên lão vẫn giữ áo cũ công ty cấp để làm kỷ niệm. Vậy cái câu: ai bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai bắn lại bằng đại bác - đâu có đúng. Già rầu, lẽ ra Cty cho lão làm cái chân giám đốc bảo tàng mới phải. Mà công ty đâu còn nữa, bán mất rồi kiếm triệu đô. huhu.
Tim thông tin blog này:
Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021
"Một nhát gươm đưa đéo mẹ đời!"
(CBQ)
Lão đi làm công luôn coi tài sản của chủ như của mình, không trục lợi từ công ty, năng lực không đến nỗi ù ù cạc cạc. Thế mà gặp khi hoạ vô đơn chí thì bị chém không tha. Tuy nhiên lão vẫn giữ áo cũ công ty cấp để làm kỷ niệm. Vậy cái câu: ai bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai bắn lại bằng đại bác - đâu có đúng. Già rầu, lẽ ra Cty cho lão làm cái chân giám đốc bảo tàng mới phải. Mà công ty đâu còn nữa, bán mất rồi kiếm triệu đô. huhu.
Lão đi làm công luôn coi tài sản của chủ như của mình, không trục lợi từ công ty, năng lực không đến nỗi ù ù cạc cạc. Thế mà gặp khi hoạ vô đơn chí thì bị chém không tha. Tuy nhiên lão vẫn giữ áo cũ công ty cấp để làm kỷ niệm. Vậy cái câu: ai bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai bắn lại bằng đại bác - đâu có đúng. Già rầu, lẽ ra Cty cho lão làm cái chân giám đốc bảo tàng mới phải. Mà công ty đâu còn nữa, bán mất rồi kiếm triệu đô. huhu.
Thấy thanh niên Miền Tây quá hiền khi đụng chuyện với công quyền.
Sự việc thế này, Chủ Nhật sáng nay, thấy mà tức thay!
Một tốp thanh niên mặc thường phục, đi xe bán tải biển xanh đổ xịch lại chỗ đám đông đang ngồi chơi, truy bắt đá gà. Đám đó nói năng cột lốc ra vẻ quyền thế ta đây. Đoán là những TN này bên văn hoá, trật tự an ninh của phường, có thể là cán bộ văn hoá, công an hay dân quân chi đó. Đám thanh niên MT và người nhà có nuôi và chơi gà trả lời đối đáp yếu ớt. Đám bên chính quyền bắt đâu chừng chuc con gà, cột bỏ vào túi đệm, đòi bắt giữ cả xe máy. Lát sau, họ điệu 4-5 thanh niên MT lên thùng xe và mang gà chở đi.
Không có bằng chứng đám đông tụ tập nuôi và tổ chức đá gà ăn tiền, thế mà vẫn ngoan ngoãn nghe theo đám TN phường về trụ sở. Đám TN MT hay ăn nhậu đù mẹ đù má với nhau, đụng trận thi ngoan ngoãn phết! Gặp TN Miền Bắc hả, ứng xử sẽ khác, có thể lớn tiếng chửi, dẫn đến hai bên ấu đả nhau. Họ chả chịu mất gà và không chịu về phường nếu không có tang chứng. Phường làm được, có chăng là bắt lỗi nuôi gà nhiều trong khu dân cư, lập biên bản và phạt. TN phường của địa phương chỉ giỏi bắt nạt TN miền Tây hiền lành tha phương cầu thực mà thôi.
Một tốp thanh niên mặc thường phục, đi xe bán tải biển xanh đổ xịch lại chỗ đám đông đang ngồi chơi, truy bắt đá gà. Đám đó nói năng cột lốc ra vẻ quyền thế ta đây. Đoán là những TN này bên văn hoá, trật tự an ninh của phường, có thể là cán bộ văn hoá, công an hay dân quân chi đó. Đám thanh niên MT và người nhà có nuôi và chơi gà trả lời đối đáp yếu ớt. Đám bên chính quyền bắt đâu chừng chuc con gà, cột bỏ vào túi đệm, đòi bắt giữ cả xe máy. Lát sau, họ điệu 4-5 thanh niên MT lên thùng xe và mang gà chở đi.
Không có bằng chứng đám đông tụ tập nuôi và tổ chức đá gà ăn tiền, thế mà vẫn ngoan ngoãn nghe theo đám TN phường về trụ sở. Đám TN MT hay ăn nhậu đù mẹ đù má với nhau, đụng trận thi ngoan ngoãn phết! Gặp TN Miền Bắc hả, ứng xử sẽ khác, có thể lớn tiếng chửi, dẫn đến hai bên ấu đả nhau. Họ chả chịu mất gà và không chịu về phường nếu không có tang chứng. Phường làm được, có chăng là bắt lỗi nuôi gà nhiều trong khu dân cư, lập biên bản và phạt. TN phường của địa phương chỉ giỏi bắt nạt TN miền Tây hiền lành tha phương cầu thực mà thôi.
Chiếc rìu của người miền Trung là sáng tạo độc đáo của các Dân tộc.
Rựa và rìu là 2 vật dụng không thể thiếu cho thợ đi rừng. Rựa đa năng còn rìu thì chuyên dùng. Rựa có nguồn gốc từ người miền Trung thì ngược lại rìu từ người vùng cao. Người ta dùng để đốn cây lớn và đẽo gỗ. Ít người biết nhưng ai đã dùng qua thì biết nó cực bén, nếu mũi đi lệch có thể làm đứt hẳn ngón hay bàn chân. Hơi khó sử dụng cho nên người dùng cần có thời gian để làm quen với rìu. Đường chặt, vạt rất thẳng hướng nhờ có cái cây dài nối với mũi. Bỏ sức người ra ít mà lực rất mạnh vì có cái cán dài thuận tay. Mỗi khi đốn, nó táp phập vào thân cây, tập trung vào điểm thay vì diện như các loại rìu khác. Cho nên trong việc đốn và đẽo lõi cây cứng, nó ưu việt hơn hẳn cái lại rìu lưỡi bản to và cán ngắn.
Hình minh hoạ:
Chiếc rìu của dân tộc Thái, rìu với người Giẻ Triêng, M'Nông, Việt.
Hình minh hoạ:
Chiếc rìu của dân tộc Thái, rìu với người Giẻ Triêng, M'Nông, Việt.
Cảm nhận về TCS, nhân xem Stt của anh bạn.
Ông là nghệ sĩ sáng tác nhiều bài mang màu sắc thời cuộc nhưng phi chính trị, không đòi hỏi phải theo phe nào. Yêu mến nên coi ông như một con người bình thường. Ông là phù thủy âm nhạc nên đồng cảm không soi vào câu chữ lúc ông ngẫu hứng. Không phải cái gì TCS sáng tác đều tuyệt, cũng như không phải cái gì KL hát đều hay. Đỉnh cao nhạc TCS với KL là ở Ca khúc Da Vàng mà một thời tụi trẻ chúng tôi yêu nước quá thơ ngây.
Tưởng rằng ăn sang nhưng chưa hẳn vậy.
Với gạo ngon qua ngày hôm sau cơm nguội vẫn mềm dẻo và ngon, thích thì hấp nóng không thì để vậy ăn bình thường nên không có chuyện nấu dư hoặc để cơm thiu mà bỏ. Với nước mắm ngon đã khui chai ăn 1 tháng vẫn giữ màu khá đẹp và chấm ăn đậm đà, không có chất bảo quan nên không độc hại, ít bị oxy hóa thành sậm đen.
Gạo với nước nắm dở thì ăn đồ ăn phải nhiều, nuốt cho dễ trôi, tốn tiền mua thực phẩm hơn. Mình thấy cơm công ty hay thừa cho heo ăn, có gia đình công nhân ăn cơm thừa đổ thật tiếc, đã nghèo còn phí. Chính vì ăn gạo rẻ nở nhiều, dở nên đâm ra lãng phí. Và nước mắm, chưa nói đến chất lượng như Nam Ngư, mua 20 ngàn đồng/chai nhỏ, tưởng rằng rẻ nhưng thật ra là mắc vì nó lạt nên ăn rất hao.
Gạo với nước nắm dở thì ăn đồ ăn phải nhiều, nuốt cho dễ trôi, tốn tiền mua thực phẩm hơn. Mình thấy cơm công ty hay thừa cho heo ăn, có gia đình công nhân ăn cơm thừa đổ thật tiếc, đã nghèo còn phí. Chính vì ăn gạo rẻ nở nhiều, dở nên đâm ra lãng phí. Và nước mắm, chưa nói đến chất lượng như Nam Ngư, mua 20 ngàn đồng/chai nhỏ, tưởng rằng rẻ nhưng thật ra là mắc vì nó lạt nên ăn rất hao.
Nước mắm truyền thống là cá + muối chấm hết.
Báo chí, dư luận chê "nước mắm" Chin Su, Nam Ngư của Masan nhưng nước mắm truyền thống có gì hơn?
Tôi đã dùng thử nhiều loại "nước mắm" mua ở cửa hàng, siêu thị của cái gọi là "mắm truyền thống cổ truyền Việt Nam", sản xuất tại TP.HCM, Phan Thiết, Phú Quốc... Thật thất vọng, có nhận xét là đa số xạo ke, lập lờ giữa phương pháp sản xuất cổ truyền và công nghiệp, kiểu nửa nạc nữa mỡ.
Có thể nói 90% "nước mắm" bán trên thị trường đều có các chất phụ gia để bảo quản và cho hợp thị hiếu đã thay đổi của người tiêu dùng. Nên vị ngọt lờ lợ của hóa học, chậm bán là bị sậm màu dù chưa khui, chấm ăn thiếu cái đậm đà của tự nhiên.
Vì sản xuất hàng loạt với quy mô lớn, có thể giai đoạn đầu họ vẫn ướp chượp như truyền thống nhưng đến giai đoạn sau pha chế thì thành công nghiệp. Hàng thì có lúc bán nhanh bán chậm bán ế, phải để lâu trong kho hay trên kệ hàng. Nước mắm khi đưa các chất phụ gia vào thì nước mắm sẽ biến chất và không thể để lâu trong quá trình lưu thông phân phối đến người tiêu dùng.
Trong khi đó nước mắm làm theo cách truyền thống là ướp cá với muối rồi phơi nắng để cá phân hủy dần thành nước mắm. Muối cũng chính là chất bảo quản tự nhiên nên mắm phải mặn. Mặn thì chấm ít thôi, người làm chìu theo khẩu vị người dùng ngày nay mà pha cho lạt thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng. Dùng mũi ngửi có mùi hơi tanh nồng của cá. Chế biến theo cách truyền thống công thức và cách làm ở đâu cũng vậy, na ná như nhau, ngon hay dở còn tùy vùng biển và khẩu vị.
Như nước mắm mình đang dùng, chai màu sậm đã vơi là khui ăn 1 tháng rồi (rót ra chén màu còn đỏ tự nhiên) còn chai đầy là đã mua 3 tháng vẫn màu tươi đỏ. 110 ngàn/ chai 0,75 hơn hẳn mấy loại bán ở cửa hàng siêu thị, rẻ nhưng không ngon.
Nếu tôi là Bộ Công Thương chỉ cần đặt ra tiêu chí nước mắm truyền thống, thành phần có cá cá và muối, đơn giản vậy thôi. Ngoài ra là nước mắm công nghiệp. Nhà sản xuất chỉ cần ghi rõ tỉ lệ % và độ đạm trên chai, còn lại do người tiêu dùng đánh giá ngon dở, mắc rẻ mà lựa chọn.
Hà lội đụng Sè gồng.
Lề đường - ông Minh nói sao, bắn cối 160 ly, dưới đế cối nó nổ mà không chết. Lệnh trên nã cối, mà ông dám tháo ngòi, tiếp tay cho địch à?
Vào bếp. ông Kháng, ông là chủ cây xăng, ai cấm ông uống? Nóng rồi nha! ông nói 1 tiếng nữa là biết liền...
Tui ngã cái rật cho coi.
Chuyện trò thế này:
Ông trên lính 72 pháo thủ cối 160 ly kể: Khi đánh ở Long An, chiếm trận địa địch, khẩu đội nhảy đại vào hầm (làm biếng đào hầm mới). Bị lính VNCH cài đạn DKZ bên dưới lấp đất lại. Thế là mấy ảnh thả cối bắn mấy quả, đạn dưới nó kích nổ, bụi đất bay mù mịt. Nhờ cái đế cối quá to và nặng, nó không vỡ hoặc lật mà cứu mạng mấy anh, không ai bị chết hay bị thương.
Rồi lệnh của cấp trên nã cối, ông là pháo thủ số 2 vẫn chấp hành thả đạn vào nòng nhưng không rút chốt, cho đạn bay đến mục tiêu mà không nổ. Vì lính VNCH đang bám trụ gần với dân, cối lớn nổ tầm sát thương bán kính rộng cả 100 mét, sợ dân chết theo lính.
Còn ông dưới thì giàu, chủ cây xăng nhưng ảnh uống mới có 3 lon thì đài phát có phần lung tung. Nên hai ông anh kia bấm nhỏ cản không cho uống nhiều, dân phía Bắc - Hà lội sợ mất qui với dân Sè gồng. Haha. vui.
Vào bếp. ông Kháng, ông là chủ cây xăng, ai cấm ông uống? Nóng rồi nha! ông nói 1 tiếng nữa là biết liền...
Tui ngã cái rật cho coi.
Chuyện trò thế này:
Ông trên lính 72 pháo thủ cối 160 ly kể: Khi đánh ở Long An, chiếm trận địa địch, khẩu đội nhảy đại vào hầm (làm biếng đào hầm mới). Bị lính VNCH cài đạn DKZ bên dưới lấp đất lại. Thế là mấy ảnh thả cối bắn mấy quả, đạn dưới nó kích nổ, bụi đất bay mù mịt. Nhờ cái đế cối quá to và nặng, nó không vỡ hoặc lật mà cứu mạng mấy anh, không ai bị chết hay bị thương.
Rồi lệnh của cấp trên nã cối, ông là pháo thủ số 2 vẫn chấp hành thả đạn vào nòng nhưng không rút chốt, cho đạn bay đến mục tiêu mà không nổ. Vì lính VNCH đang bám trụ gần với dân, cối lớn nổ tầm sát thương bán kính rộng cả 100 mét, sợ dân chết theo lính.
Còn ông dưới thì giàu, chủ cây xăng nhưng ảnh uống mới có 3 lon thì đài phát có phần lung tung. Nên hai ông anh kia bấm nhỏ cản không cho uống nhiều, dân phía Bắc - Hà lội sợ mất qui với dân Sè gồng. Haha. vui.
Các khu công nghiệp của VN nếu không có Tàu thì sao?
Nếu toàn TQ là nhà máy lớn sản xuất khổng lồ thì VN là nhà máy nhỏ gia công. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, VN có lợi đó. Nhưng sẽ đi về đâu, nếu như:
Không có Tàu Trung Quốc, không có Tàu nội địa VN thì các khu công nghiệp lấy đâu ra nguyên phụ liệu rẻ để gia công SX. Chết là cái chắc. Nền công nghiệp mạnh ai nấy lo. Nền nông nghiệp thì bấp bênh, diện tích thì ngày càng teo tóp. Trong khi đó người Việt mãi mê đất đai, phân lô bán nền, xây dựng hết công trình này đến công trình khác để mua bán lẫn nhau.
Không có Tàu Trung Quốc, không có Tàu nội địa VN thì các khu công nghiệp lấy đâu ra nguyên phụ liệu rẻ để gia công SX. Chết là cái chắc. Nền công nghiệp mạnh ai nấy lo. Nền nông nghiệp thì bấp bênh, diện tích thì ngày càng teo tóp. Trong khi đó người Việt mãi mê đất đai, phân lô bán nền, xây dựng hết công trình này đến công trình khác để mua bán lẫn nhau.
Điều ngộ nhận về mức độ ác liệt và gian khổ của lính chiến trường K.
Người ta ngộ nhận và ngay bản thân tôi ban đầu cũng nghĩ sai do đơn vị mình hoạt động trong nội địa. Người ta nghĩ rằng lính ở CPC sao bằng lính trước 1975 vì Mỹ giàu nhiều bom pháo. Gian khổ sao bằng mấy tháng hành quân dọc dãy Trường Sơn. Sao bằng mặt trận Quảng Trị, Kon Tum, Bình Long - An Lộc... Kh'mer Đỏ, nó là tàn quân thì có gì ghê gớm. Và nhiều so sánh nữa...
Khách quan chẳng sai, nhưng chưa thấu hiểu nên so sánh khập khiễng. Vì tính chất và hoàn ảnh hai cuộc chiến khác nhau. Ở VN đa phần phân tuyến địch - ta còn ở CPC thì đâu cũng có ta, đâu cũng có địch. Thậm chí bản thân người trong cuộc cũng không đánh giá hết thực tế vì mỗi đơn vị chỉ làm phận sự ở một hướng, một vùng, chỉ là một phần nhỏ trên đất nước trải rộng mênh mông.
"Thần tốc, táo bạo" giải phóng làm chủ thủ đô và tất cả các tỉnh thành, cái giá phải trả là 10 năm gian lao sau đó, ngày 07/01/1979 chỉ là mốc khởi đầu. Nói đến các đội quân viễn chinh trong lịch sử, người ta nghĩ ngay đến của nước hùng mạnh đủ tài lực mới đi can thiệp vào nước khác. Quân VN sang CPC khác hoàn toàn, tôi gọi đùa là đội quân viễn chinh An nam cuốc (đi bộ trường kỳ). Không có cái xó xỉnh, núi cao rừng rậm nào mà quân VN chưa đặt chân đến. Thiếu thốn cực khổ trăm bề, ăn mặc nhếch nhác, chả ra gì dưới con mắt của người dân CPC sở tại.
Không có nơi nào nào mà không có địch. Địch đu bám từ thành thị đến thôn quê hẻo lánh, mãi tít trong rừng vắng. Nó là tàn quân nhưng sau cú choáng váng thì cụm lại, tinh thần dân tộc được khơi dậy, vũ khí có TQ bơm cho, Mỹ, Thái... tài trợ.
Ác liệt gian khổ nhất là những nơi biên giới giáp Thái Lan. Ta vây nó, nó vây ta, có những những căn cứ, điểm cao mà hai bên giành giật, chà đi xát lại năm ba lần. Lính phải hành quân truy quét hết ngày này tháng khác, năm tiếp năm. Nghỉ dưỡng quân cao lắm một tuần, nửa tháng. Ta dừng lại thì địch bao vây tấn công, quấy rối, hai bên tập kích, phục kích nhau như cơm bữa. Không biết ngày nào mình đạp mìn, trúng pháo đạn, tính mạng lơ lững, mịt mù ngày về đất mẹ.
Thần kinh luôn căng thẳng. Thành ra người lính đâm ra bất cần, thây kệ cho cuộc sống đưa đẩy. Ngoài những chiến công, hả hê đánh thắng, đoàn kết một lòng là nỗi buồn thoáng chốc khi nhìn xác đồng đội mới đây đã chết. Mới đây còn đùa giỡn với nhau giờ đã mất giò kêu la thảm thiết. Đa số bị sốt rét "lên bờ xuống ruộng", có người chập mạch khùng điên. Thỉnh thoáng có người đào ngũ về nước hay trốn sang đất Thái, có kẻ thành phỉ trấn lột dân buôn...
Lính ở ngoài rừng thì nguy hiểm hơn lính trong dân nhưng có đồng đội xung quanh yểm trợ. Còn lính làm nhiệm vụ trong dân thì sướng hơn nhưng lạnh lưng hở sườn. Dân đấy mà địch cũng đấy, khôn sống dại chết. Còn tùy hên xui, chả ai dám nói thánh nói tướng. Lính ở gần "mặt trời" thì nóng mà sướng, lính xa khổ mà mát. Cũng là thằng lính nhưng ở gần sở chỉ huy được trang bị quần áo, ăn uống không đến nỗi tệ. Xa thì lệ thuộc phương tiện vận chuyển tiếp tế, bị hậu cần cắt xén dần quyền lợi...
Bức tranh khí thế, ảm đạm, bầm dập, vô thường. Đủ thứ hầm bà lằng, nói chẳng bao giờ hết...
Ngoài rừng núi, hai bên đấu nhau bằng súng đạn và xương máu còn trong dân, hai bên đấu nhau bằng cân não.
Cố đấm có ăn xôi? Nói sa lầy cũng đúng mà không cũng đúng, tùy góc nhìn. Nó phải diễn ra như thế. Rốt cuộc cũng an ủi phần nào những người lính đã đổ mồ hôi xương máu, không phải như Liên Xô sau 10 sau theo đuổi. Rồi rút quân khỏi Afghanistan bị quân nổi dậy truy sau đít, lập lại thế cờ như cũ. Gì thì gì, cũng được một chính thể láng giềng đi hàng hai tồn tại đến ngày nay.
Khách quan chẳng sai, nhưng chưa thấu hiểu nên so sánh khập khiễng. Vì tính chất và hoàn ảnh hai cuộc chiến khác nhau. Ở VN đa phần phân tuyến địch - ta còn ở CPC thì đâu cũng có ta, đâu cũng có địch. Thậm chí bản thân người trong cuộc cũng không đánh giá hết thực tế vì mỗi đơn vị chỉ làm phận sự ở một hướng, một vùng, chỉ là một phần nhỏ trên đất nước trải rộng mênh mông.
"Thần tốc, táo bạo" giải phóng làm chủ thủ đô và tất cả các tỉnh thành, cái giá phải trả là 10 năm gian lao sau đó, ngày 07/01/1979 chỉ là mốc khởi đầu. Nói đến các đội quân viễn chinh trong lịch sử, người ta nghĩ ngay đến của nước hùng mạnh đủ tài lực mới đi can thiệp vào nước khác. Quân VN sang CPC khác hoàn toàn, tôi gọi đùa là đội quân viễn chinh An nam cuốc (đi bộ trường kỳ). Không có cái xó xỉnh, núi cao rừng rậm nào mà quân VN chưa đặt chân đến. Thiếu thốn cực khổ trăm bề, ăn mặc nhếch nhác, chả ra gì dưới con mắt của người dân CPC sở tại.
Không có nơi nào nào mà không có địch. Địch đu bám từ thành thị đến thôn quê hẻo lánh, mãi tít trong rừng vắng. Nó là tàn quân nhưng sau cú choáng váng thì cụm lại, tinh thần dân tộc được khơi dậy, vũ khí có TQ bơm cho, Mỹ, Thái... tài trợ.
Ác liệt gian khổ nhất là những nơi biên giới giáp Thái Lan. Ta vây nó, nó vây ta, có những những căn cứ, điểm cao mà hai bên giành giật, chà đi xát lại năm ba lần. Lính phải hành quân truy quét hết ngày này tháng khác, năm tiếp năm. Nghỉ dưỡng quân cao lắm một tuần, nửa tháng. Ta dừng lại thì địch bao vây tấn công, quấy rối, hai bên tập kích, phục kích nhau như cơm bữa. Không biết ngày nào mình đạp mìn, trúng pháo đạn, tính mạng lơ lững, mịt mù ngày về đất mẹ.
Thần kinh luôn căng thẳng. Thành ra người lính đâm ra bất cần, thây kệ cho cuộc sống đưa đẩy. Ngoài những chiến công, hả hê đánh thắng, đoàn kết một lòng là nỗi buồn thoáng chốc khi nhìn xác đồng đội mới đây đã chết. Mới đây còn đùa giỡn với nhau giờ đã mất giò kêu la thảm thiết. Đa số bị sốt rét "lên bờ xuống ruộng", có người chập mạch khùng điên. Thỉnh thoáng có người đào ngũ về nước hay trốn sang đất Thái, có kẻ thành phỉ trấn lột dân buôn...
Lính ở ngoài rừng thì nguy hiểm hơn lính trong dân nhưng có đồng đội xung quanh yểm trợ. Còn lính làm nhiệm vụ trong dân thì sướng hơn nhưng lạnh lưng hở sườn. Dân đấy mà địch cũng đấy, khôn sống dại chết. Còn tùy hên xui, chả ai dám nói thánh nói tướng. Lính ở gần "mặt trời" thì nóng mà sướng, lính xa khổ mà mát. Cũng là thằng lính nhưng ở gần sở chỉ huy được trang bị quần áo, ăn uống không đến nỗi tệ. Xa thì lệ thuộc phương tiện vận chuyển tiếp tế, bị hậu cần cắt xén dần quyền lợi...
Bức tranh khí thế, ảm đạm, bầm dập, vô thường. Đủ thứ hầm bà lằng, nói chẳng bao giờ hết...
Ngoài rừng núi, hai bên đấu nhau bằng súng đạn và xương máu còn trong dân, hai bên đấu nhau bằng cân não.
Cố đấm có ăn xôi? Nói sa lầy cũng đúng mà không cũng đúng, tùy góc nhìn. Nó phải diễn ra như thế. Rốt cuộc cũng an ủi phần nào những người lính đã đổ mồ hôi xương máu, không phải như Liên Xô sau 10 sau theo đuổi. Rồi rút quân khỏi Afghanistan bị quân nổi dậy truy sau đít, lập lại thế cờ như cũ. Gì thì gì, cũng được một chính thể láng giềng đi hàng hai tồn tại đến ngày nay.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)