Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Dương Phú Hiến “nhà sưu tầm cổ vật lừa đảo chuyên nghiệp nhất VN"


duongphuhien

I. Thực chất Dương Phú Hiến là ai ?

Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khổ ở tỉnh Vĩnh phúc . Là một đại úy và đã từng làm bác sỹ ở nhà máy Z125 ở Sóc sơn . Tài sản của Hiến chì có một ngồi nhà 5 tấng tại 380 đường Âu Cơ o ven đê sông Hồng đứng tên bà Phan thị Loan – một người vợ ngoài giá thú …thêm một ngôi nhà ở quê tại thôn Đức Cung – xã Cao minh – Phúc yên – Vĩnh phúc trong đó chất chứa hầu hết toàn đồ mà dân Hà nội gọi là đồ đồng nát .
Hiến xây được nhà và mua đồ đồng nát là tiền kiếm được của bà Loan khi còn là Phó Tổng Giám đốc VTV Đài truyền hình .
Thực chất thu nhập chính của Hiến từ trước đến nay là nấu lậu và bán cao hổ cốt gỉa , lừa đảo để bán đồ cổ giả

II. Dương Phú Hiến đánh bóng nhân thân một cách trắng trợn:

Hiến luôn “ bốc phét “ xuất thân trong một gia đình tư sản Hà nội có gốc có nòi, cha ông cùa Hiến đều là nhũng người giàu có chơi đồ cổ bậc nhất ờ đất Hà thành .
Hiến vỗ ngực mình là trung tướng tình báo quân đội . Là người quen thân với tổng thống Putin , ông Enxin của CHLB Nga , Ông Hồ cẩm Đào của Trung Quốc ….và hầu hết các chính khách nổi tiếng trên thế giới Hiến có khả năng hẹn gặp nếu cần ?!
Hiến đang giúp đỡ nhà nước Việt nam đàm phán với chính phủ Mỹ dể mời thống thống OBAMA sang thăm Việt nam trong thời gian tới sau khi Hiến chỉ đạo xong việc bảo vệ an ninh quốc tế !!! Còn các vị lãnh đạo cấp cao của Việt nam đều là đàn em – là đệ tử của Hiến. ! hoang tưởng hơn nữa Hiến tuyên bố rắng ghế ngồi của các chính khách cao cấp của Việt nam đều do Hiến và “thế lực “của Hiến sắp xếp .
Hiến mua một số báo chí đánh bóng thú chơi đồ cổ của mình một cách rất bài bản tự phong mình là người giàu nhất Việt nam và Châu Á .
Một phát ngôn vĩ thanh nhất mà Hiến hay loạn ngôn là:
“Chỉ cần bán một cổ vật tôi có thể mua nửa phố Hàng ngang – Hàng đào“

III. Thủ đoạn lừa đảo của Dương Phú Hiến:

Phải công nhận Hiến lừa đảo chyên nghiệp bậc nhất ở Việt nam . Hiến đã tạo ra “một vỏ bọc rất chắc chắn “ mà nực cười là vỏ bọc này đều dựa trên tất cà một nền móng ảo- hư hư thực thục : Nhân thân ảo +tài sản ảo +thế lực ảo . Hiến vừa làm đạo diễn vừa làm diễn viên !
Cách lừa đảo của Hiến là : Đầu tiên khi xuất hiện “con mồi “mà đặc biệt là những “ con mổi “ có tiền và địa vị xã hội. Hiến rất lịch sự và đón tiếp rất nồng hậu thân mật . Trong giao tiếp luôn nói năng nhẹ nhàng khiếm tốn thậm chí rụt rè khiêm nhường đến mức người đối diện phải thốt lên sao Hiến giàu có mà thật thà đạo đức đến thế là cùng! Tay chắp trước ngực miệng Hiến luôn Nam Mô A Di Đà Phật ! khi thời điểm thích hợp bằng cách rất tính cớ Hiến khoe khéo “ Tài sản Ảo “ một cách tài tình rất ly kỳ và bí mật .
Người không có chuyên môn sẻ ngột lên trước những đồ vật mà Hiến đang sở hữu toàn là triệu đô la , tỷ đô la ,…hàng tạ , hàng tấn vàng ròng nguyên chất, ngọc ngà châu báu tràn ngập khắp nơi trong nhà Hiến ….tiếp sau đó Hiến rất hào phóng “tặng “ “ con mồi “ một vài thứ quà làm kỷ niệm : Quà tặng đàn ông xoàng xoàng là một vài lạng cao hổ cốt đểu giá 55 triệu đồng VN / lạng hoac dây đeo cổ mặt đá đểu mà Hiến nói là đá ngọc , đá lạt ma cua Tây tạng Trung Quốc mà những thứ này linh khí manh tri giá vài trăm ngàn Đô la Mỹ hoặc nanh hổ đểu giá hàng chục ngàn USD hoăc đồng hồ đểu tri giá mấy trăm ngàn đến hàng triệu USD hoặc sừng tê giác đểu ( 100% là sứng trâu và sừng nai ) …
Quà tặng cho đàn bà là dây chuyền, vòng đeo tay là ngọc phỉ thúy đểu tri giá mấy trăm ngàn USD hoăc vô giá …người được tặng quà vô cùng sung sướng tưởng như chỉ có một mình mình được Hiến ban phát như vậy nên vô cùng hãnh diện khi được quen thân với Hiến và tôn vinh Hiến là ĐẠI CA là ÔNG ANH từ lúc nào cũng không hay nửa và cũng chính vì vậy mà ĐỆ TỬ của Hiến cứ ngày một đông lên đủ các thành phần trong xã hội tạo thành Thế lực ảo cho Hiến .
Những buổi tiệc xôi thịt do Hiến tổ chức đều nhằm mục đích để Hiến biểu dương thanh thế cho Hiến và thu tiền và quà tặng của người ‘ bị mời “ – người nọ nhìn người kia mà thầm thán phục sự “quen biết rông rãi của Hiến “ nhưng tất cả – kể cả những ng làm trong các cơ quan chuyên chính như Tòa án , Viện kiểm sát . Công an và quan chức cao cấp đã bị “ Sập hấm “ trước kịch bản của một bác sỹ nhà quê !

IV.  Dương Phú Hiến và bản chất!

duongphuhien-covat1

Hiến đã ngang nhiên lừa đảo bao nhiêu năm qua . Ăn trên ngồi trốc lên đám “đệ tử “đủ các loại thành phần trong xã hội .  Những quà tặng mà đệ tử nhận được thực chất khi đem đi giám định thì chỉ có giá tri vài trăm ngàn đông đến vài triệu đông VN . thế nhưng đổi lại khi đã thường xuyên lui tới nhà HIến thỉnh thoảng Hiến “xin đểu “ đàn em mỗi người một vài thứ theo thế mạnh của từng người : rượu, chè . thịt . cá , tivi, tu lạnh , nước mắm . khoai , sắn . gà . vịt , mớ rau ….phục vụ đầy đủ và thừa thãi cho Hiến và gia đình sinh sống hàng ngày .
Cái thâm độc của Hiến là dùng Nhân thân ảo + Tài sản ảo + Thế lực ảo làm cho các con mồi hầu hạ Hiến một cách vô điều kiện tưởng rắng có thể nhờ Hiến can thiệp giúp đỡ thăng quan tiến chức , chạy tội , giúp đỡ làm giàu hoặc tạo công ăn việc sau khi Hiến mở bảo tàng tư nhân ( bảo tàng tư nhân của HIến sẽ không bao giò thành hiện thực chỉ là dự án treo vì Hiến lấy dâu ra tiền để xây bảo tàng với một đống đồ giả cỗ và không cò một đối tác nước ngoài nào liên doanh với Hiến khi Hiến không có tài và lực ) …thậm chí có người còn cảm thấy “ tự hào “ khi được ở bên cạnh Hiến . Đáng thương nhát là vợ chồng người cháu Mai – Vinh thật thà chất phác dân quê do không hiểu biết nên cả hai vợ chông tận tụy hầu hạ dạ vâng ngày đêm thắng Hiến và canh giữ một đống đồ đồng nát trong nhà mà cứ tưởng là kho báu !
Thứ nhất: Nếu Hiến giàu có và thế lực ghê gớm đến như vậy thi Hiến sẽ có một cuộc sống khác bây giờ ! Hiện tại Hiến không có tiềnvà phải về sống ở quê.  Muốn bán cái goi là đồ cổ thì Hiến không thể bán được vì đó đồ giả cổ – Hiến sẻ bi phát hiện khi giám định và bị tóm cổ bất cứ lúc nào .
Thứ Hai: Hiến nói dối tổ tiên họ Dương , lừa dối anh ruột là Dương Phú Hiệp đưa cho ông anh và em gái dùng toàn đồ đểu , lửa dối con cái bằng đống tài sản đồng nát …phỉ báng tượng Phật để đánh bóng bản thân nói khoác láo các bức tượng Hiến sở hữu la vàng ròng , ngọc phỉ thúy , đồng đen …thục chất không đúng sư thật .
Thứ Ba: Hiến tự đặt giá hay nói một cách khác là tự phong giá trị tài sản của mình một cách vô tội vạ ngu xuẩn không biết ngượng . Triệu USD hay tỷ US ! chỉ đáng tiếc cho một số người nhẹ dạ đã mua nhầm và Hiến càng được thể ăn tục nói phét và lừa đảo !

V. Cú lừa Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế!

duongphuhien-covat3

Hai bình hoa bằng vàng giả lọt vào Bảo tàng Cổ vật Huế?


1. Ngày 21/4/2013 Dương Phú Hiến lại làm một cú lừa ngoạn mục tại Bảo tàng cổ vật cung đình Huế . Một màn kịch có thể nói là “ hoàn hảo “ !?
Hiến đẩy ông anh ruột là PGS.TS Dương Phú Hiệp – nguyên Tổng thư ký Hội đồng lý luận trung ương tham gia trò chơi LỪA ĐẢO TINH VI . Ông Hiệp là người hiền lành , đạo đức, cả đời ông sống thanh cao liêm khiết đâu có ngờ rằng chính thằng em là Dương Phú Hiến biết khai thác thế mạnh của ông anh để đánh bóng cho bản thân mình – THAY MẶT DÒNG TỘC HỌ DƯƠNG TRAO CỔ VẬT CHO BẢO TÀNG !
Chỉ với vài món cổ vật thời Nguyễn bằng bạc cuối TK 19 và đầu TK 20 Hiến đã tinh vi đưa thêm vào một cách hợp pháp dưới hình thức cho tặng 2 chiếc bình giả 100% mà Hiến dám nói mỗi chiếc bình 3,5 kg vàng ròng .
Sự kiên này một lần nữa gây chấn động dư luận vô tình đã đánh bóng thêm tên tuổi của Hiến ! Hiến đã qua mặt lãnh đạo thành phồ Huế và bảo tàng cổ vật cung đình Huế , đánh lừa du khách đến tham quan và giới báo chí một cách ngoạn mục để tên tuổi của Hiến được vinh danh trong Bảo tàng .
Bảo tàng cổ vật cung đình Huế khi nhận được thông tin phán ánh của nhiều khách tham quan đã cho giám định 2 chiếc bình của Hiến và kết luận là đồ giả nhưng phải “ngậm bồ hòn làm ngọt “ vì đã trót công bố công khai trên công luận!
2. Nều chỉ cần làm một phép tính đơn giản : 2 chiếc bình nặng 7kg vàng ròng tương đương 168 cây vàng trị giá gần 7 tỷ đồng !
Một số tiền mà cả đời ông anh Dương Phú Hiệp và con trai Dương Phú Nam của Hiến đang rất nghèo khổ phải sống ở phòng trọ thuê mướn mơ ước không có được …vậy mà tại sao Hiến không dành tặng cho những người thân của mình mà lại “ hào phóng “ và “ yêu “ … Huế đến mức như vậy!
Tác giả Thanh Mỹ gửi TTXVA.ORG




duongphuhien-covat2 


Nguồn TTXVA

Vụ 2 bình hoa tại Bảo tàng Cổ vật Huế: Báo chí bị một “quả” lừa PR

(LĐ) - Số 145 - Thứ năm 27/06/2013 10:35
Sau sự kiện khai mạc phòng trưng bày bộ sưu tập của ông Dương Phú Hiến tại Bảo tàng Cổ vật cung đình (BTCVCĐ) Huế ngày 21.4, báo chí đồng loạt đưa tin về hai bình hoa bằng vàng ròng, mỗi bình nặng 3,5kg; nhưng hiện ở phòng trưng bày BTCVCĐ Huế, từ “bình hoa bằng vàng ròng” đã trở thành “bình hoa kim loại màu vàng”. Vì sao lại có sự nhập nhèm như vậy?
Báo chí bị một “quả” lừa PR không công

Buổi ra mắt bộ sưu tập của ông Dương Phú Hiến tại BTCVCĐ Huế gắn liền với sự kiện bảo tàng tiếp nhận một số hiện vật do các cá nhân hiến tặng. Vì vậy, các hiện vật trưng bày- không phải hiến tặng- cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt. Và trong các hiện vật của ông Hiến trưng bày, hai bình hoa được giới thiệu nhiều nhất.
Hai chiếc bình hoa ban đầu được giới thiệu bằng vàng ròng, giờ thay đổi ghi là bằng kim loại màu vàng.

Chuyện về hai bình hoa bằng vàng ròng được giới hâm mộ cổ vật bàn tán say sưa. Khi trả lời phỏng vấn báo chí, ông Hiến cũng đứng bên hai bình hoa để diễn thuyết về quá trình sưu tầm đồ cổ của mình. Các báo bị lôi cuốn vào hai bình hoa có giá trị để ghi chép, chụp ảnh, quay phim. Vì thế, ngay sau buổi giới thiệu, chỉ cần gõ vào Google, các dòng tít: “Chiêm ngưỡng bình hoa bằng vàng ròng...” xuất hiện dày đặc.

Giới chơi đồ cổ nghi ngờ hai bình hoa không phải là cổ vật và cho rằng hai bình hoa này không phải bằng vàng ròng, nhưng không hiểu sao lại được giới thiệu ầm ỹ? Sao lại được ra mắt tại BTCVCĐ  Huế long trọng như vậy? Chúng tôi đặt câu hỏi: “Từ đâu ra thông tin bình hoa nặng 3,5kg vàng ròng?”. Ông Nguyễn Phước Hải Trung – GĐ BTCVCĐ Huế - trả lời: “Do ông Hiến nói với báo giới và họ viết tầm bậy tầm bạ”. Vậy nhưng, khi nhắc lại tất cả phóng viên dự đưa tin buổi lễ hiến tặng đều nghe thông tin bình hoa được chế tác bằng vàng, nặng 3,5kg, ông Trung cho rằng do ông Hiến phát biểu.

Tuy nhiên, khi đưa dẫn chứng trong giấy mời của ban tổ chức có thông tin trên thì ông Trung im lặng.

Từ “bằng vàng” thành “màu vàng”

Ông Trung cho biết, hai bình hoa của ông Hiến chưa xác định là bằng vàng nên chỉ cho để ở phòng trưng bày. Chỉ với cổ vật được hội đồng giám định xác nhận mới được đưa vào bày trong bảo tàng.
Nhưng thực tế lại không phải vậy. Ngày tiếp nhận cổ vật hiến tặng và ra mắt bộ sưu tập của ông Dương Phú Hiến, khung kính đựng hai bình hoa được đặt trang trọng trong bảo tàng. Dưới chân hai bình hoa có tấm biển ghi bằng hai thứ tiếng Việt và Anh: “Giới thiệu hiện vật của nhà sưu tầm Dương Phú Hiến – bình hoa bằng vàng”.

Nhưng mới đây, không hiểu vì lý do gì, hai bình hoa được cho là bằng vàng ròng - nặng mỗi bình 3,5kg - ở BTCVCĐ Huế lại được đổi lại: “Bình hoa kim loại màu vàng”. BTCVCĐ Huế mà ăn nói hai lời như vậy sao?

Trao đổi với Báo Lao Động, ông Phan Thanh Hải – GĐ Trung tâm Bảo tàng di tích cố đô Huế - cho biết: “Thông tin hai bình hoa này được chế tác bằng vàng là do ông Dương Phú Hiến cung cấp. Do đây là cổ vật của ông Hiến cho trung tâm mượn trưng bày mà không yêu cầu lợi lộc gì nên chúng tôi tin tưởng vào uy tín của nhà sưu tập”. Ông Hải không khẳng định hai bình hoa này là vàng thật hay giả: “Trước hết, đó là hai bình hoa màu vàng, còn là vàng thật hay giả thì chúng tôi không dám khẳng định”.

Theo quan điểm của ông Hải, trong xu hướng xã hội hóa công tác bảo tồn, trung tâm chủ động mời các cá nhân trưng bày cổ vật nhằm tăng sự phong phú, thu hút khách đến thưởng lãm là điều tất yếu. Tuy nhiên, VN chưa có hệ thống giám định chính xác về niên đại, loại hình, chất liệu cổ vật, đồng thời cũng chưa có các văn bản pháp luật quy định rõ trách nhiệm với các cá nhân sưu tầm cổ vật. Mà cá nhân là những người tự chịu trách nhiệm về cổ vật của mình là chính. “Để đánh giá chính xác từng cổ vật phải thông qua hội đồng giám định cụ thể. Điều này, với các nhà sưu tập cá nhân lại là việc hết sức tế nhị. Vậy nên, chúng tôi tôn trọng danh dự, uy tín của nhà sưu tập khi mời họ tham gia cùng chúng tôi tổ chức trưng bày cổ vật” - ông Hải cho biết.

Khi được hỏi sẽ làm gì để đối phó việc những nhà sưu tầm mượn việc trưng bày để đưa cổ vật giả, ''đánh bóng'' tên tuổi để kinh doanh, ông Hải cho biết: “Tránh việc lợi dụng vào trưng bày tại bảo tàng để bán sản phẩm, trung tâm không cho phép ghi giá cả lên tất cả các cổ vật. Đồng thời, đối với các nhà sưu tập tiếp theo, trung tâm sẽ mời các nhà nghiên cứu có uy tín để thành lập hội đồng thẩm định, đánh giá cổ vật trước khi tổ chức trưng bày”- ông Hải nói.

Ông Hải cho rằng ông Dương Phú Hiến phải chịu trách nhiệm về phát ngôn hai bình hoa bằng vàng. Tuy nhiên, việc hai bình hoa đó đưa vào trưng bày trong BTCVCĐ Huế thì không còn là chuyện cá nhân của ông Hiến, mà là trách nhiệm của bảo tàng. Chẳng lẽ ai muốn đưa cái gì vào cũng được, thật giả lẫn lộn, BTCVCĐ Huế không phải là sọt rác. Nỗi lo đồ giả vào bảo tàng cổ vật cung đình Huế 

(Dân trí) - Báo chí đưa tin hai bình hoa bằng vàng ròng mỗi bình nặng 3.5 kg của nhà sưu tập có tên tuổi Dương Phú Hiến, được trưng bày tại Bảo tàng cổ vật cung đình Huế từ tháng 4 đến tháng 10.2013 khiến khiến dư luận xôn xao, lôi cuốn đông người tìm đến xem.

 (Minh họa: Ngọc Diệp)
 (Minh họa: Ngọc Diệp)
Nhưng thật bất ngờ, mấy hôm sau, cũng báo chí lại đưa tin hai bình hoa đó không phải bằng vàng ròng mà chỉ là “màu vàng”.

Tại sao lại có chuyện “chéo cẳng ngỗng” như vậy? Hỏi Bảo tàng thì giám đốc Nguyễn Phước Hải Trung bảo: nhà sưu tập Dương Phú Hiến phát ngôn sai sự thật nên báo chí đưa tin hai bình hoa bằng vàng là “tầm bậy tầm bạ”. Hỏi nhà sưu tập Dương Phú Hiến thì ông ấy đổ cho “tất cả các nhà báo bị lãng tai”, bảo “người ta nghe nhầm thôi”. Nhưng đâu có thể lời nói gió bay vì bản tin truyền hình còn lưu lại đấy hình ảnh trong lồng kính của hai bình hoa được trưng bày trong ngày ra mắt, có ghi rành rành 2 chữ “Bằng vàng”, khiến giám đốc Bảo tàng và nhà sưu tập khó có thể chối bỏ trách nhiệm.
Lại chẳng biết tin lời của ai khi ông Phan Thanh Hải – GĐ Trung tâm Bảo tàng di tích cố đô Huế - cho biết: “Thông tin hai bình hoa này được chế tác bằng vàng là do ông Dương Phú Hiến cung cấp. Do đây là cổ vật của ông Hiến cho Trung tâm mượn trưng bày mà không yêu cầu lợi lộc gì nên chúng tôi tin tưởng vào uy tín của nhà sưu tập” (Lao Động), còn ông Dương Phú Hiến lại trả lời trên báo Thanh Niên: “Tôi chỉ biết đây là cổ vật triều đình nhà Nguyễn, nên tặng lại cho bảo tàng Huế”. Một bên nói cho mượn, bên nói là tặng. Ngược nhau là vậy.

Cho đến ngày 28.6, sau khi báo chí phát hiện ra đồ giả, Bảo tàng đã nhanh chóng “tẩu tán” hai bình hoa và bộ sưu tập của ông Dương Phú Hiến, mặc dù đã công bố triển lãm cho đến tháng 10. Cuộc “tẩu tán” này gây thêm tai hại là tạo ra một sự suy diễn không đáng có trong nhiều khách tham quan du lịch là hai bình hoa bằng vàng này là giả thì  mấy chục hiện vật thuộc triều Nguyễn đang trưng bày, chắc gì tất cả đã đều là thật.

Chưa chắc là thật nhưng Bảo tàng đã bán vé tham quan, trong đó có gian trưng bày của ông Dương Phú Hiến về cổ vật triều Nguyễn. Như vậy, Bảo tàng cổ vật cung đình Huế lại bán vé khi không biết rõ nhà sưu tập đem thứ nào thật, thứ nào giả vào trưng bày, trách nhiệm ở đâu, khoa học ở đâu?

Khách tham quan tin tưởng vào sự bảo chứng của Bảo tàng cổ vật cung đình Huế, chiêm ngưỡng các hiện vật được cho là của thời Nguyễn. Nhưng tệ hơn, có thể có người tin tưởng vào sự bảo chứng đó, liên hệ mua cổ vật của nhà sưu tập. Nếu những thứ đó không phải cổ vật,  thì đây là sự vô tình -  bằng một sự kiện trưng bày ở Bảo tàng -  để tạo cơ hội cho tư nhân bán đồ giả.

Đồ cổ ở chợ đành rằng thật giả khôn lường, mười cái thì 8 cái giả. Nhưng bảo tàng đâu phải là cái chợ!

Lê Chân Nhân


Đại gia Sài thành chơi cổ vật hoàng cung

Người săn lùng đồ ngự dụng hoàng cung ngoài có tiền, còn phải có duyên mới có thể sở hữu cổ vật.
Như cách diễn giải nôm na của dân chơi, đồ ngự dụng là những bảo vật thường dùng của Vua, Hoàng hậu, Hoàng Thái hậu. Công chúa, Hoàng tử có chất liệu bằng vàng, ngà voi, sứđược sơn son thiếp vàng hay chạm trổ hoa văn tinh xảo. Vì mỗi món đồ ngự dụng trị giá hàng trăm triệu đồng, có khi hàng tỷ nên rất kén người chơi. Và tất nhiên, gắn liền với thú chơi vương giả này là vô số lọc lừa, man trá.

Bát hương men lục - một trong những cổ vật thuộc nhóm đồ thờ cúng có niên đại lâu đời, khoảng thế kỷ 15, 16, thời Lê sơ
Không dễ săn lùng cổ vật hoàng cung
Qua sự giới thiệu của một người bạn, PV Người đưa tin tìm đến căn hộ của ông Lê K., đại gia ngành gỗ ở quận Phú Nhuận (TP HCM). Ông vừa mua được chiếc ly bạch ngọc với giá tiền hơn 300 triệu đồng nên rất vui. Theo ông K. đây là chén ngọc có một không hai trên thế gian. Điểm đặc biệt của chén bạch ngọc này ở chỗ nó từng là vật dùng của bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu, vợ Vua Gia Long, người sáng lập triều Nguyễn. Ông K. tin rằng chén bạch ngọc này có điều huyền diệu là mọi độc chất khi được rót vào đều tan biến. Đây chính là lý do mà bậc mẫu nghi thiên hạ ngày trước dùng chén ngọc để tránh bị đầu độc.
Thú chơi đồ cổ đã ngấm vào máu, lại sẵn có điều kiện về kinh tế, nên ông H., (56 tuổi), chuyên sưu tầm cổ vật liên quan đến các triều vua Nguyễn tâm tình: “Dân săn đồ ngự dụng bên cạnh niềm đam mê phải có lắm tiền. Bởi mỗi món đồ mà vua chúa sử dụng đều là ngọc ngà quý hiếm, giá trị nên rất đắt. Ngoài cái sự quý về chất liệu, đồ ngự dụng còn quý ở giá trị lịch sử”. Theo ông H Ông H.: “Đồ ngự dụng hoàng cung không hiếm, nó lưu lạc trong dân gian thôi. Nhiều người có những bảo bối nhưng không biết nó là vật có giá trị. Ai cũng có thể mua được những loại đồ cổ này, nhưng để có được một vật thật độc, thật lạ thì phải có duyên với món đồ đó”.
Ông Trần Sính, chủ một cửa hiệu đồ cổ ở phố Lê Công Kiều (quận 1) cũng đồng tình với quan điểm này. Theo ông Sính: “Ngoài có tiền, tay chơi phải có duyên, vì Vua chỉ có một, hoàng hậu và hoàng thái hậu cũng chỉ có một nên đồ ngự dụng chỉ là con số nhỏ giọt”. Chơi và kinh doanh đồ cổ đã hơn 7 thập niên nên ông Sính có may mắn được tiếp cận nhiều món đồ ngự dụng liên quan đến chuyện ăn uống của nhiều đời vua Nguyễn, từ Vua Gia Long đến Vua Bảo Đại.Cổ vật hoàng cung còn lưu lạc hiện nay phần lớn là đồ sành sứ phục vụ ẩm thực của các vua triều Nguyễn, chủ yếu là đồ phục vụ cho việc ăn trầu, hút thuốc, uống rượu và ăn cơm.

Chén ăn ngự dụng của hoàng cong triều Nguyễn.
Những cú lừa khủng khiếp
Vấn đề được đặt ra là liệu những món đồ ngự dụng mà các tay chơi kể trên đang sở hữu có phải là đồ ngự dụng thứ thiệt? Hay đó chỉ là đồ giả cổ qua tài khua môi múa mép, cũng như những chiêu mánh tinh vi của những tên lừa đảo chuyên nghiệp mà thành báu vật hoàng cung. Không ai dám chắc những món đồ ngự dụng mà các tay chơi kể trên đang sở hữu có phải thực sự là đồ hoàng cung hay chỉ là giả cổ. Không như các tay chơi đều đoán chắc bảo vật hiếm có của mình là đồ vua dùng, ông Trần Sính khẳng định: "Trên 99% là đồ giả cổ". Theo ông Sính, chuyện lừa đảo trong giới cổ vật, đặc biệt là trong lĩnh vực đồ ngự dụng nói riêng rất "khủng khiếp".
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Thuận (ngụ ở đường Nguyễn Tiểu La, Phường 8, quận 10) một người chơi đồ cổ cho hay, hiện có rất nhiều diễn đàn của dân sưu tập cổ vật, song có nhiều kẻ có mưu đồ xấu gia nhập, thi thoảng tung lên món đồ nào đó bảo là "đồ ngự dụng" rồi ngỏ lời nhờ mọi người thẩm định. Cũng chính những người này thực hiện kệ sách kẻ tung người hứng để đưa những đại gia săn đồ dùng của vua và hoàng hậu vì cơn cuồng vọng giữ trong tay đồ độc nhất vô nhị, để khẳng định tầm vóc cũng như đẳng cấp của mình vào tròng, hòng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Chơi đồ cổ cũng như các thú chơi khác, đòi hỏi sự công phu, thời gian và tiền bạc, cần phải trao dồi khá nhiều kiến thức cả về lý thuyết cũng như thực hành. Các món đồ xưa, đồ cổ tưởng là rất đắt đỏ, nhưng thực sự có khi những món quý hiếm lại có giá rẻ đến bất ngờ, mà không cần tìm đâu xa, nó nằm ngay trước mắt mình. Đồ cổ vẫn thường ''trao thân'' cho ai hiểu được nó, trân trọng vẻ đẹp của nó. Người chơi vẫn thường nói : ''Vật tìm Chủ '' là như vậy. Đó cái thú vị riêng của người chơi mà không dễ gì gặp được trong cuộc sống hối hả hằng ngày.
Trước đây, dân chơi đồ cổ thường vẫn dè chừng mỗi lần cung cấp tên hay địa chỉ trưng bày đồ cổ vì giá trị quý hiếm và vì ám ảnh bởi nạn trộm cắp cổ vật. Nhưng hiện nay, vấn đề này trở nên thoải mái hơn, bởi đã có những hội chơi đồ cổ, ai cũng muốn thể hiện đẳng cấp, muốn món đồ của mình là độc nhất nên việc công khai danh tính trở nên thoải mái. Chính vì thế, đồ cổ được nhiều người biết đến và việc săn lùng những cổ vật Hoàng cung đang lưu lạc trong dân gian lại nóng hơn. Đồ ngự dụng đã trở thành “cơn sốt” trong giới dân chơi quý tộc Sài thành.
Công Thư/ Nguoiduatin

Chiêm ngưỡng bộ cổ ngọc “hiếm có trong thiên hạ”

Giới chơi cổ vật thường kháo nhau về người sở hữu nhiều cổ vật nhất Việt Nam, ông Dương Phú Hiến. Đến nhà ông, như lạc vào mê cung trong thế giới cổ tích. Với trên 4.000 đồ vật, bộ cổ ngọc được ông bày xen những cổ vật khác, chật kín cả ngôi nhà 5 tầng lớn.
Ông bảo: “Chỉ cần bán 1 cổ vật, tôi đủ tiền mua nửa phố Hàng Ngang, Hàng Đào”. Dù chưa có sự kiểm chứng, nhưng có thể thấy sự si mê cổ vật qua cách ông ngắm nhìn, nâng niu từng cổ vật.  Trong bộ sưu tập của ông Hiến có 5 khối hổ phách, mỗi khối nặng chừng 5kg. Được biết cách đây vài năm, người Trung Quốc tìm thấy một viên hổ phách to chừng quả trứng gà nhưng đã có giá bán lên tới vài tỉ nhân dân tệ. 
Ông Phú Hiến còn có những cổ ngọc có giá trị cao hơn đó là bộ ấn triện các triều đại thuộc thế kỷ 14-15 và các thẻ bài. Ấn triện của các đời vua phong kiến có lẽ không nhiều, nhưng đây là những thứ không thể có cái thứ hai. Các thẻ bài cũng vậy, đều không thể đánh giá được hết thông qua thước đo tiền bạc.

Ông Dương Phú Hiến
Tuy vậy, loạt sản phẩm ấn tượng nhất trong bộ sưu tập cổ ngọc của ông Hiến có lẽ là các sản phẩm làm từ ngọc trai tự nhiên và ngọc phỉ thuý - một loại ngọc màu xanh cực kỳ quý hiếm. Theo giá thị trường, một viên ngọc trai tự nhiên có giá từ 30.000 đến 40.000 USD hay một chiếc vòng phỉ thuý nước xanh bí cũng có trị giá cả chục triệu USD (định giá của tạp chí Arts of Asia). Bộ cổ ngọc chúng tôi được chiêm ngưỡng còn có những chiếc vòng phỉ thuý nước xanh lý (màu đậm và có giá trị cao hơn xanh bí).
Ngoài ra, sản phẩm được xem là nặng nhất trong bộ sưu tập có lẽ thuộc về khối phỉ thuý chạm khắc tinh xảo nặng 12,5kg. Cả chủ nhân và nhiều người cũng chưa định giá được khối phỉ thúy này, chỉ biết rằng, một cuộc đấu giá tại Hồng Kông năm 1998, một khối phỉ thuý xanh bí đã được trả giá lên tới 350 triệu USD.
Đặc biệt, linh hồn của bộ sưu tập có lẽ là chiếc lắc đeo tay ngọc mắt mèo giát vàng. Chủ nhân bộ sưu tập cho rằng, đây là chiếc lắc số 1 trên thế giới mà trị giá của nó là vô cùng, không thể đoán định được ở mức tiền cụ thể nào.
Mời bạn chiêm ngưỡng bộ cổ ngọc tuyệt vời của ông Dương Phú Hiến: 



Ấn triện bằng ngọc


Trâu ngọc trắng đời nhà Minh (Trung Quốc)


Vòng ngọc Mắt mèo giát vàng - được coi là linh hồn của bộ cổ ngọc


Bình đá ngọc lan và cẩu vàng gắn trên sừng tê giác - có tác dụng chống độc khi đựng rượu


Cây cải bạch ngọc


Hổ phách

Bát mã não thế kỷ 14-15


Cóc mã não đỏ đời nhà Thanh (Trung Quốc)


Bát ngọc đời nhà Thanh (Trung Quốc)

Bộ chén ngọc lam điền


Giỏ cua được chế tác từ mã não khối lớn


Hổ phách


Cóc ngọc thạch đời nhà Minh thể hiện cho "Ngũ phúc"


Cua làm từ mã não


Voi ngọc thạch vân hồng


Đào ngọc thạch hồng - trắng thể hiện Phúc - Lộc


Đào ngọc phỉ thúy


Vịt ngọc thạch

Theo Phượng HoàngGia Đình & Xã Hội

Xem thêm: Kho cổ vật của ông Dương Phú Hiến ở Đây

Tìm kiếm Blog này