Tim thông tin blog này:

Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

Lực lượng quân sự khối XHCN trong CTVN

Lê Tuấn Nghĩa
20 giờ ·

1. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Từ tháng 06/1965 đến tháng 03/1969, CHND Trung Hoa đưa sang Việt Nam 346 chuyên gia quân sự và 320.000 lượt quân nhân, công nhân xây dựng công trình quốc phòng, làm đường bộ, đường sắt. Những đơn vị đầu tiên sang Việt Nam tháng 06/1965 gồm 4 chi đội (tương đương sư đoàn) công binh 1, 4, 5, 6 được tổ chức thành 22 trung đoàn công binh, trong đó chi đội 1 công binh đảm nhiệm xây dựng đường sắt Lưu Xá - Kép, chi đội 5 công binh đảm nhiệm sửa chữa đường ô tô từ Lào Cai xuống Yên Bái, chi đội 4 công binh đảm nhiệm nâng cấp quốc lộ 3 từ Bờ Đậu - Phú Lương đến Cao Bắc - Ngân Sơn. Ngoài ra còn một số đơn vị công binh đường sắt, công binh không quân, quân y, rà phá mìn của hải quân và công nhân xây dựng với tổng số khoảng 170.000 lượt người.

Từ cuối năm 1966, một số đơn vị phòng không CHND Trung Hoa cũng được đưa sang Việt Nam làm nhiệm vụ chiến đấu tại khu vực gần biên giới Việt - Trung, những đơn vị đầu tiên là Chi đội (tương đương sư đoàn) 62 phòng không (từ tháng 12/1966 đến tháng 08/1967), Chi đội 170 phòng không (từ tháng 07/1967 đến tháng 03/1968)... Tổng cộng có 16 lượt chi đội với 63 lượt trung đoàn phòng không đã tham chiến ở Việt Nam, với khoảng 150.000 lượt người. Các đơn vị này bao gồm:

Tại mặt trận phía tây:
- Chi đội 6.
- Chi đội 61.
- Chi đội 67.
- Chi đội 164.
- Chi đội 165.
- Chi đội 166.Tại mặt trận phía đông:- Chi đội 19.
- Chi đội 31.
- Chi đội 32.
- Chi đội 34.
- Chi đội 35.
- Chi đội 37.
- Chi đội 62.
- Chi đội 63.
- Chi đội 163.
- Chi đội 168.
- Chi đội 170.



Từ tháng 02/1969, toàn bộ các đơn vị CHND Trung Hoa gồm 7 trung đoàn công binh làm đường sắt, 2 trung đoàn công binh sửa chữa đường bộ, 4 chi đoàn cao xạ và một số đơn vị công binh không quân với quân số 114.563 người lần lượt được tổ chức rút về nước và đến tháng 09/1969 hoàn thành rút quân khỏi Việt Nam.

Trong thời gian ở Việt Nam, các đơn vị CHND Trung Hoa bị tổn thất 771 người chết và 1.675 người bị thương.

2. LIÊN BANG CHXHCN XÔ VIẾT

Từ 1960 đến 1975, Liên bang CHXHCN Xô Viết đưa khoảng 6.500 lượt tướng lĩnh, sĩ quan và 4.500 lượt hạ sĩ quan, binh sĩ sang làm nhiệm vụ tại Việt Nam. Các chuyên gia quân sự Liên Xô đã trực tiếp tham chiến trong các đơn vị tên lửa đất đối không của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 1965 - 1966. Tổn thất ở Việt Nam là 13 người chết (4 không trong chiến đấu).

Tại chiến trường Lào, từ 1960 đến 1963, đoàn không quân vận tải Liên Xô gồm 20 máy bay vận tải Li-2, 14 máy bay vận tải IL-14, 10 trực thăng Mi-1 và Mi-4 tham gia phối hợp với Không quân Nhân dân Việt Nam làm nhiệm vụ chi viện cho bộ đội Việt Nam và Lào. Trong thời gian hoạt động có 1 máy bay IL-14 bị bắn rơi làm 6 quân nhân Liên Xô chết.

3. CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN TRIỀU TIÊN

Từ năm 1966 đến 1969, CHNDND Triều Tiên cử sang Việt Nam 384 chuyên gia quân sự (trong đó có 96 phi công và nhân viên kỹ thuật không quân) và 35 chuyên gia về địch vận, phát thanh. Từ cuối 1966 đến 1967, các phi công và nhân viên kỹ thuật không quân CHNDND Triều Tiên dưới danh nghĩa các đại đội chuyên gia lần lượt được sang Việt Nam và tổ chức thành 2 đại đội MiG-17 và 1 đại đội MiG-21 do Việt Nam trang bị. Các đơn vị này sau đó được tổ chức chung thành đoàn bay Z, đóng căn cứ tại sân bay Kép và được đặt dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh Sư đoàn Không quân 371 Không quân Nhân dân Việt Nam.

Trong thời gian tham chiến ở Việt Nam, tổn thất của CHDCND Triều Tiên là 14 phi công chết (trong đó 2 không trong chiến đấu).

4. CÁC QUỐC GIA KHÁC

Các quốc gia khác thuộc khối xã hội chủ nghĩa như Cuba và một số nước Đông Âu cũng cử chuyên gia quân sự sang Việt Nam.


Tìm kiếm Blog này