Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Con trai nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh nói về chuyện “con ông cháu cha”

0:15 21/01/2017
Năm 2016, báo chí dồn sự chú ý vào Bộ Công thương, khi mà vụ án Trịnh Xuân Thanh và chuyện bổ nhiệm con trai của cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khiến dư luận xã hội phẫn nộ.

Đó là lý do, Chuyên đề An ninh thế giới Giữa tháng – Cuối tháng thực hiện cuộc trò chuyện với ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và cũng là con trai của Đại tướng - nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh về đề tài “con ông cháu cha” mà chính ông cũng là người trong cuộc theo một cách nào đó. Đây là cuộc trò chuyện thẳng thắn hiếm có từ một quan chức cấp cao dành cho báo chí...

Tôi có lúc “đơn độc” trong đấu tranh...
- Nhà báo Tô Lan Hương: Tôi đã đọc thêm về tiểu sử của anh trên Wikipedia trong lúc ngồi chờ anh đến. Wikipedia viết thế này: Đến năm 1997, khi anh 40 tuổi, anh mới chỉ là chuyên viên trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Mà năm 1997, ba anh - Chủ tịch nước Lê Đức Anh mới nghỉ hưu. Thật bất ngờ và thật thú vị...

- Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà: Thật ra Wikipedia có tí nhầm lẫn. Năm 1992, tôi đã là thiếu tá quân đội và ra quân, về giảng dạy ở Trường Hàng không Việt Nam. Năm 1996, tôi sang làm chuyên viên ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Năm 2001 tôi về TP HCM làm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, từ đó mới chính thức “làm quan”.

Điều bất ngờ về những thiết bị "cổ lỗ" của tàu ngầm Kilo 636 VN

Hà Dũng | 10/06/2016 07:30 AM
Điều bất ngờ về những thiết bị "cổ lỗ" của tàu ngầm Kilo 636 VN
Thủy thủ tàu ngầm Việt Nam đang tiến hành làm dây neo

Trên những cỗ máy hết sức hiện đại như tàu ngầm Kilo 636 thì những thiết bị, công nghệ truyền thống có vẻ cổ lỗ vẫn hiện diện một cách phổ biến.

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

Hồi kí cố vấn Trung Quốc (I)

Phần 1 : hồi kí của La Quý Ba, cố vấn trưởng, đại sứ đầu tiên của TQ ở Việt Nam


Hồi kí Cố vấn Trung Quốc (1)



HỒI KÍ LA QUÝ BA


dịch và hiệu đính :

DƯƠNG DANH DY


Chúng tôi bắt đầu công bố dưới đây toàn văn tập hồi kí nhan đề GHI CHÉP THỰC VỀ VIỆC  ĐOÀN CỐ VẤN QUÂN SỰ TRUNG QUỐC VIỆN TRỢ VIỆT NAM CHỐNG PHÁP (Hồi ký của những người trong cuộc), do Dương Danh Dy dịch và hiệu đính theo ấn bản  2002 của Nhà xuất bản Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc (Bắc Kinh).
Đây là lời kể của những người Trung Quốc đã sang Việt Nam thời gian 1950-54 làm cố vấn trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Mở đầu là hồi kí của LA QUÝ BA, Trưởng đoàn cố vấn, đồng thời là đại sứ đầu tiên của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.  Nguyên bản bài viết mang đầu đề : MẪU MỰC SÁNG NGỜI CỦA CHỦ NGHĨA QUỐC TẾ VÔ SẢN /  Nhớ lại Mao Trạch Đông và viện trợ Việt Nam chống Pháp.  Ngày nay, thực tiễn cũng như các tư liêu lịch sử cho thấy thực chất mẫu mực ấy như thế nào : cái nhìn của bản thân Mao Trạch Đông về Việt Nam và Đông Nam Á (trong các cuộc nói chuyện vói Edgar Snow ở Diên An) mang nặng dấu ấn của chủ nghĩa Đại Hán ; chủ trương "chia để trị" của "thiên triều" thể hiện rõ trong vai trò của Trung Quốc ở Hội nghị Genève năm 1954 (với tài năng phi thường của Chu Ân Lai), xuyên suốt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1959-1975) cũng như trong thời kì "chiến tranh Đông Dương lần thứ ba".  Từ "chống đế quốc Mĩ đến người Việt Nam cuối cùng" đến "bài học 1979" dạy cho "tiểu bá vô ơn bạc nghĩa" -- và ngày nay nữa trong quan hệ "16 chữ vàng" hào nhoáng -- đó là một chính sách nhất quán, "làm gì cũng có tính toán thâm sâu", trước sau như một, chỉ thay đổi là thái độ, phương tiện và phương pháp (hữu nghị hay thù nghịch, ủng hộ hết mình hay mưu ma chước quỷ, "đánh cho kiệt máu")...

Hồi kí cố vấn Trung Quốc (II)

Vai trò của Vi Quốc Thanh (Wei Guoqing) qua lời kể của viên thư kí


Hồi kí cố vấn Trung Quốc (3)



ĐỒNG CHÍ VI QUỐC THANH 
TRONG VIỆN TRỢ VIỆT NAM
ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁP

Vu Hoá Thầm

bản dịch của DƯƠNG DANH DY

Cuộc đời binh mã của Vi Quốc Thanh văn võ song toàn trải qua trăm trận, lập nhiều chiến công. Chiến tranh giải phóng thắng lợi chưa được bao lâu đồng chí vâng lệnh dẫn đầu đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống pháp hỗ trợ Quân đội Nhân dân Việt Nam tác chiến và xây dựng và cống hiến quan trọng trong việc giành thắng lợi của chiến tranh chống Pháp. Có một lần tiếp khách nước ngoài, một đồng chí lãnh đạo Trung ương nói, thời kỳ chiến tranh Việt Nam chống Pháp có hai trận đánh lớn, một là chiến dịch Biên Giới, Trần Canh giúp chỉ huy, hai là chiến dịch Điện Biên Phủ, Vi Quốc Thanh giúp chỉ huy. Bài viết này tường thuật, tóm lược chặng đường đặc biệt đó của Vi Quốc Thanh nhất là vai trò quan trọng của đồng chí trong cuộc quyết chiến Điện Biên Phủ.


Tổ chức Đoàn sang Việt Nam

Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2017

Hồng vệ binh văn hoá Nguyễn Lưu đấu tố Phạm Duy, bị vả vào mồm

Phản ứng của Công ty Văn hóa Phương Nam sau bài viết về nhạc sĩ Phạm Duy
12:50 AM - 18/03/2006
LTS: Bài báo Không thể tung hô của tác giả Nguyễn Lưu đăng trên Báo Đầu tư ngày 13.3 đang gây nhiều phản ứng trong dư luận. Nhằm giúp bạn đọc có thông tin để tự bình luận, chúng tôi xin đăng lại toàn văn bài báo của tác giả Nguyễn Lưu và văn bản của Công ty Văn hóa Phương Nam gửi tới các cơ quan có liên quan của Trung ương và TP.HCM bày tỏ ý kiến của mình xung quanh bài báo này.
Bài trên Báo Đầu tư

Không thể tung hô

Có thể nói, một trong những niềm tự hào, tự tôn của dân tộc Việt Nam là triết lý "đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại". Tuy nhiên, "không đánh kẻ chạy lại" cần được hiểu thêm rằng, kẻ chạy lại là ai, và "không đánh" có nhất thiết đồng nghĩa với việc xem người ấy là thần tượng, là nhân vật tiêu biểu để đón rước trọng thể...? Tôi muốn nói đến trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy, người mới được xưng tụng sau đêm nhạc "Ngày trở về" (diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM). Một người bạn, nhà văn Chu Lai đã tỏ ra tâm đắc với ý tưởng này và cho biết, Tạp chí Thế giới mới số mới nhất có đăng một bài viết, với nội dung gói gọn: "Một người từng bỏ kháng chiến theo thực dân Pháp, khi Pháp rút lại theo Ngô Đình Diệm và khi ngụy quyền sụp đổ lại chạy qua Mỹ. Và tại đó, đã viết hàng loạt bài kêu gọi chống Cộng, với giọng điệu “sặc mùi” hiếu chiến. Nay, thấy Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, lại xin trở về! Hà cớ gì phải tung hô, xưng tụng đến như thế!".

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

Trình tuyên giáo

TC xem đoạn đầu đã chán stop, GS Hà Văn Thịnh có lẽ xem kỹ nên có bài bình luận dưới đây:

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

Hai bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm

Một người từng là Uỷ viên Bộ Chính trị - Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương Đảng CSVN

Nhân dân
Cúi mình trên đồng lúa
Lao lên các hỏa điểm chiến tranh
Lăn mình trong các cuộc xuống đường
Cặm cụi với sách vở
Họ là nhân dân thứ thiệt
Nhưng trên diễn đàn cao nhất nước
Có người nói nhân dân chưa đủ trí tuệ
Để hưởng luật biểu tình!
Tôi nghĩ mãi
Ai đã bầu ra ông nghị này nhỉ?
Sao lại sợ nhân dân biểu tình?
Không!
Sự sợ hãi không cứu được chúng ta
Mà chính là sự can đảm
Đi tới dân chủ.
Tháng 11/2011

Đất nước những năm tháng thật buồn

Họ nhà vịt với phong trào lên án nạn ấu dâm

Thua với họ nhà vịt.
Một anh qua Mỹ bị Mỹ xử tội ấu dâm, ra tù bị trục xuất về nước, dân mạng an ủi động viên.
Một em dạng ăn chơi qua Mã bị Mã truy tố tội giết người với bằng chứng clip ghi hình ở sân bay, cư dân mạng kêu gọi hổ trợ pháp lý.
Một thầy giáo tại VN bị mẹ học sinh nghi ngờ hiếp dâm đứa bé con mình, công an chẳng biết dựa vào đâu để truy tố thì dân mạng phỉ nhổ, kêu gọi nhau xử theo luật rừng.
Hiện có ba anh bị dân mạng đưa hình lên mạng “truy nã tội ấu dâm” vì theo họ các đối tượng mua chuộc để qua mặt pháp luật. Cả 3 trường hợp đều chứng cứ yếu, cơ quan thực thi pháp luật đang loay hoay chẳng biết làm thế nào?
Không ít vụ do Công an, Viện kiểm soát, Toà án phải xin lỗi, bồi thường vì làm sai nguyên tắc tố tụng, trong đó có “tội hiếp dâm”. Trường hợp ở Vũng Tàu, trước đơn kêu cứu và áp lực dư luận nên Chủ tịch nước yêu cầu làm rõ và báo cáo, 3 ngày sau VKS Tối cao làm tới, lệnh cho VKS địa phương khởi tố.
Ai đã trải qua hoặc chứng kiến mới hiểu tình dục trong tuổi thơ, ai chưa từng nên tìm hiểu về tâm sinh lý tuổi thơ, mọi điều đều có thể. Âm đạo một bé gái bị tổn thương có thể từ nhiều lý do, lời một đứa bé chưa hẳn là thực tế, lời một bà mẹ chỉ mới là một bên, biết đâu chỉ là sự ám ảnh vô hình.
Nếu sai thì ai sẽ chịu trách nhiệm với tổn thất tinh thần của các cháu, chà đạp lên danh dự của người khác?

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

Chuyện gia đình họ hàng TBT Trường Chinh trong Cải cách ruộng đất

Cung trầm làng Hành Thiện - Kỳ I
Cung trầm làng Hành Thiện - Kỳ II: Nội thất một gia phong


Cung trầm làng Hành Thiện - Kỳ III: Thực hư chuyện đấu tố

TP - Kỳ trước đang nói về bức hoành Âm Kỳ Ngọc - thiêng, lành thay tiếng ngọc! Quả khác xa và khó có chút gì na ná với các chữ Tâm, Phúc, Đức, Nhẫn… nhan nhản do các ông đồ trẻ sản xuất hàng loạt tại Miếu Văn.
Cụ Đặng Xuân Viện (thứ ba từ phải qua), thân sinh ông Trường Chinh, chụp ảnh lưu niệm cùng Bác HồCụ Đặng Xuân Viện (thứ ba từ phải qua), thân sinh ông Trường Chinh, chụp ảnh lưu niệm cùng Bác Hồ
Người xưa thường ví,  thứ ngọc quý có thể phát sinh ra năng lượng, khi chạm nhau, ngọc phát ra thứ âm thanh như châu gieo, thoa ném rổn rảng, sinh sắc… Lại nữa, phần câu đối bên dưới rất xứng, ứng với bức hoành Âm kỳ ngọc. Chừng như hơi ấm cùng âm thanh của thứ ngọc lành từ bức hoành đang lan tỏa, cộng sinh xuống hai vế đối phía dưới. Mạo muội biên ra đây để mọi người cùng thưởng lãm cũng như chỉ giáo cho.

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

Lưu Trọng Văn: Vài nhời trao đổi với con trai ông Lê Duẩn.

Gã quý trọng tâm huyết và cả những tư duy cấp tiến của ông Lê Kiên Thành con trai của ông Lê Duẩn về hiện trạng và tương lai đất nước.
Gã quen biết nhiều con của các ông là lãnh đạo cấp cao nhất của đất nước một thời, rất buồn là đa số họ co vòi, hoặc lo làm ăn, hoặc bo bo yên phận với những gì đã có, hoặc bảo thủ bởi những vòng kim cô mà các phụ huynh để lại như một truyền thống, duy Lê Kiên Thành khác. Ông nồng nhiệt quan tâm vận nước và thẳng thắn lên tiếng đấu tranh với những gì trì kéo dân tộc, hăng hái đóng góp ý kiến cho con đường phát triển của dân tộc.
Tuy vậy cái khó của ông Thành là ông chưa dám nhìn thẳng vào sự thật của đất nước có căn nguyên cả từ thời cha ông là vua ngự trị đất nước này.
Gần đây ông Thành trả lời trên Tuần Việt Nam về những gì ông biết qua cha ông về sự kiện ngày 17 tháng Hai năm 1979 tạo nên một làn sóng không nhỏ trong dư luận nước nhà.
Điều rõ nhất là qua bài trả lời phỏng vấn, gã và người đọc tin tưởng ông Thành luôn đứng về phía dân tộc chứ không hề bao che, núp bóng những thế lực nào đó để biện minh cho kẻ thù dân tộc. Gã và người đọc tin rằng ông Lê Duẩn luôn đứng về dân tộc để chống lại bọn ngoại xâm.
Tuy vậy, có một sự thật khác, còn một sự thật khác mà vì là bổn phận người con kính yêu cha nên ông Thành không thể và có thể cả không đủ nhận thức để đánh giá đầy đủ vai trò của cha ông đối với vận nước, và con đường đi của đất nước.

Thứ Tư, 8 tháng 3, 2017

Nhìn lại sân bay Tân Sơn Nhất

Phi đạo 3.000m và sân bay hạng nhất

24/02/2017 15:23 GMT+7
TTO - Tân Sơn Nhất, cuối thập niên 1950, những chiếc máy bay của không lực Hoa Kỳ liên tiếp hạ cánh mang theo cố vấn chính trị, kinh tế và quân sự cho miền Nam Việt Nam. 
Phi đạo 3.000m và sân bay hạng nhất
Đội bay biểu diễn trong ngày khánh thành đường băng hạng A năm 1962 - Ảnh tư liệu

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

Tài Nguyễn hát theo Duy khách nhưng nghe "mềm" hơn, rất có hồn

Hát không mic:

Dư luận viên là ai?

Thứ tư, 18/03/2015
Họ là những người thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền miệng, tham gia vào các vụ việc nhạy cảm được cho là “những cộng tác viên dư luận” nhưng chỉ nắm bắt thông tin, không bao giờ xuống đường.
Liên quan đến vụ việc một số thanh niên mặc áo phông màu đỏ trên có logo mô phỏng biểu trưng của ngành công an với dòng chữ “DLV - Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc” xuất hiện tại khu vực Hồ Gươm hôm 14/3, lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội khẳng định, đây là lực lượng tự phát.
Theo thông tin trên Thanh niên, khi phát hiện sự có mặt của nhóm này, đội an ninh trật tự của thành phố đã yêu cầu các lực lượng đó giải tán. Đồng thời xác nhận, nhóm này không thuộc lực lượng do Thành ủy, Ban Tuyên giáo hay Công an tổ chức. Họ chỉ mặc trang phục có in chữ DLV chứ không thuộc đội ngũ dư luận viên thành phố.
Thông tin về vụ việc, ông Phan Đăng Long, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội khẳng định: “Những dư luận viên của thành phố không bao giờ xuống đường”.
Trước đó, tại Hội nghị công tác tuyên giáo toàn quốc, Trưởng ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, ông Hồ Quang Lợi cho biết, Hà Nội đã có 900 dư luận viên trên toàn thành phố thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền Bên cạnh đó còn có một tổ phóng viên của báo chí thủ đô bấm nút, phản ứng nhanh. Thậm chí còn tổ chức “nhóm chuyên gia” đấu tranh trực diện, tham gia bút chiến, xây dựng 19 trang tin điện tử và hơn 400 tài khoản trên mạng.

Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017

Chiến tranh biên giới phía bắc: Cần một sự sòng phẳng

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017  
Trong hồi ký của ông Lý Quang Diệu (cố Thủ tướng Singapore) có một đoạn ghi chép về việc gặp ông Phạm Văn Đồng, qua ngòi bút của Lý mới thấy Việt Nam sau 30/4/1975 ngông cuồng, ngạo mạn đến mức độ nào.
Mọi người có thể nhớ về ông Lê Duẩn như hoài niệm về một lãnh đạo Cộng sản Việt Nam không sợ Tàu, sẵn sàng đánh nhau với Tàu. Tôi thì không! Không hay gì việc không sợ đánh nhau cả.

Tôi muốn hỏi tại sao Đặng Tiểu Bình tuyên bố "dạy cho Việt Nam một bài học"? Và rằng Việt Nam có cơ hội để tránh một cuộc chiến mang tính hủy diệt tại biên giới phía Bắc không?
Những chính sách đối ngoại (đặc biệt là cuộc chiến với Khơme), đối nội của ông Duẩn thời sau 30/4/1975 liệu có phải là một trong những nguyên nhân gây ra cuộc chiến đẫm máu này? Và tại sao, Lịch sử lại cứ bắt cái dân tộc bi thương này gánh lấy những sứ mệnh nặng nề như vậy?

Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

Sự thật về bức ảnh “nữ tù binh Việt Nam” bị Trung Quốc lột trần, bắt tải đạn

ByNguyễn Thanh Tùng
- 19 Tháng Hai, 2017
Đến hẹn lại lên, cứ tới những ngày tháng 2 này là “lòng yêu nước (lèo)” của một số “nhân sĩ trí thức” lại trỗi dậy mãnh liệt, hệt như tiếng kêu réo thảm thiết của cái bao tử được chiều chuộng khi đến giờ ăn.
Năm nay, có vẻ như “phong trào yêu nước” của các vị ấy đã bị thoái trào, hoặc các vị ấy đã có chút cảm giác xấu hổ khi nhận ra mình đã trở thành một thứ rác chính trị nhàm chán trong mắt những người dân ở bờ hồ Hoàn Kiếm, nên không có hoạt động gì rầm rộ như mọi năm. Thay vào đó, họ quay lại với sở trường tung tin đồn nhảm, đơm điều đặt chuyện của mình hòng chứng tỏ “lòng yêu nước” của mình bằng “tội ác tưởng tượng” của kẻ thù trong quá khứ, như con đỉa ăn bám vào sự hận thù dân tộc của người Việt đối với người Trung Quốc. “Sản phẩm” năm nay của họ là bức ảnh một số người trần truồng, đang vác đạn được họ giải thích là “nữ tù binh Việt Nam” bị Trung Quốc lột quần áo, bắt đi tải đạn. Thông tin này nhanh chóng được chia sẻ trên các mạng xã hội và gây hiệu ứng tiêu cực cho rất nhiều người không rõ vấn đề.

Tìm kiếm Blog này