Tim thông tin blog này:

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2024

Vì sao có tình trạng bài Hoa ở các nước ĐNA ?

Tôi không ghét gì người Hoa nhưng ở đây chỉ nói mặt trái của đa số người Hoa thôi. Theo cảm nhận ngắn gọn của tôi:
Ở các nước ĐNA thì đâu có người Hoa thì ở đấy có hối lộ tham nhũng, họ là bậc thầy lãnh vực này. Nhà cầm quyền lo lắng họ lũng đoạn nhà nước, làm suy yếu hệ thống chính trị nước đó. Họ nắm hầu hết tài nguyên nhưng thiếu trách nhiệm với quốc gia nơi mình sinh sống nên chính quyền các nước mới kích động dân chúng bài Hoa...

Dạy con nếp xưa ở nhà ông bạn tôi.

Ông bạn nhà báo Anh Kiet Lê Đại tính rất bỗ bã với bạn bè kiểu miền Tây nhưng trân trọng sự có mặt từng người đến nhà chơi, bất kể là ai. Với người vai anh chị thì đâu ra đó.
Bạn dùng tiếng xưa thông báo mời trên FB với người thân quen là ngày kỵ cơm hiền nội, kính mời... Trước ngày giỗ, với người hay quên như mình thì còn nhắn tin thêm lần nữa: mai cúng cơm... qua chơi nghen. 

Lại chuyện cái tên con người.

Mình từng tám chơi như vầy:
Đặt tên cho con, hầu hết cha mẹ có nguyện vọng muốn con mình được vậy, muốn ghi nhớ một kỷ niệm. Có người đặt tên con cho sang mà có khi đặt chỉ cho có. Dù gì thì gì, con người cõng cái tên trên lưng mình suốt cả cuộc đời. Nó tác động vô thức đến chủ nhân, thành ra con người vô tình làm theo cho đúng với cái tên.

Ở Sài Gòn, bạn đã từng ăn lề đường mà tay bưng tô lua húp

 chứ không có bàn để đặt. Có ăn bình dân vỉa hè mới hiểu người lao động và vì sao Đàm Hà Phú đặt tên sách của mình là Chuyện Nhỏ Sài Gòn.
Hôm bữa Phan Quang từ Hà Nội vào, rủ mình đến thăm nhà Đức Thắng nhậu chơi, đều quen biết nhau trên mạng từ lâu. Quang kêu đi ăn sáng cái đã, mà phải là bánh canh tôm cơ vì em rất thèm nó. Hai anh em chạy xe máy lòng vòng tìm chỗ, mãi khi vào đường Nguyễn Xí thì tình cơ mới bắt gặp được. Một xe đẩy bán ké trước góc của một cửa hàng trên vỉa hè hẹp.

Chuyên gia chống chiến tranh du kích và nổi dậy, giấc mơ không thành của tôi.

Nguồn cơn bắt đầu từ cuối năm 1978, tôi đóng quân ở Kon Tum, tỉnh có biên giới giáp Lào và Campuchia. Người tạo cảm hứng công tác là Thủ trưởng dân tình báo gộc của đơn vị. Từ đấy, tôi quan tâm đến mối quan hệ giữa ba nước Đông Dương nên đã học tiếng Lào trong lúc tiếp xúc với dân tỵ nạn. Tôi chỉ là hạ sĩ trợ giáo nhưng có vinh dự đứng ra huấn luyện một tiết mục chiến thuật cho tiểu đoàn quân khu Đông Bắc CPC tương lai. Tiểu đoàn này do ông Bu Thoong lãnh đạo, sau này là bộ trưởng quốc phòng, một nhân vật khá quyền lực ở CPC.

Quỳnh Dung, có người ta ngưỡng mộ nhưng khó thể học theo!

Đó là Quỳnh Dung, người thực sự tự do, không chồng, nay tuổi trạc 40.
Cô ấy bỏ nhà ra đi mười mấy năm lang bạt nhiều nước trên thế giới với số tiền tối thiểu. Chỉ vì muốn thoát ly mọi định kiến giáo điều, tự mình khám phá tìm hiểu đất nước, con người, dân tộc và tín ngưỡng ở nơi khác. Người cổ vũ lối sống tối giản, dám nghĩ dám làm cho giới trẻ thích đi bụi. Cô đi ta bà thế giới, lúc xuất hiện, lúc biệt tăm tích.

Ngồi tính sổ đời lính:

Vì sao gọi là Quân đội nhân dân?
Qua trường hợp của tôi:
Tôi đi học, về quê công tác thanh niên rồi đi bộ đội.
Với 13,5 năm lính, có 3 tháng ở biên giới và 6,5 năm ở CPC.
Qua 16 chức vụ và công việc khác nhau, từ 3 ngày đến 2 năm.

Có thể là hình ảnh về 1 người
Xem thông tin chi tiết và quảng cáo
Tất cả cảm xúc:
Bạn, Phú Đặng, Cao Thanh Cẩmm và 57 người khác


Si phọ thợ hồ của lão:

Ba đứa con tươi rói, bố thì lo nợ nên đau dạ dày
Nhớ chuyện 20 năm trước...
Mình đang làm kỹ thuật sấy gỗ cho Loan Mén (Quốc Cường GL) thì ông Võ Văn Kiệt cấm cửa rừng nên nhanh nhẩu đoản xin nghỉ. Lang thang chơi mấy tháng hết tiền mới cầu cứu thằng bạn học cũ tên Hiển: có việc gì cho tao làm với. Thằng bạn bảo: thì mày lên rừng với tao. Thế là khăn gói lên huyện miền núi Sa Thầy KT, nơi nó đang nhận xây dựng một trường tiểu học nên giao mình trông coi kho xi măng sắt thép kiêm nhân viên tiếp tế ăn uống cho thầy thợ làm.

Hổng do chính trị thì giới showbiz đã chọn madame Trần Lệ Xuân làm tổ nghề.

Tạo dáng, chụp ảnh mọi lúc mọi nơi với các nhơn vật quan trọng chứ dân đen thì đừng có mơ.
(Photo by John Dominis)



Các cô gái Thượng khó chịu khi ép họ phải làm điều họ không muốn

Xem những tấm ảnh các cô gái Thượng, sẽ cảm nhận được sự khó chịu nhẫn nhục khi chế độ của người Kinh bắt ép họ phải làm điều họ không muốn trừ phi đó là cha, chồng hay người yêu của họ. Ông Ngô Đình Diệm phong kiến nên buột những cô gái mà ông tiếp xúc phải ăn mặc kín đáo chứ không theo phong tục cổ truyền bản địa của họ. Đề nghị Sam Bounya cho ý kiến đánh giá về cách ăn mặc, có đúng của người phụ nữ Thượng không?

Tìm kiếm Blog này