chứ không có bàn để đặt. Có ăn bình dân vỉa hè mới hiểu người lao động và vì sao Đàm Hà Phú đặt tên sách của mình là Chuyện Nhỏ Sài Gòn.
Hôm bữa Phan Quang từ Hà Nội vào, rủ mình đến thăm nhà Đức Thắng nhậu chơi, đều quen biết nhau trên mạng từ lâu. Quang kêu đi ăn sáng cái đã, mà phải là bánh canh tôm cơ vì em rất thèm nó. Hai anh em chạy xe máy lòng vòng tìm chỗ, mãi khi vào đường Nguyễn Xí thì tình cơ mới bắt gặp được. Một xe đẩy bán ké trước góc của một cửa hàng trên vỉa hè hẹp.
Xe hàng rất nhỏ, mọi cái người ta đều chuẩn bị sẵn từ nhà trong hẻm mang ra, chỉ việc múc bán. Khách mua mang về hay ăn tại chỗ, tùy ý. Có vài cái ghế vừa nhỏ vừa rách, phải chồng đôi lên ngồi mới vững. Bàn thì không có, người bán bảo không dám bày vì sợ choáng chỗ của cửa hàng và sợ công an, dân phòng đuổi. Đồ dùng đều bằng nhựa, đôi đũa ngắn củn, cái muỗng, cái tô cái chén đều mỏng lét.
Hai anh em vừa bưng tô vừa gắp lua húp sì sụp. Mỏi tay cũng đành chịu chẳng biết đặt đâu. Nhưng bù lại được cái bánh canh tôm nấu rất có bài, hợp khẩu vị, mình và Quang đều tấm tắc khen ngon. Một bữa ăn sáng thật ấn tượng nhớ đời.
Mình mới nghĩ ra người lao động nghèo làm ăn ở nơi đất chật người đông này phải lèo tèo tạm bợ vậy mới trụ được. Chứ đâu như nghe nói TPHCM sẽ triển khai 5.000 xe hủ tiếu gõ. Người ta cung cấp sẵn mọi thứ, vệ sinh theo chuẩn an toàn thực phẩm. Người lao động không phải bỏ vốn ra, chỉ việc đứng bán.
Nghe cứ như trong mơ, đẩy xe bán ở đâu, có cạnh tranh nổi với hũ tiếu gõ truyền thống của dân cố cựu hay dân Quảng Nam, Quảng Ngãi sinh cơ lập nghiệp?