8:21 am - 05/10/2016
Thật khó tin nếu có một bác sĩ nói với bạn rằng đừng có điều trị nếu bị ung thư! Nhưng đây lại là bác sĩ được mệnh danh “Lương tâm của giới y học” của Nhật Bản.
Makoto Kondo, 65 tuổi, là bác sĩ xạ trị bệnh viện đại học Keio, với 40 năm điều trị ung thư, ông đã rất can đảm để bày tỏ những ý kiến về sức khỏe có liên quan đến cá nhân và cộng đồng mà mọi người không tiện nói, được người dân Nhật yêu mến gọi bằng cái tên “Lương tâm của giới y học”
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề y, bác sĩ Kondo tốt nghiệp đại học Keio, sau đó sang Mỹ du học, và lấy bằng tiến sĩ tại đây.
Sau khi về nước ông vào làm giảng viên tại đại học Keio, chuyên về điều trị xạ trị cho bệnh nhân ung thư, cũng là người nổi tiếng tiên phong về liệu pháp điều trị bảo tồn vú nổi tiếng trên Nhật Bản. Những thành tựu cống hiến của ông được toàn thể xã hội đánh giá cao, năm 2012 ông giành được giải thưởng “Kikuchi Kan lần thứ 60”( giải thưởng cho các giới nhân sĩ có đóng góp to lớn cho nền văn hóa Nhật Bản)
Tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất nói về các cảnh báo về y tế như “ ung thư đừng vội phẫu thuật”, “ Bệnh nhân ơi, không nên đấu tranh với ung thư”, “ liệu pháp tự bỏ mặc phát triển trong điều trị ung thư”…
Makoto thực sự được các phương tiện thông tin đại chúng biết đến vào năm 1988, khi ông có bài viết “ Không cần cắt bỏ ung thư vú mà tự khỏi” được đăng trên tạp trí “ văn nghệ Xuân Thu” của Nhật Bản. Bởi bài viết này trái ngược hoàn toàn so với nhận thức của đại đa số dân chúng, nên rất thu hút sự chú ý của người đọc, do đó có ảnh hưởng rất lớn.
Tuy nhiên, bởi bài viết của ông đi ngược lại với những nguyên tắc thông thường chính quy trong giới y học, nên từ năm 1988, ông Kondo vĩnh viễn không được thăng chức tại trường đại học Keio. Đối với vấn đề điều trị ung thư, trong cuốn sách mới của mình, ông Kondo có những cách nhìn nhận khác nhau.
Điều đáng sợ không phải là ung thư, mà là “ điều trị ung thư”
Tại sao có môt số người ban đầu tinh thần rất tốt, sau khi bị ung thư lại sống không được bao lâu? Đó là bởi vì họ tiếp nhận “ cách điều trị ung thư”.
Chỉ cần “không điều trị” ung thư, bệnh nhân có thể giữ cho mình được trạng thái tinh thần tỉnh táo, cho đến thời khắc cuối cùng của cuộc đời. Chỉ cần có phương pháp điều trị đúng, cơ thể cũng có thể hoạt động tự do bình thường. Có rất nhiều trường hợp ung thư không có đau đớn. Các cơn đau đớn thật sự có thể khống chế được.
Nếu bạn không xuất hiện các triệu chứng như đau đớn, khó chịu, không ăn được…, lại bị phát hiện có ung thư khi khám sức khỏe, như vậy “ khối u” đó nhất định là “ u lành tính”. Chỉ dựa vào phim X quang có thể kiểm tra ra ung thư vú có đến 99% là u lành tính, nhưng đại đa số các bệnh nhân vẫn tiến hàn phẫu thuật cắt bỏ vú, xin mọi người hãy cẩn thận điều này.
Ung thư thật sự phát hiện dù sớm đi nữa cũng không có tác dụng.
Tế bào ung thư gốc khai sinh tại thời điểm đầu tiên, thời gian sống của người bệnh đã được xác định, khi bệnh được phát hiện sớm khiến thời gian sống thêm có vẻ lâu hơn. Vì vậy, trong rất nhiều trường hợp, chúng ta cần phải quan sát xem “ tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư có được 10 năm không”, mới có thể phán đoán được rốt cuộc một bệnh nhân có được “điều trị khỏi“ không.
Phẫu thuật là tổn thương nghiêm trọng do con người tạo ra
Sau khi phẫu thuật xong, thể lực sẽ giảm xuống, cơ thể sẽ rất dễ bị nhiễm trùng, và còn có thể mang lại những di chứng suốt đời không thể điều trị khỏi, chết trên bàn phẫu thuật cũng là chuyện thường có trong điều trị ung thư. Nếu bác sĩ khuyên bạn làm phẫu thuật, vậy tốt nhất bạn nên suy nghĩ thật kỹ lưỡng, sau khi làm phẫu thuật xong thì sẽ như thế nào.
Chú ý rằng việc phẫu thuật rất có thể càng kích thích tế bào ung thư. Trong giới y học có một cách nói hình tượng: “ Một khi động dao phẫu thuật, tế bào ung thư sẽ bùng phát như một trận bão lửa, bùng nổ mạnh như mìn vậy.” Bởi phẫu thuật sẽ để lại vết thương, miệng vết thương sẽ phá vỡ ranh giới của các tế bào bình thường, các tế bào ung thư trong máu sẽ nhân cơ hội lan rộng, nhanh chóng thâm nhập vào các mô lành mạnh xung quanh, cuối cùng bùng phát nặng hơn.
Độc hại của hóa trị liệu
Người bị ung thư ở độ tuổi trưởng thành có thể dùng hóa trị liệu điều trị khỏi, đó là 4 loại ung thư sau, bệnh bạch cầu cấp, u lympho ác tính, ung thư tinh hoàn, ung thư biểu mô màng đệm tử cung, mà những loại ung thư này chỉ chiếm khoảng 10% tổng số tất cả các loại bệnh ung thư.
Hóa trị liệu có thể kéo dài được mạng sống của bệnh nhân hay không vẫn là một vấn đề cần phải đợi chứng minh, nhưng các loại thuốc dùng để hóa trị có độc tính rất mạnh, có thể mang lại những tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuổi càng cao, thời gian hút thuốc lá càng nhiều, độc tính của phương pháp hóa trị liệu càng biểu hiện rõ ràng hơn. Có 5.9% bệnh ung thư, dù có điều trị hay không, thời gian sống đều như nhau.
Bất kể nền y học có phát triển đến như thế nào, ung thư ác tính đều không thể dựa vào sức người mà có thể điều trị khỏi được. Những câu chuyện cảm động lòng người đại loại như “ ung thư biến mất” “ sống sót một cách kỳ diệu” đại đa số đều có liên quan tới u lành tính. U lành tính cũng giống như một cái mụn ở trên mặt, không cần quan tâm đến nó, tự nó sẽ biến mất, nhưng các bác sĩ lại thông qua các phương tiện thông tin đại chúng tuyên bố rộng rãi rằng “ Chúng tôi đã điều trị khỏi bệnh ung thư”.
Hãy cùng chờ xem những thay đổi tốt hơn
Cho dù bác sĩ có xác định bạn bị ung thư, nếu bạn cảm thấy đau khổ, vậy hãy cùng chờ xem những chuyển biến tốt hơn của bệnh. Nếu như bạn muốn điều trị, vậy hãy kiểm tra thật kỹ, xem liệu những chẩn đoán của bác sĩ có chính xác không.
Phẫu thuật thành công không phải điều trị khỏi ung thư.
Cho dù cuộc phẫu thuật có thành công mỹ mãn, không có bất kỳ sai sót nào, thì tế bào ung thư chắc chắn cũng nhất định sẽ tái phát lại vào một thời điểm nào đó.
Phương pháp điều trị càng “tiên tiến”, càng cần phải cẩn thận.
Có rất nhiều kỹ thuật điều trị ung thư vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm đã được mang ra áp dụng điều trị, chỉ cần khoác lên nó hai chữ “ tiên tiến” là bệnh nhân bị dắt mũi đến để thử nghiệm. Tóm lại, mọi người nên cẩn thận hơn với các phương pháp điều trị mang hai từ “ tiên tiến” bên mình.
Phương pháp chụp X quang toàn thân 360°- chụp cắt lớp Lượng bức xạ của 1 lần chụp CT tương đương với 200 -300 lần chụp X quang thông thường! Lượng sóng bức xạ của 1 lần kiểm tra CT có thể dẫn tới ung thư.
Tăng cường hệ miễn dịch có hiệu quản trong điều trị không?
Tăng cường hệ miễn dịch không có ích trong việc phòng và điều trị ung thư, thậm trí có thể nói là hoàn toàn không hiệu quả. Tại sao lại như vây? Bởi chức năng của những tế bào miễn dịch là tấn công các yếu tố bất thường từ bên ngoài thâm nhập vào cơ thể, nhưng tế bào ung thư là tế bào đột biến hình thành từ trong cơ thể, nên đối với hệ miễn dịch của con người tế bào ung thư không phải là kẻ thù. Tế bào ung thư có thể phát triển lên tới đường kính 1 cm, có thể vì vậy được phát hiện khi kiểm tra, tất cả đều là vì tế bào miễn dịch NK không coi tế bào ung thư là kẻ thù, đây là bằng chứng không thể chối cái việc hệ thống miễn dịch không thể tiêu diệt các tế bào ung thư. Vậy chúng ta phải làm như thế nào? Hãy quên ung thư đi, đừng làm phẫu thuật, cũng đừng làm xạ trị, càng không nên làm hóa trị liệu.
Đợi khi cơ thể bắt đầu khó chịu, hãy nghĩ cách để làm giảm những cơn đau đớn đó là được. Như vậy sau đó, bạn mới có thể kéo dài sinh mệnh của mình trong trạng thái thoải mái nhẹ nhàng nhất. Nếu bác sĩ không nói rõ ràng, thì cũng không nên hỏi, bởi vì không ai có thể biết rốt cuộc bạn sống được bao lâu.
Bất kể bệnh nhân bị ung thư hay bị bị các bệnh khác, đều đi khám và điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Nhưng bệnh nhân cũng không cần giao toàn bộ quyền quyết định sử phương pháp điều trị nào cho bác sĩ, bác sĩ cũng không có tư cách áp đặt với bệnh nhân.
Chúng ta có thể học theo những hòn đá không ngừng lăn kia.
Những hòn đá lăn liên tục đó sẽ không bị mọc rêu.
Chỉ có vận động cơ thể nhiều hơn, não bộ hoạt động nhiều hơn, cơ thể mới không bị rỉ sét. Hãy để cảm xúc trở nên phong phú hơn mỗi ngày, mỗi ngày đều để những cảm xúc vui vẻ đến với mình, “ Năm giác quan” của chúng ta (thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác) mới không trở nên buồn chán.
Hãy tránh xa những điều mang lại cho bạn sự khó chịu, trân trọng những niềm vui của cuộc sống. Tập các bài tập thể dục chân tay một cách đúng mực, hoạt ngôn, sử dụng não bộ nhiều hơn, để giữ sự linh hoạt của cảm xúc và giác quan.
Thường xuyên đi bộ, máu mới có thể vận chuyển lưu thông toàn thân, mới không bị tích tụ ở nửa thân dưới, huyết áp mới có thể ổn định.
Hãy cười to, có thể hỗ trợ giúp vận động cơ quan biểu hiện cảm xúc và cơ hoành, hô hấp sẽ sâu hơn, tuần hoàn máu sẽ tốt hơn, giúp cơ thể trở nên nóng hơn.
Ăn nhiều những món ăn ngon, làm nhiều những việc mình thích, để tâm trạng trở nên hân hoan vui vẻ, để cơ thể tiết ra nhiều serotonin, dopamine, endorphin, giúp tâm trạng trở nên vui vẻ hơn, theo cách này bạn sẽ thấy cuộc sống thật vui vẻ hạnh phúc.
Kinh nghiệm cho tôi biết, chỉ cần trong lòng vui vẻ, sẽ quên đi những điều nhỏ nhặt, ung thư cũng không bùng phát. “ Không trầm cảm” mới là phương pháp giữ gìn sức khỏe theo cơ chế tự nhiên, vĩ đại nhất.
Trong một loạt các cuốn sách của Makoto Kondo đều chủ trương, nếu bạn không may bị mắc bệnh ung thư, không nên điều trị, hãy để nó phát triển tự nhiên, điều trị ung thư không những không có ích, mà chỉ mang lại nhiều đau đớn hơn, bị dày vò nhiều hơn. Tóm lại, điều bác sĩ Kondo muốn nhắc nhở chúng ta đó là:
Các phương pháp chẩn đoán sàng lọc và điều trị bệnh ung thư hiện nay, nếu xuất phát từ góc độ hỗ trợ giúp nâng cao khả năng sinh tồn thay vì khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, thì hầu như đều không có hiệu quả rõ ràng. Phương pháp tốt nhất hiện nay, đó là hãy giữ thói quen sinh hoạt tốt và giữ cho tâm trạng luôn được vui vẻ thoải mái.
Từ cách nhìn nhận của bác sĩ Kondo, chúng ta thấy một điểm tương đồng với quan điểm trị bệnh của y học cổ truyền Trung Hoa, rằng bệnh tại tâm sinh. Ngày xưa thời Hoàng Đế, con người rất coi trọng tu dưỡng đạo đức, nhiều trong số họ là những người tu luyện theo các trường phái Phật gia và Đạo gia, có đạo đức phẩm hạnh, sức khỏe tốt mà không cần dùng thuốc.
Những điều này khiến ta liên tưởng đến Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện cho người hiện đại, rất nhiều người thông qua tu dưỡng tâm tính theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn mà khỏi bệnh một cách thần kỳ đã không còn là điều quá khó hiểu.
Kiên Định, Tú Linh
Nguồn: Dkn
___________________
Bài tiếng Anh:
___________________
Thực hư chuyện “Đừng điều trị nếu bị ung thư”
(Vietnamtime) – TTƯT.PGS.TS Trần Văn Thuấn – Giám đốc BV K Trung ương cho biết, đã có nhiều bệnh nhân ung thư bỏ dở điều trị để theo các phương pháp điều trị không chính thống như thiên tiên dịch, cúng bái, aslem… và khi quay lại điều trị tại bệnh viện thì bệnh đã quá khả năng cứu chữa vì họ đã bỏ qua “thời gian vàng” để điều trị khỏi.
Phóng viên đã có cuộc trò chuyện với vị chuyên gia trong lĩnh vực ung thư để làm rõ hơn vấn đề này.
Giám đốc BV K bác bỏ thông tin: “Đừng điều trị nếu bị ung thư”
PV: Gần đây xuất hiện thông tin lan truyền trên mạng xã hội rằng “Đừng điều trị nếu bị ung thư”; “Ung thư đừng vội phẫu thuật”, “Bệnh nhân ơi, không nên đấu tranh với ung thư”, “Liệu pháp tự bỏ mặc phát triển trong điều trị ung thư”… Là một chuyên gia trong lĩnh vực ung thư, ông nghĩ sao về điều này?
PGS.TS Trần Văn Thuấn: Đây là những phát biểu không có cơ sở khoa học, đi ngược lại nền tri thức khoa học y học đã được nghiên cứu, tổng kết và kiểm chứng qua hàng trăm năm. Các phát ngôn ngược gây shock về y tế và sức khoẻ ngày nay không hiếm trên mạng xã hội, cách đây ít lâu là thông tin không cần tiêm Vaccine. Đây chính là mặt trái của thời đại bùng nổ thông tin khi các nguồn tin không đúng có thể dễ dàng được lan truyền gây ra nhiều hệ luỵ tiêu cực vì không phải ai cũng có năng lực nhận định và kiểm chứng thông tin.
Những người đưa ra những phát ngôn này nghĩ gì khi đọc câu chuyện về Sylvia Kang 29 tuổi, bà mẹ 3 con, một blogger khá nổi tiếng người Brunei qua đời đáng tiếc vì ung thư vú do bỏ lỡ cơ hội điều trị chính thống, trong khi thời điểm phát hiện bệnh ở giai đoạn 1, nền ung thư học hiện đại hoàn toàn có thể kiểm soát tốt. Khi cô nhận thức được điều này thì bệnh đã ở giai đoạn muộn di căn lan tràn, và không thể cứu chữa.
Tại Việt Nam, đã có một thời gian cũng qua các phương tiện không chính thống nhiều bệnh nhân ung thư bỏ dở điều trị để theo các phương pháp điều trị không chính thống như thiên tiên dịch, cúng bái, aslem… và khi quay lại điều trị tại bệnh viện thì bệnh đã quá khả năng cứu chữa vì họ đã bỏ qua “thời gian vàng” để điều trị khỏi.
Các thông tin trên được cho rằng lan truyền từ một vị bác sĩ người Nhật, chuyên về điều trị xạ trị cho bệnh nhân ung thư, cũng là người nổi tiếng tiên phong về liệu pháp điều trị bảo tồn vú nổi tiếng ở Nhật Bản. Với bệnh ung thư vú, ông này cho rằng “Không cần cắt bỏ ung thư vú mà tự khỏi”, điều này trái ngược hoàn toàn so với nhận thức của đại đa số dân chúng nên rất thu hút sự chú ý của nhiều người đọc. Vậy xin ông cho biết quan điểm của mình trong điều trị ung thư vú? Ông có lời khuyên gì cho người dân trong việc lựa chọn các phương pháp điều trị ung thư – đặc biệt là ung thư vú?
– Trong y học thực chứng thì những ý kiến cá nhân theo kinh nghiệm chủ quan của các bác sĩ, chuyên gia là có giá trị thấp nhất trong khoa học, vì không cung cấp một bằng chứng khách quan nào, mà chỉ là những ý kiến cá nhân. Ý kiến cá nhân không dựa trên dữ liệu khoa học thì thường mang tính chủ quan, cảm tính, kinh nghiệm chủ nghĩa. Đó là chưa kể một số chuyên gia phát ngôn nhằm mục đích phục vụ, mưu cầu lợi ích cá nhân chứ không vì khoa học.
Khi có chẩn đoán ung thư vú, người bệnh cần thông minh và sáng suốt, đến các cơ sở khám chữa bệnh ung thư chính thống và chuyên khoa.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần kiểm tra xem đúng nguồn thông tin đó từ bác sỹ điều trị ung thư hay không?
Y học vẫn đưa ra các khuyến cáo rằng phát hiện sớm và điều trị ung thư kịp thời sẽ đem lại hiệu quả cao cho người bệnh. Song, có ý kiến cho rằng, “ung thư thật sự phát hiện sớm đi nữa cũng không có tác dụng… Trong rất nhiều trường hợp, cần phải quan sát xem “tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư có được 10 năm không”, mới có thể phán đoán được rốt cuộc một bệnh nhân có được “điều trị khỏi“ không”? Điều này có cơ sở khoa học không thưa bác sĩ?
– Bệnh ung thư nói riêng và bệnh tật nói chung nếu được phát hiện càng sớm thì chữa trị càng hiệu quả. Sẽ hết sức tai hại nếu người dân tin vào những luận điệu không đúng quy chuẩn này, trong lúc toàn ngành ung thư đang ra sức vận động, truyền thông trong cộng đồng dự phòng, sàng lọc và phát hiện sớm ung thư.
Trên thực tế, tỷ lệ chữa khỏi ung thư phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bên cạnh giai đoạn bệnh là yếu tố then chốt phải kể tới loại ung thư, độ ác tính của từng trường hợp, thể trạng người bệnh, bệnh phối hợp…
Chiến lược phòng chống ung thư nói chung có 4 nội dung chính gồm: phòng bệnh; sàng lọc phát hiện sớm; tăng cường khả năng chẩn đoán-điều trị; và điều trị đau kết hợp chăm sóc giảm nhẹ nhằm nâng cao chất lượng sống cho người bệnh ung thư. Đối với mỗi loại bệnh ung thư cụ thể, chúng ta có kế hoạch tổng thể chi tiết với các mục tiêu ưu tiên khác nhau. Ví dụ, đối với ung thư phổi mục tiêu chính là phòng bệnh qua tuyên truyền bỏ hút thuốc, ung thư cổ tử cung gồm cả phòng bệnh bằng vắc xin, tình dục an toàn, phát hiện sớm bằng tế bào học âm đạo, soi cổ tử cung…
Phẫu thuật được coi là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị triệt căn ung thư giai đoạn sớm. Tuy nhiên, lại có dư luận nói “sau khi phẫu thuật xong, thể lực sẽ giảm xuống, cơ thể sẽ rất dễ bị nhiễm trùng, và còn có thể mang lại những di chứng suốt đời không thể điều trị khỏi, chết trên bàn phẫu thuật cũng là chuyện thường có trong điều trị ung thư… Một khi động dao phẫu thuật, tế bào ung thư sẽ bùng phát như một trận bão lửa, bùng nổ mạnh như mìn vậy”. Điều ngày khiến người bệnh lo lắng, ông có ý kiến gì về vấn đề này?
– Phẫu thuật có một số biến chứng nhất định, nhưng rất hạn hữu, đặc biệt là tử vong do phẫu thuật. So với lợi ích và hiệu quả điều trị mang lại, thì các nguy cơ này là rất nhỏ và chấp nhận được. Cũng tương tự việc đi máy bay, không ai vì nguy cơ tai nạn máy bay rơi 1/1000 mà không đi cả.
Còn quan điểm dân gian đụng dao kéo ung thư phát tán càng nhanh là quan điểm sai lầm kinh điển nhất, chúng tôi đã giải thích, đề cập nhiều lần. Có thể dân gian quy nạp một số ít trường hợp sau phẫu thuật bệnh vẫn tiến triển nhanh để khái quát thành kinh nghiệm chung. Trên thực tế bệnh bùng phát nhanh sau phẫu thuật có thể do đặc điểm bệnh rất ác tính, phẫu thuật không kiểm soát được hoặc có một tỷ lệ rất nhỏ người thầy thuốc đánh giá giai đoạn bệnh thiếu toàn diện trước mổ. Phẫu thuật triệt căn thường chỉ áp dụng cho bệnh giai đoạn sớm khu trú tại chỗ tại vùng.
Một câu hỏi nữa liên quan đến vấn đề tăng cường miễn dịch liệu có hiệu quả trong việc phòng và điều trị ung thư không thưa bác sĩ? Có ý kiến cho rằng, “tăng cường hệ miễn dịch không có ích trong việc phòng và điều trị ung thư, thậm chí có thể nói là hoàn toàn không hiệu quả”.
– Tăng cường miễn dịch luôn có hiệu quả hỗ trợ không những trong điều trị bệnh ung thư mà hầu hết các bệnh khác. Tuy nhiên tăng cường miễn dịch bằng phương pháp nào mới là vấn đề đáng bàn. Những phương pháp chưa có dữ liệu khoa học chắc chắn, không có trong hướng dẫn, phác đồ, khuyến cáo quy chuẩn, thì không nên sử dụng.
Dương Hải (theo Sức khỏe & Đời sống)
Nguồn: Vietnamtimes