Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Bạn từng đọc Duyên Anh cuốn nào...

Tác Phẩm của Duyên Anh

Đọc lại Người Việt Cao Quí

Vừa rồi lục trong số sách cũ còn sót lại ngày xưa tôi tình cờ cầm trên tay cuốn Người Việt Cao Quí, một cuốn sách được yêu thích trước 1975 vì nó khơi dậy niềm tự hào của một dân tộc vốn bị xem là nhược tiểu.
Thế nhưng, sau 1975 người ta biết rằng tác giả của nó không phải là một người nước ngoài như vẫn được tin là thế. Người ta thấy hụt hẫng bởi một cảm giác bị đánh lừa, một niềm tin bị đánh cắp. Dù chuyện giả dối không là hàng hiếm trong xã hội cs.
Đã có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, nay nhân tiện tìm lại được cuốn sách tạm gọi là cũ (tính từ khi phát hành) nhưng còn khá mới- nếu so sánh với các ấn phẩm cùng thời- từ mấy chục năm nay, xin phép được chia sẻ với các anh chị mấy tấm hình scan lại từ cuốn sách này.
***

Bạn từng đọc Tuổi Hoa số nào... (I)

Mời các bạn thưởng thức một ít bìa Bán Nguyệt San Tuổi Hoa qua nét cọ của họa sĩ Vivi.
(Chú thích của họa sĩ Vivi.)


(1) Trăng thề (của Dũng- lớp Hội họa Tuổi Hoa)

Bạn từng đọc Tuổi Hoa số nào... (II)

Ngày xưa bạn học sách vở nào...


Bộ sưu tập những sếp to và cơ quan từng tin và ủng hộ ngoại cổm

Đại tướng Phùng Quang Thanh: "Hoàn toàn không có chuyện Bộ Quốc phòng dựa vào các nhà ngoại cảm". Trước đây, hơn chục năm nay xem truyền hình báo chí đưa tin chỗ này chỗ nọ tìm được hài cốt liệt sĩ nhờ nhà ngoại cổm a b c, thường thấy màu áo xanh quân đội của đội quy tập, phủ cờ Tổ quốc, trang trong di quan, thấp thoáng đâu đó có đại diện chính quyền, quân đội, đoàn thể địa phương. Nhìn chung các nhà ngoại cảm không làm chui, họ được tổ chức, cá nhân yêu cầu nhờ vả... Ông Thanh nói "Quân đội không dựa vào các nhà ngoại cảm" nhưng sự có mặt của quân độ tiếp nhận hài cốt liệt sĩ khác nào công nhận kết quả tìm kiếm do các nhà ngoại cảm hướng dẫn.
 
Thánh nữ cùng đệ tử thề chiến đấu tới cùng, đưa ra nhiều dẫn chứng không ít quan chức mũ cao áo dài cùng báo đài đã từng tin tưởng và đỡ đầu trong việc tìm hài cốt liệt sĩ thông qua các nhà ngoại cổm, sao bây giờ có người nói ngược lại, có vị lặng thinh... Lãnh đạo cấp cao cựu cũng như đương chức của Đảng, Nhà nước, đến tướng tá Quân đội, Công an, TS GS Khoa học, tổ chức lẫn cá nhânhầu hết đều qua trung cao cấp chính trị, là đệ tử trung thành của cụ Mác Râu với câu nổi tiếng "Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân".
Ngoại cổm phát triển như nấm mọc sau mưa, phải nói là nhờ công đỡ đầu của mấy ông giáo xư tiến sĩ chủ chứa cái gọi là Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng (UIA) - http://uia.com.vn/ đang bảo trì vì nó quá bệ rạc hay pha học vịt quá tiên tiến cần chờ thế giới theo kịp nên có lệnh stop chăng?.
(Thợ Cạo)

Cái váy và cái quần của các bà thời xưa

Cái váy và cái quần của các bà
 
Thuở còn mài đũng quần trên ghế nhà trường, được học bài Hai bà Trưng:

    Bà Trưng quê ở Châu Phong
    Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên
    ...
    Hồng quần nhẹ bước chinh yên
    Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành ...


Nghe thầy giảng lúc ra trận hai bà mặc hồng quần, nghĩa là quần đỏ.
Cả lớp khoái chí, cười khúc khích.
Sau này đọc sách thấy nhiều học giả đồng ý với thầy.Hồng quần: quần chính nghĩa là cái váy, cái xiêm, phụ nữ xưa mặc quần đỏ. (Đinh Xuân Lâm và Chu Thiên , Đại Nam quốc sử diễn ca, Văn Học, 1966, tr. 87 ).
Hồng quần: đàn bà (xưa mặc quần đỏ). (Hoàng Xuân Hãn, tập 2, Giáo Dục, 1998, tr. 77).
Hồng quần: quần đỏ (tức con gái). (Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển).
Hình ảnh hai bà Trưng mặc quần đỏ dẹp giặc đẹp quá!
Đẹp quá hoá ra ... đáng ngờ!
Theo truyền thuyết thì thời Hùng Vương, đàn ông Việt Nam đóng khố, đàn bà mặc váy kín (váy chui) hoặc váy mở (váy quấn). (Thời đại Hùng Vương, Khoa Học Xã Hội, 1976, tr.177).

"Kính thưa các loại khố..."


Vì sao gọi "lính khố xanh, lính khố đỏ"

Lính tập

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lính khố đỏ

Ảnh bảo tồn văn hóa Dân tộc của bọn mất dép

Bảo tồn theo cách xứ Nẫu

Ảnh dưới cũng ở xứ Nấu tuy không liên quan, để thể hiện tỉnh mình không lạc hậu

Tìm kiếm Blog này