Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Global Witness và Nước Mắt Môi Trường

Con người phải hiểu rằng chúng ta không thể sống nếu không có Mẹ Trái Đất, nhưng hành tinh này vẫn có thể sống mà không cần chúng ta.  Evo Morales
   
Kinh tế phá rừng

Kính cáo anh linh các Vua Hùng: Đường lên giàu mạnh đã thênh thang được 13 năm. híc híc!

Đồng chí Hoàng Dân Mạc đọc Chúc văn tại Lễ Đền Hùng.
- Kính cáo anh linh các Vua Hùng!
- Thưa toàn thể đồng chí, đồng bào!

Cờ đỏ, cờ vàng và hòa giải

bởi Osin HuyDuc (Ghi Chú) viết vào ngày 25 tháng 5 2013 lúc 6:59
Huy Đức

Tháng 8-2001, tôi ghé thăm một phóng viên báo Tuổi Trẻ đang học báo chí ở đại học Fullerton, California. Cô khoe, nhóm sinh viên đến từ Việt Nam vừa đấu tranh thành công để cờ đỏ sao vàng được treo ở trại hè do trường tổ chức.

Cuộc tranh giành màu cờ tại Fullerton trở nên kịch tính trong năm 2004 khi nhóm sinh viên gốc Việt tuyên bố không tham dự lễ ra trường nếu cờ đỏ sao vàng được sử dụng theo yêu cầu của các sinh viên đến từ Việt Nam. Trường Fullerton phải chọn giải pháp không treo cờ của nước nào trong lễ tốt nghiệp.

Phần lớn người Việt đến Mỹ phải lao động, học tập để vươn lên, họ không có nhiều thời gian để "care" (quan tâm) đến chính trị Việt Nam. Tháng 7-1995, khi Hà Nội và Washington thiết lập bang giao, cờ đỏ sao vàng chính thức được kéo lên trên đất Mỹ. Thật dễ hiểu khi những người Việt vượt biển trên những chiếc thuyền con, những người Việt đã nằm 15 năm, 17 năm trong các trại cải tạo, từ chối đứng dưới cờ đỏ sao vàng.

Thử vẽ sơ đồ HQVN bảo vệ ngư dân đến đâu ở Vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam?

30/11/2012
Vụ tàu TQ cắt cáp tàu thăm dò BM02, ông Phạm Việt Dũng, Phó trưởng ban Tìm kiếm Thăm dò nói:
"Thời gian gần đây, có rất nhiều tàu cá Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản, với số lượng rất lớn, tập trung ở khu vực từ Cồn Cỏ đến Nam Tri Tôn, có ngày lên tới hơn 100 lần chiếc.

Đài RFA trong bài Biển Đông: Thuốc thử mới cho Hà Nội có dẫn lời ngư dân:
Các lực lượng Việt Nam thường chỉ có mặt ở những vùng nước gần bờ. Một ngư dân ở Đà Nẵng nói với chúng tôi:
“Thấy tàu của Hải quân Việt Nam đi ở 110 độ kinh đông trở vô thôi,16 độ vĩ bắc trở xuống, chứ còn lên 17 bắc-111 đông thì không thấy Việt Nam mình chỉ có tàu Trung Quốc thôi.”

dẫn lời kể của Thuyền trưởng Lê Văn Ninh: “32 năm gắn bó với Hoàng Sa, chưa bao giờ thấy buồn như bây giờ... Bây giờ, phía Trung Quốc đã xua hàng ngàn tàu cá tràn ra biển Đông. Tàu chiến của họ cũng bắt đầu mở không gian kiểm soát. Theo ước tính của tôi, họ nới rộng tầm kiểm soát khoảng 60 hải lý về 3 hướng Tây, Nam và Đông. Đặc biệt là hướng Tây, tức về phía Việt Nam”

Những điều cần biết về thềm lục địa phía Nam và các lô nhà giàn DK1

10 Tháng Mười Một 2011 6:40 CH GMT+7
Tính đến năm 2010, Nhà nước đã đầu tư xây dựng 20 nhà giàn trên 6 bãi ngầm ở khu vực DKI. Song do bão, sóng gió lớn nên nhà giàn DKI/3 (Phúc Tần) bị đổ năm 1990; nhà DKI/6 (Phúc Nguyên) bị đổ năm 1998; nhà DKI/5 (Tư Chính) bị đổ năm 1999 và nhà DKI/4 (Ba Kè) bị đổ năm 2000, đã làm 6 cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn DK1 hy sinh và nhà giàn DKI/1 (Tư Chính) cũng không còn nguyên vẹn, do sóng gió đánh nghiêng cũng bị rung lắc mạnh.

I. Khái quát đặc điểm thềm lục địa phía Nam

1. Vị trí địa lý

Khu vực thềm lục địa phía Nam nằm ở phía Đông Nam bờ biển Việt Nam; có vị trí nằm trong giới hạn khoảng từ vĩ độ 07010’00’’N - 08030’00’’N và kinh độ 109000’00’’E - 112030’00’’E, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phía Đông Bắc và Đông khu vực DK1 là quần đảo Trường Sa; phía Nam là vùng biển của Việt Nam và vùng biển của các nước Malaysia, Indonesia; phía Tây là khu vực biển quần đảo Côn Đảo của Việt Nam.

Nhà giàn đầu tiên trên thềm lục địa phía Nam

Lời kể về thủy điện

Đức Thành 

Đập thủy điện Đakrông 3 vỡ toang
Tôi đã định không kể lại câu chuyện này, vì nó là câu chuyện buồn mà tôi chỉ được nghe kể từ một anh bạn hiện đang làm việc trong ngành xây dựng thủy điện với quá trình công tác tại ngành này gần 30 năm, và vì tôi nghĩ rằng có kể ra thì những công trình được thi công ẩu đó không tự tốt lên được! Nhưng gần đây, truyền thông nhà nước liên tục thông tin về các sự cố vỡ đập của một số công trình thủy điện được các cơ quan có trách nhiệm của nhà nước kết luận là do tích nước đang trong quá trình thi công, do ô tô húc đổ khi vừa mới xây xong, hay như đập có thấm nước thì là có mức thấm cho phép, rồi do mùa mưa lũ v.v và v.v. mà ít thấy nói công trình nào được kết luận là do thi công ẩu.

Thời trẻ tôi cũng từng công tác trong ngành xây dựng thủy điện và cũng là “sếp” trực tiếp của anh bạn đó, nhưng là người đã ra khỏi ngành từ hai mươi năm nay nên khi nghe anh bạn kể về thói ăn bớt khối lượng đào đắp, ăn cắp vật liệu hiện nay thì tôi bủn rủn. Không ngờ sự làm ẩu ăn cắp thời nay lại trắng trợn đến vậy! Câu chuyện của anh bạn tôi như sau:

Lo ngại vì nhiều nhà mạng dùng thiết bị Trung Quốc

Hà Vân
Thứ Sáu, 5/7/2013, 16:54 (GMT+7)

ZTE từng ra mắt điện thoại thông minh tại Việt Nam. Ảnh minh họa: Vân Oanh.

Chiến luỹ Nhân dân trong Thời đại mới

Xem thông tin và hình ảnh tất tần tật về ô nhiễm môi trường ở huyện Kinh Môn, Hải Dương và phản ứng của người dân tại trang: Kinhmonsos.blogspot
______________

Ảnh Cờ đỏ sao vàng đụng Sao vàng cờ đỏ:
Hải Dương

Dương Phú Hiến “nhà sưu tầm cổ vật lừa đảo chuyên nghiệp nhất VN"


12.7.1984, Trong một ngày đêm, riêng Sư 356 đã hy sinh hơn 600 người

Cầu siêu liệt sĩ bảo vệ biên giới phía bắc 13/07/2013 03:15
Ngày 12.7, nhân dịp kỷ niệm 29 năm chiến dịch MB84, tại nghĩa trang Vị Xuyên (Hà Giang), hơn 200 cựu chiến binh Sư đoàn 356 từ các tỉnh, thành trên cả nước cùng chính quyền, nhân dân địa phương đã tổ chức lễ cầu siêu, tưởng niệm anh linh các liệt sĩ và đồng bào tử nạn vì sự nghiệp đấu tranh bảo vệ biên giới phía bắc.
Cựu chiến binh Sư đoàn 356 thắp hương tưởng niệm các đồng đội hy sinh trong chiến dịch MB84

Tìm kiếm Blog này