Nhiều người Việt Nam thường nghĩ rằng, đất nước này là nạn nhân của những cuộc xâm lăng, nhưng thực tế lại không hoàn toàn như vậy. Nhiều người nghĩ sống cạnh Trung Quốc khó, nhưng sống cạnh người Việt mới thực sự là nỗi bất hạnh đối với bất kỳ một sắc dân nào, dù văn minh, hay còn ở trạng thái bán khai .
Những ngộ nhận!
Đại Việt ngày Thế kỷ X - XI và các quốc gia, vùng lãnh thổ láng giềng |
Ngộ nhận thứ nhất: Chống xâm lăng, quật cường đánh trả ngoại xâm
Từ khi lập quốc (938) tới nay, người Việt gặp phải mấy đối thủ lớn như Trung Quốc, Pháp, và cả Hoa Kỳ và cũng chỉ có ba đế quốc này từng đóng chân tại Việt Nam trong những quãng thời gian nhất định.
Trong khi đó danh sách nạn nhân của Đại Việt thì dài dằng dặc.
1. 1. Ngưu Hống – một quốc gia là tập hợp của các bản mường người Thái tại Tây Bắc, đến thế kỷ XV danh xưng Ngưu Hống biến mất trong các bộ sử Việt. Từ hàng chư hầu vào cống lãnh thổ Ngưu Hống trở thành cương thổ Đại Việt, tàn dư còn rơi rớt lại là Khu tự trị Tây Bắc bị xóa sổ năm 1975.
2. Đại Nguyên Lịch; vùng lãnh thổ độc lập nằm ở khu vực Cao Bằng, bị Lý triều xóa sổ vào năm 1022.
3. 3. Đại Lý: Sau trận chiến 1014, Đại Việt đánh bật thế lực Đại Lý khỏi khu vực sông Hồng – Sông Lô, hoàn toàn quản trị được khu vực Tuyên Quang và sáp nhập Hà Giang vào bản đồ.
4 4. Khu vực Đông Bắc là lãnh địa tự trị của các tộc Tày Nùng bị khuất phục hoàn toàn vào năm 1041, sau khi cha con Nùng Tồn Phúc – Trí Cao thất bại trong việc gây dựng nền độc lập.
5. 5. Chiêm Thành: Sau một ngàn năm tấn công, Đại Việt xóa sổ hoàn toàn liên bang này.
6. 6. Ngay cả Tống (tức Tàu, tức Trung Quốc) cũng là nạn nhân của Đại Việt. Cuộc viễn chinh năm 1075 của Lý Thường Kiệt bắt giết 10 vạn người Tống; riêng Ung Châu có 58 nghìn người, quân Lý giết sạch, chả chừa mống nào.
7. 7. Bồn Man nay là Xiêng Khoảng của Lào, Lang Xa, Lão Qua đều trở thành nạn nhân của cuộc chinh phạt năm 1478 dưới triều Lê Thánh Tông.
8. 8. Chân Lạp hay Khờ Me. Đàng Trong đã bằng mọi phương cách cả quyền lực mềm, lẫn vũ lực quân sự chiếm được khu vực Đông – Tây Nam Bộ. Sang đến thời Nguyễn – Minh Mệnh, trên lãnh thổ Khơ Me, thành Trấn Tây được lập với toan tính 50 năm biến người Khờ Me thành người Việt.
9. 9. Thủy Xá Quốc – Hỏa Xá Quốc – một thành tố - hoặc một bộ phận trong liên bang Chăm, bị buộc phải thần phục Đại Nam, sau này người Pháp đem khu vực Tây Nguyên sáp nhập vô bản đồ An Nam, Thủy Xá – Hỏa Xá không còn.
1 10. Siam. Đại Nam và Siam tranh chấp ảnh hưởng khu vực Cao Miên (Khờ Me) và Ai Lao (Lào). Đại Nam dành thắng lợi quân sự, sáp nhập đại bộ phận lãnh thổ Cao Miên vào bản đồ gọi là trấn Tây Thành.
Cuộc viễn chinh gần đây nhất của người Việt kết thúc chưa đầy 30 năm về trước, ân nhiều oán cừu cũng lắm.
Trong 1000 năm có tới mười mấy quốc gia, vùng lãnh thổ là nạn nhân các cuộc chinh phạt, lãnh thổ Việt Nam hình chữ S rộng chừng 336.363km2 (gấp khoảng gần 10 – 15 lần thời lập quốc) là do chinh phục, tắm máu lân bang mà có được.
Ngộ nhận thứ 2. Từ thủa mang gươm đi mở cõi
Sống cạnh người Việt Nam khó khăn đến dường bao! Hàng xóm bị ta đánh đến tật nguyền là còn may, rủi thì chết mất xác, không còn chút tăm tích nào.
Lưỡi gươm mở cõi cũng là lưỡi gươm xâm lăng, chuốc bi ai cho láng giềng.
Xem sử ta, sử tây, sử tàu coi khi Tàu, Tây xâm lăng có vụ nào họ bắt nào 5 vạn người Việt đem về nước? Có vụ thảm sát nào như ta giết Bồn Man? Có hành động sỉ nhục nào như việc Lý Thái Tông muốn hiếp Mị Ê, Quân chúa Nguyễn nhốt rọ vua Po Romé? Có dã man nào như lính nhà Nguyễn giết người Chăm vào mỗi buổi sáng để lấy tiền?
+ Thảm sát Bồn Man: năm 1478, dưới triều Lê Thánh Tông, Đại Việt tiến đánh Bồn Man, kết thúc chiến tranh, vương quốc này từ 9 vạn hộ còn .... 2000 người. Nếu thống kê này chính xác thì hơn 99% dân số Bồn Man bị quân đội Đại Việt giết, chết đói, chết vì bệnh tật, hoặc chạy tứ tán tìm đường sống.
+ Vua Po Romé của Panduranga Champa (tiểu vương quốc Champa cuối cùng). Trị vì từ 1627 - 1651, ông bị quân chúa Nguyễn bắt, nhốt vào cũi sắt đem về Phú Xuân. Quá phẫn uất, nhà vua đã tìm đến cái chết.
Tàu, Tây dù xâm lăng họ vẫn đem lại cho người Việt lợi ích chẳng hạn như học thuật, phương cách trị nước làm nên nền văn hiến ngàn năm, hay chữ quốc ngữ, đô thị, thương cảng kiểu phương tây, đường sắt rồi kiến trúc, điêu khắc, văn học... Còn ta khi xâm lăng thì chỉ chém giết, đầy tiếng oán hận; thậm chí có dân tộc chả còn mống nào mà nuôi dưỡng sự oán hận ấy.
Ngộ nhận thứ 3: Tàu đáng sợ vì luôn lăm le thôn tính ta
Thực tế quan hệ Việt – Tàu trong ngàn năm khá là ổn, hai bên đánh nhau cả thấy 8 lần (kể cả Mông – Nguyên đánh Việt 3 lần), bình quân cứ 120 năm mới phải đụng đến binh đao một lần (chiến sự thường kéo dài 6 tháng). Sau chiến tranh cả hai bên đều lấy hòa bình, phát triển buôn bán (với nhau) làm trọng. Việt cống tàu, thì Tàu cũng trả lễ với giá trị tương đương, thậm chí nhiều hơn.
Hài hước nhất là Tàu không đáng sợ bằng Tây. Pháp đánh Việt Nam năm 1858 sau 30 năm thì Đại Nam đầu hàng, năm 1956, Pháp rút quân hoàn toàn khỏi Việt Nam, tổng thời gian quãng trăm năm; thời gian cai trị trực tiếp gần 70 năm. Nhưng Tàu chỉ có thể đô hộ Việt Nam trong 20 năm (1407 – 1427), ĐVSKTT chép kỷ thuộc Minh chỉ có 3 năm (1414 - 1417), từ 1407 đến 1414 thuộc về nhà Hậu Trần; 1417 trở đi chép vào Kỷ nhà Lê.
Ngộ nhận thứ 4, dân tộc anh hùng nhưng lại yêu chuộng hòa bình.
Thực tế, nếu không phải chống xâm lăng thì người Việt sẽ đi xâm lăng, tàn phá lân bang; nhàn, không đánh nhau với ai thì anh em trong nhà chém nhau cho ... đỡ khát.
Riêng Lê – Mạc đánh nhau 66 năm (1527 – 1592); Trịnh – Nguyễn giao tranh 7 lần suốt thời gian từ (1627 – 1672) có khi lũy đối lũy, trống trận hỏa mai sáng rực trời đêm ròng rã đến 5 năm trời; Tây Sơn khởi loạn 30 năm (1771 – 1802), Chiến tranh Việt Cộng – Quốc Gia 20 năm (1955 – 1975). Tổng cộng thời gian nội chiến ước 160 năm
Đấy là chưa kể loạn 12 sứ quân, loạn cuối Lý, cuối Trần, cuối Lê sơ, Tàn dư nhà Mạc cát cứ Cao Bằng – Tuyên Quang (60 năm); chúa Trịnh dẹp nông dân khởi loạn thế kỷ XIIX, Nửa cuối thế kỷ XIX, nông dân làm loạn khắp nước, thậm chí câu kết với ngoại xâm để mưu cát cứ, chia cắt đất quốc gia như cuộc phiến loạn (1861 – 1856) của Lê Văn Phụng.
Tính tổng cộng lại thời gian nội chiến ước bằng 1/4 tổng thời gian từ ngày lập quốc đến nay, con số này là gần gấp đôi thời gian chống xâm lăng và bị ngoại bang đô hộ. Nội chiến thì chém giết còn đẫm máu hơn cả chống xâm lăng; đến tận ngày nay, người Việt vẫn chưa học được cách chấp nhận nhau và sống hòa bình với ... chính người Việt.
Mỗi người một góc nhìn, đúng sai tùy ý bạn, nhưng sự thật vẫn là sự thật.
Nguồn: Hantimesblog