Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Câu chuyện về số phận hai cô công chúa Bokassa gốc Việt

Cô “công chúa” ngày ấy bây giờ ra sao
Cô “công chúa” ngày ấy bây giờ ra sao

Cô “công chúa” ngày ấy bây giờ ra sao

Đoàn Dự ghi chép
Thưa quý bạn, vào khoảng cuối năm 1972, không chỉ ở miền Nam Việt Nam chúng ta mà hầu như cả thế giới đều biết câu chuyện vị tổng thống nước Cộng hòa Trung Phi tên Bokassa tìm được giọt máu rơi – kết quả của cuộc tình giữa ông và người phụ nữ nghèo làm nghề gánh nước mướn ở Cù lao Phố Biên Hòa tên Nguyễn Thị Huệ khi ông còn là một anh chàng trung sĩ nhất 32 tuổi trong đội lính lê dương của Pháp sang tham chiến tại Việt Nam. Người con gái Việt Nam lai da đen nghèo nàn khốn khổ con rơi của ông lúc ấy 19 tuổi, tên Nguyễn Thị Martine theo họ mẹ, làm nghề khuân vác xi-măng từ năm 18 tuổi tại Nhà máy xi-măng Hà Tiên gần Thủ Đức. Đùng một cái, cô trở thành ái nữ của Tổng thống Bokassa, rồi khi vị tổng thống này tham quyền cố vị, xóa bỏ nền Cộng hòa, tự xưng mình là hoàng đế, ở ngôi được 3 năm thì trong 3 năm đó, cô trở thành một vị công chúa. Nay, thời gian 43 năm đã trôi qua, thế sự đổi dời, những người liên quan hầu như đã hóa thành người thiên cổ, kể cả “Hoàng đế” Bokassa. Riêng cô gái nghèo tức cô “công chúa” Martine Bokassa hiện nay ra sao, cô còn sống hay đã chết? Mới đây, tờ báo Le Figaro của Pháp đã tìm hiểu và đăng rõ chi tiết ngọn ngành, xin mời quý bạn xem qua cho biết…

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

25 năm với dụng cụ thô sơ, một mình đào hang động tuyệt đẹp.

Chỉ với vài dụng cụ đơn sơ, một chiếc xe cút kít và con chó cưng, nghệ sĩ 75 tuổi, Ra Paulette, một mình làm việc trong suốt hơn 25 năm qua tại vùng sa thạch (đá do cát kết thành) ở phía bắc bang New Mexico.
Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có hang nào mở cửa để công chúng tham quan vì tác phẩm vẫn nằm trong dự án đang được hoàn thiện.

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Quân Minh khi làm lễ tế súng đều phải tế… 1 người An Nam

Nhờ những đóng góp đó mà sau khi qua đời, Hồ Nguyên Trừng được triều đình nhà Minh tôn vinh là “thần hỏa khí”, coi trọng ông như một trong những sứ giả thánh thần của binh pháp. Sau này, trong các ngày lễ tế hoặc trước khi bắn đại bác, quân Minh đều phải cúng tế Thần Công, và sau nghi thức ấy là lễ tế sứ giả của thần thánh, tức chính là lễ tế Hồ Nguyên Trừng.

Súng thần cơ của Hồ Nguyên Trừng (Ảnh minh họa: Internet)
Thuốc súng là một trong tứ đại phát minh được Trung Quốc sử dụng cho nhiều loại vũ khí khác nhau. Nhưng người đưa súng lên một tầm cao mới để trở thành thứ vũ khí thần kỳ “đệ nhất thiên hạ” lại không phải là người Trung Hoa, mà là một người An Nam tên là Hồ Nguyên Trừng.

Hồ Nguyên Trừng (còn gọi là Lê Trừng khi ông sống ở Trung Quốc) là con trai cả của vua Hồ Quý Ly và từng giữ chức Tả tướng quốc dưới triều nhà Hồ. Nhắc đến ông là nhắc đến một công trình sư lỗi lạc, một thiên tài quân sự kiệt xuất, và một nhà văn lưu vong luôn hướng về cố quốc phương Nam.

Một “lỗ đen” khác của Stephen Hawking

Mot lo den khac cua Stephen Hawking
Stephen Hawking và Elaine Mason trong ngày cưới năm 1995
Nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking, người thường được xem ngang tầm với Isaac Newton, mới đây đã làm chưng hửng cả thế giới bằng tuyên bố không một lời giải thích: "Tôi đã sai lầm (trong lý thuyết về lỗ đen) trong suốt 29 năm qua".
Xìcăngđan mới này đã bổ sung thêm một giai thoại kỳ lạ ở con người đầy ắp những giai thoại kỳ lạ này, trong số đó có việc ông thường xuyên xuất hiện với những vết thương bí ẩn, và cảnh sát đang điều tra về việc ông bị ngược đãi. Tuần báo Pháp Paris Match đã mở cuộc điều tra riêng...
Vợ của ông đã ném các đồ vật vào ông, lăng mạ và sỉ nhục ông... Một người từng chăm nom Hawking cho tờ Paris Match biết. Bà này kể: "Lần đầu tiên tôi thay quần áo để tắm rửa cho ông, ông đã run bắn lên. Tôi hỏi ai đã đổ thứ gì đó lên ông, nhưng ông không trả lời và chị y tá đã ra dấu bằng mắt rằng tôi nên im lặng.
Sau đó, chị ta giải thích rằng vợ của Hawking vẫn thỉnh thoảng không đưa chiếc chai cho ông tiểu tiện. Và bà ta bỏ mặc ông bị ướt suốt cả ngày. Về sau, tôi đã chứng kiến điều đó. Thậm chí một lần ông đã tiểu ra quần ngay trước mặt mẹ mình. Thật đáng buồn. Thật hoàn toàn trái ngược với vẻ trầm tĩnh, sùng tín và tận tụy mà bà ta (vợ của Hawking) cố thể hiện...".
Những vết thương kỳ lạ
Mới đây, cảnh sát đã mở cuộc điều tra về những vết thương bí ẩn trên thân thể Hawking. Mùa hè năm ngoái, trong một ngày nắng nóng, một y tá đã phát hiện ông bị bỏ mặc ngoài sân với những vết phỏng nắng. Y tá này đã báo cảnh sát. Trong số thân nhân và nhân viên của Hawking, nhiều người cho biết đã thấy trên người ông những vết bầm tím, một xương ống đùi bị nứt, một cổ tay bị gãy (Hawking chỉ có thể giao tiếp được bằng tay)... Và ông cũng đã đến khám ở bệnh viện nhiều lần vì những vết thương nhỏ khác. Hawking ăn uống phải có người đút nên khó có khả năng tự gây ra những vết thương.

Nhà vật lý vĩ đại Stephen Hawking và con gái nuôi người Việt

Dân trí Bộ phim “The theory of everything” (Thuyết vạn vật) đã khiến hàng triệu trái tim xúc động trước cuộc đời phi thường của nhà vật lý Stephen Hawking. Nhà vật lý vĩ đại người Anh đã từng nhận nuôi một bé gáimồ côi Việt Nam làm con nuôi, tên là Thu Nhàn.
Cảnh trong phim The theory of everything
Cảnh trong phim "The theory of everything"

Bộ phim “The theory of everything” (tựa Việt: Thuyết yêu thương) từng đề cử Oscar ở hạng mục Phim xuất sắc nhất. Bộ phim là câu chuyện cảm động về một trong những nhân vật vĩ đại nhất của thế giới- người khổng lồ của khoa học thế kỷ 21. Bộ phim được xây dựng dựa trên cuốn hồi ký đẫm nước mắt “Travelling to Infinity: My Life with Stephen” của Jane Hawking về chuyện tình của bà với nhà vật lý nổi tiếng Stephen Hawking. Phim đã khiến hàng triệu trái tim rung cảm trước một cuộc đời phi thường.
Trong cuộc đời mình, nhà vật lý Stephen Hawking đã từng nhận một cô bé mồ côi ở Việt Nam là con gái nuôi tên là Thu Nhàn.

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

Trương Hiểu Minh: Hội nghị Thành Đô năm 1990

 Hội nghị Thành Đô năm 1990
The 1990 Chengdu Meeting
Zhang Xiaoming (Trương Hiểu Minh)

(Đạ đăng trên viet-studies/kinhte ngày 21/1/2016)

(trích từ Chương 8: Con đường dẫn tới chấm dứt xung đột (pp. 202-206) trong cuốn Cuộc chiến lâu dài của Đặng Tiểu Bình:.xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam, 1979-1991 (The New Cold War History) The University of North Carolina Press)

Lời bàn của gs Trần Hữu Dũng: Nên nhớ rằng tác giả cuốn sách này là một học giả người Tàu (hiện dạy ở Mĩ), chỉ căn cứ chủ yếu vào các nguồn tư liệu của Trung Quốc. Dù có muốn khách quan (giả định như vậy) và có chuẩn mực học thuật cao, ông cũng không thể tránh phản ảnh cách nhìn của Trung Quốc (nhất là, theo ông, Hà Nội vẫn chưa bạch hóa những tài liệu về phía Việt Nam). Đây là tài liệu đầu tiên mà tôi được đọc nói về sự xung khắc giữa Nguyễn Văn Linh và Nguyễn Cơ Thạch (nhấn mạnh một lần nữa: đây là theo nhận định của Tàu), và vai trò tuy nhỏ nhưng khá bất ngờ của con của ông Hoàng Văn Hoan (người trốn sang Trung Quốc)

Tháng 6 năm 1990 (khi Đông Âu lần đầu tiên thoát khỏi chế độ cộng sản sau hơn bốn mươi năm), các nhà lãnh đạo Việt Nam đã có một yêu cầu khẩn thiết khác cho một chuyến thăm Trung Quốc. Trong cuộc gặp với đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, Nguyễn Văn Linh nhắc lại các chuyến đi Trung Quốc của ông trước khi có tranh chấp biên giới và các cuộc gặp gỡ của ông với Mao Trạch Đông, Chu  n Lai và Đặng Tiểu Bình. Nguyễn Văn Linh tự nhận mình là một học trò của Mao về lý luận cách mạng và rất trân trọng viện trợ của Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ. Sau đó, ông thừa nhận rằng Việt Nam đã cư xử không tốt với Trung Quốc và sẵn sàng sửa chữa sai lầm của mình. Đối với Campuchia, nhà lãnh đạo Việt Nam bày tỏ niềm tin rằng tình hình sẽ được giải quyết một cách hòa bình, nhưng kêu gọi cả Việt Nam lẫn Trung Quốc nên cùng hợp tác với nhau ngăn chặn không để phương Tây và Liên Hiệp Quốc can thiệp vào Campuchia trong tương lai. Nguyễn Văn Linh cũng thừa nhận việc loại trừ Khmer Đỏ khỏi chính phủ Campuchia trong tương lai là không thực tế. Cuối cùng, phần nào theo cách của Đặng Tiểu Bình, ông bày tỏ mong muốn đuợc gặp các  lãnh đạo Trung Quốc để giải quyết vấn đề Campuchia và vấn đề quan hệ Việt-Trung trước khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, lãnh đạo Trung Quốc dường như vẫn dửng dưng với quan điểm của nhà lãnh đạo Việt Nam này về Campuchia và thấy khó chịu bởi cái mà họ cảm nhận như là thái độ táo tợn của bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch trong cuộc gặp với thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc tại Hà Nội. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể đã không còn hài lòng với việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia mà bây giờ mong đợi nhiều hơn ở Hà Nội. Trong một phúc đáp nhanh cho Nguyễn Văn Linh, Trung Quốc nhấn mạnh rằng hội nghị thượng đỉnh giữa hai nước chỉ có thể xảy ra sau khi có giải pháp cho vấn đề Campuchia: Việt Nam vẫn cần phải hoàn thành việc rút quân và sau đó giúp vào việc hòa giải dân tộc Campuchia.

Đến nay vẫn chưa được biết phản ứng của Việt Nam đối với phúc đáp không mong đợi này. Có một vài tiến bộ đã được đạt đuợc trong vòng từ tháng 1 tới tháng 8 năm 1990. Thứ nhất, năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã đạt được thỏa thuận về một khuôn khổ cho một giải pháp chính trị về vấn đề Campuchia: tất cả các viện trợ bên ngoài cho các phe phái đối địch nhau sẽ ngưng lại, Cơ quan Chuyển tiếp của Liên Hiệp Quốc tại Campuchia (UNTAC) sẽ được thành lập, và chủ quyền của Campuchia sẽ được tôn trọng. Thứ hai, tất cả các phe phái chính trị Campuchia đều đã chấp nhận thỏa thuận này, và một vòng đàm phán mới với Hà Nội đã được lên lịch vào tháng 9 tại Jakarta. Ngày 16 tháng 8, tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội nhận được một tin nhắn miệng của Nguyễn Văn Linh qua con trai cựu lãnh đạo Việt Nam Hoàng Văn Hoan, người đã đào thoát sang Trung Quốc vào năm 1979. Ông Linh đã đưa ra thêm lời kêu gọi hòa giải nữa trong khi đổ lỗi cho Bộ trưởng ngoại giao của mình cho tranh cãi không dứt giữa Việt Nam và Trung Quốc về Campuchia và cho rằng tình huống khó khăn như thế chỉ có thể khắc phục được qua hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo cấp cao nhất của hai nước.

Vì tin nhắn này không do nhà lãnh đạo Việt Nam đưa ra trực tiếp, Bắc Kinh đã ra lệnh Zhang Dewei (Truơng Đức Duy), đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam, tìm cách tiếp xúc riêng với Nguyễn Văn Linh để tìm hiểu ý định thật sự của ông đối với quan hệ Trung-Việt. Thập kỷ thù địch giữa hai nước đã khiến việc tiếp xúc giữa các nhà ngoại giao Trung Quốc và các quan chức Việt chỉ giữ ở mức tối thiểu để trao đổi khi cần thiết. Sau nhiều năm với đối thoại ít oi giữa hai bên, các nhà ngoại giao Trung Quốc gặp khó khăn lớn trong việc xác định nguời nào là tốt nhất để liên lạc với nhà lãnh đạo chóp bu này của Việt Nam. Do Nguyễn Cơ Thạch kiểm soát Bộ Ngoại giao nên Đại sứ Trung Quốc quyết định nhờ Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng quốc phòng, người đã lặp lại nhiều quan điểm của Nguyễn Văn Linh tại một phiên họp trước đó với đại sứ Trung Quốc, giúp sắp xếp một họp với cấp trên của ông.

Cách làm này đã có kết quả. Ngày 22 tháng 8, Nguyễn Văn Linh tiếp Truơng Đức Duy tại Bộ Quốc phòng. Ông Linh nhận đã có gửi một tin nhắn miệng tới đại sứ Trung Quốc và nhắc lại ý định muốn đi thăm Trung Quốc. Ông đặc biệt lưu ý rằng việc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ giúp làm im mồm những người vẫn phản đối mong muốn của ông trong việc giải quyết vấn đề Campuchia. Trong tình huống như vậy, Bắc Kinh buộc phải nhân nhượng. Ngày 27 tháng 8, Thủ tướng Lý Bằng đã đến nhà lãnh đạo chưa nghỉ hưu hẵn (semiretired) Đặng Tiểu Bình báo cáo việc người kế nhiệm ông quyết định mời các nhà lãnh đạo Việt Nam sang thăm Trung Quốc. Sau đó, Lý Bằng gợi ý rằng vì lý do an ninh liên quan đến Á Vận Hội 1990 sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh, cuộc họp sẽ diễn ra tại Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên. Đặng Tiểu Bình đồng ý.

Ngày 3 tháng 9, hội nghị thượng đỉnh đã diễn ra. Tham dự phía Trung Quốc có tổng bí thư đảng Giang Trạch Dân và thủ tướng Lý Bằng, và phía Việt Nam có tổng bí thư đảng Nguyễn Văn Linh, chủ tịch hội đồng Bộ truởng (thủ tuớng) Đỗ Mười và cố vấn Phạm Văn Đồng. Giang Trạch Dân thẳng thắn nói rằng cả hai bên phải đối diện với những cái đúng và sai giữa hai nước kể từ cuối những năm 1970. Theo Giang Trạch Dân, Trung Quốc không đòi phải thanh toán các ân oán cũ mà muốn đi tới tận gốc rễ của vấn đề và đặt nền móng mới cho tương lai. Ông hoan nghênh sáng kiến ​​của ban lãnh đạo mới của Việt Nam trong việc cải thiện quan hệ nhưng một lần nữa chỉ ra rằng, Campuchia vẫn là trở ngại lớn cho việc bình thuờng hóa. Nhà lãnh đạo Trung Quốc sau đó kêu gọi các đối tác Việt Nam chấp nhận kế hoạch của Liên Hiệp Quốc. Nguyễn Văn Linh thú nhận rằng Việt Nam đã đi theo một chính sách sai lầm trong mười hai năm qua và giải thích rằng ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay muốn sửa chữa để nối lại quan hệ hữu nghị giữa hai nước và hai đảng mà Hồ Chí Minh đã gầy dựng. Ông hứa sẽ ủng hộ một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia dựa trên văn bản khung của Liên Hiệp Quốc. Dù vậy, Việt Nam vẫn chống kế hoạch của Bắc Kinh về Cơ quan chuyển tiếp của Liên hiệp quốc (UNTAC) dưới sự lãnh đạo của Hoàng tử Sihanouk, dù chỉ có Phạm Văn Đồng là nguời duy nhất chống đối mạnh mẽ đề xuất của Trung Quốc. Bắc Kinh đề nghị chính quyền Phnom Penh do Hà Nội hậu thuẫn sẽ chiếm sáu ghế trong UNTAC, trong khi mỗi một trong ba phe đối kháng sẽ có hai ghế. Vì Sihanouk cũng thuộc về phía đối kháng nên Việt Nam cảm thấy rằng sự sắp xếp này là không công bằng và không hợp lý. Ngày đầu tiên của cuộc đàm phán kéo dài đến 8 giờ tối mà không đạt được thỏa thuận. Sau đó tại bàn tiệc chào mừng vào buổi tối, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đuợc cho là đã cố tiếp tục thuyết phục các nhà lãnh đạo Việt Nam chấp nhận đề nghị của Trung Quốc. Sau một buổi họp dài ngày hôm sau, các nhà lãnh đạo Việt Nam đầu hàng. Họ cũng hứa sẽ thuyết phục chế độ Phnom Penh chấp nhận kế hoạch của Trung Quốc. Hai bên sau đó đã đạt được thỏa thuận về các nguyên tắc cho giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia và nối lại quan hệ.

Ngày 6 tháng 9, các quan chức ngoại giao Trung Quốc vội vã bay đến Jakarta thông báo cho tất cả các bên về thỏa thuận mới giữa Trung Quốc và Việt Nam về Campuchia và thúc giục họ đạt tới thỏa thuận. Một năm đấu đá nội bộ giữa các phe Campuchia tiếp diễn trước khi một thỏa thuận hòa bình được ký kết. Hội nghị thượng đỉnh Thành Đô biểu thị sự kết thúc mười hai năm Trung Quốc thù địch Việt Nam. Giang Trạch Dân đã trích dẫn một bài thơ thời nhà Thanh: "Không thảm họa nào đủ mạnh để phân cách anh em; [gặp lại nhau] chỉ cần một cái cười là ân oán tiêu tan"(Dujin Jiebo xiongdi zai; Xiangfeng yixiao min enchou/度尽劫波兄弟在相逢一笑泯恩仇: độ tận kiếp ba huynh đệ tại, tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu) để kết thúc  cuộc họp. Nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc tỏ ra đầy tình cảm khi nhắc lại mối quan hệ anh em giữa Trung Quốc và Việt Nam từ 1950-1970, mặc dù sau đó ông thừa nhận rằng việc thù địch kéo dài hơn thập kỷ đã làm cho hai nước khó quay trở lại kiểu quan hệ gần gũi và thân mật mà họ từng có trong những năm 1950 và 1960. Về phần mình, người dân Trung Quốc vẫn cay đắng nhận ra  rằng sự hy sinh của họ cho Việt Nam trước đó đã không đem lại tình bạn và lòng biết ơn lâu dài và càng trở nên khó chịu hơn nữa với hành vi khó tin cậy đuợc của Việt Nam. Họ nhắc lại thành ngữ cổ của Trung Quốc, "Ai cho ta bú chính là mẹ ta" (younai bianshi niang /有奶便是娘: Hữu nãi tiện thị nương) để trách cứ sự vô ơn của Hà Nội.


Nicholas Khoo đã đúng khi cho rằng "sự sụt giảm trong xung đột Trung-Xô" là hệ quả không tránh khỏi của việc mở "cánh cửa cho việc xích gần nhau Trung-Việt." Nhìn trở lại, khi Hà Nội tìm đến Bắc Kinh năm 1989 và năm 1990, thế giới cộng sản đang ở đỉnh của những thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc. Các cơn bão chính trị điên cuồng quét khắp Đông  u. Liên Xô đang trên bờ vực của sự tan vỡ. Giữa lúc chủ nghĩa cộng sản đang sụp đổ, nhiều đảng viên cộng sản Việt Nam và những người ủng hộ bắt đầu lo lắng về những cái sẽ xảy ra cho đất nước của họ, một trong những nước cộng sản non trẻ nhất. Thành công của Trung Quốc trong cải cách kinh tế và mở cửa với thế giới đã cho ra hy vọng. Theo Nguyễn Văn Linh, vì  CHXHCNVN là một nuớc nhỏ và Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng nhỏ, họ cần phải dựa vào Trung Quốc và ĐCSTQ để tiếp tục ngọn cờ xã hội chủ nghĩa. Nhà lãnh đạo này tiếp tục chỉ ra rằng CHXHCNVN và Đảng Cộng sản Việt Nam cần sự ủng hộ của các nước láng giềng xã hội chủ nghĩa "của họ. Một lần nữa, theo quan điểm của Việt Nam, cùng có chung lợi ích chính trị và ý thức hệ là đủ để đưa hai nước xã hội chủ nghĩa này trở thành một liên minh chặt chẽ. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, cách nghĩ quen dùng đuợc dẫn dắt về mặt ý thức hệ này đã lỗi thời: trong môi trường quốc tế hiện nay, mỗi nuớc xã hội chủ nghĩa nên theo đuổi các chính sách phục vụ lợi ích quốc gia của riêng mình. Vào thời điểm đó, các ưu tiên quốc gia của Trung Quốc là cải cách kinh tế và mở cửa. Dù Việt Nam háo hức cải thiện quan hệ với Trung Quốc, Bắc Kinh có vẻ vẫn không lay động và tiếp tục nhấn mạnh phải có giải pháp cuối cùng cho vấn đề Campuchia trước khi bình thường hóa quan hệ song phương.
--------------------------------------------------Xem bản song ngữ:  https://docs.google.com/document/d/1FaYdMyOjdWoCwW58H491T3IcfDWPsn8I-9DhJV4ulc0/edit?usp=sharing
 
Nguồn: Songphan

Từng có một nước Việt Nam khác thời thuộc địa không được ghi trong sách giáo khoa

Thứ Năm, ngày 21 tháng 1 năm 2016

Nhân có ý kiến của một bạn về sự vĩ đại của người Nga và về sự nhược tiểu của người Việt Nam. Anh Lãng có ý kiến trả lời và thấy rằng nó cũng đáng được copy riêng ra như một quan niệm độc lập:

Về cơ bản thì anh Lãng tôn trọng quyền phát biểu của bất cứ ai. Ý kiến nào cũng đều có quyền ngang nhau khi phát ngôn, khác biệt có chăng nằm ở nội hàm giá trị. Một số người Việt vẫn còn sống lạc trong quá khứ và chịu sự chi phối cảm xúc từ những quan niệm không còn hợp thời, dù tính đúng sai của những tình cảm ấy cũng là một chuyện cần bàn. Ví dụ những người từng phải dong thuyền vượt biên, chịu sóng gió, chịu cướp bóc, chịu hãm hiếp và chết chóc trên biển thì vĩnh viễn Nga, Tàu, Cộng sản là đại diện của quỷ satan. Còn những người từng sống thời tem phiếu xếp hàng với đồ viện trợ Nga thì đây vẫn luôn là một ông anh lớn. Nói chung, anh tôn trọng mọi ý kiến, nhưng để đảm bảo giá trị đúng sai, có hai vấn đề anh sẽ làm rõ. Thứ nhất, anh đồng ý rằng dân Nga vĩ đại theo cách của họ. Sự vĩ đại của người Nga cũng giống người Đức, người Pháp, người Anh hay thậm chí cả người Việt Nam. Bât cứ dân tộc nào nay còn góp mặt được trên bản đồ thế giới sau các thăng trầm lịch sử thì đều vĩ đại cả. Tuy nhiên nếu xét về các đóng góp cho nền văn minh nhân loại, các thành tựu khoa học, văn hóa, thống kê các giải noben, thì Nga chỉ ở mức trung bình, thua xa Đức và thua Mỹ tít tắp. Nếu xét các công trình khoa học tính trên sắc tộc, thì dân Do Thái là dân tộc vĩ đại nhất. Thứ hai, là anh không đồng ý với ý nghĩ Việt Nam là dân tộc nhược tiểu. Nhược tiểu có chăng, thì nằm trong suy nghĩ của những cá nhân cấu thành cái dân tộc ấy. Bất cứ dân tộc nào cũng có những giai đoạn huy hoàng và suy thoái. Vào lúc mà người Nga bị dày xéo dưới gót sắt Mông Cổ và mất độc lập tới 200 năm, thì Việt Nam 3 lần đánh tan tác các đạo quân của đế quốc Nguyên Mông khét tiếng(*). Nga từng nhiều lần bị dày xéo bởi người Balan, thậm chí là người Thụy Điển, còn Việt Nam không phải không có những lúc huy hoàng. Năm 1900, theo nghiên cứu của Jean-Pascal Bassino, GDP bình quân đầu người của Việt Nam (An Nam thuộc Pháp) bám sát Nhật Bản. Cũng vào năm 1900, công nhân Việt Nam và các kỹ sư Pháp, đủ khả năng để xây lên một cây cầu cực khó so với trình độ kỹ thuật thời bấy giờ, trên một con sông cực kỳ hung dữ vào mùa lũ vào lúc đó - Cầu Doumer, nay là cầu Long Biên, thuộc loại lớn nhất thế giới vào lúc nó được xây dựng. Năm 1938, kinh tế xứ An Nam đứng đầu Đông Nam Á, vượt xa Singapore, Miến Điện, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philipin, Đài Loan và cả Triều Tiên. Paul Doumer, người sau này thành Tổng Thống Pháp từng nhận xét người An Nam không có đối thủ trong khu vực, và gần như sánh ngang Nhật Bản. Vì vậy thưa với bạn, bạn nên rút lại lời nhận xét về sự nhược tiểu của dân tộc Việt Nam, vì đó là sự xỉ nhục cả với ông cha bạn và cả với con cháu bạn sau này.
Cùng dân tộc, cùng nguồn gen di truyền, người Nam Triều Tiên ngày nay ngẩng cao đầu trong danh sách những quốc gia dẫn đầu thế giới, còn người Bắc Triều Tiên chìm trong đói khát và ngu muội trong vầng hào quang của các lãnh tụ vĩ đại họ Kim. Nhược tiểu hay vĩ đại, nó không phải là một định đề bạn ạ.
Nước Nga ngày nay, về vai trò với Việt nam chỉ còn là một đối tác thương mại khiêm tốn. Nga bán cho Việt Nam vũ khí và sẵn sàng bán thứ tương tự cho bất cứ nước nào miễn là trả tiền tươi. Thậm chí, ngày nay Nga đang chào bán nhiều thứ hiện đại gấp bội cho Tàu, từ máy bay Su35, cho đến tàu ngầm API thế hệ mới. Vậy nên, việc yêu quý nước Nga thì không có gì sai nhưng sỉ nhục dân tộc mình là nhược tiểu, tự thân nó đã là một nỗi hổ thẹn.

P/S để tránh các tranh luận về số liệu kinh tế, do các con số phần lớn chỉ mang tính ước đoán do thời kỳ cách đây hơn 100 năm, vào lúc chưa có các chuẩn mực chung. Số liệu kinh tế và các nhận định so sánh giữa Việt Nam, Nhật, Hàn, Đài Loan giai đoạn 1900 - 1945 được lấy theo công trình nghiên cứu của Jean-Pascal Bassino, nguồn ở đây:
http://www.gio-o.com/NgoBac/NgoBacBassino4Nuoc.htm
(*) Chú thích: Anh thấy nhiều câu hỏi của nhiều bạn về 3 lần đánh quân Nguyên Mông của nhà Trần hồi thế kỷ 13. Bổ sung thông tin về câu chuyện này để chấm dứt tranh cãi về một vấn đề đã quá rõ ràng.
Cách đây 10 năm, anh từng đọc một khảo cứu lịch sử rất công phu của hai nhà nghiên cứu lịch sử người Việt Nam, Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm, sách tiêu đề là "Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỉ XIII". Trong tác phẩm nghiên cứu rất công phu này, hai tác giả đã bỏ công đối chiếu các bộ sử của Việt Nam, từ Đại Việt Sử Ký toàn thư và nhiều bộ sử khác do các tác giả Việt Nam viết sau này để tìm kiếm lại các dữ liệu lịch sử. Đặc biệt, các tác giả đã đối chiếu dữ liệu công phu với các bộ sử chính thức của Trung Quốc, gồm "Nguyên sử" (Bộ sử do các sử thần triều Nguyên Mông ghi lại chính thức", "Minh sử" để làm sáng tỏ các dữ kiện. Dù nhà Nguyên Mông là một triều đại xâm lược từ bên ngoài vào Trung Quốc, nhưng Nguyên Sử vẫn được coi là một bộ sử liệu chính thức cấp nhà nước được liệt kê trong "Tứ khố toàn thư" biên soạn dưới thời Càn Long nhà Thanh. Các dữ kiện lịch sử trong các bộ sử liệu của Trung Quốc do chính các sử gia thời bấy giờ đều xác nhận về các sự kiện mang quân sang đánh Việt Nam của triều Nguyên. Sự khác biệt duy nhất giữa sử Việt và sử Trung Quốc là phần ghi chép về "số lượng quân" mà nhà Nguyên mang sang đánh Việt Nam, thường sử Việt chép số lượng nhiều hơn còn sử Nguyên thì chép số lượng ít hơn. Tuy nhiên, việc các danh tướng hàng đầu của nhà Nguyên như Ô Mã Nhi, Toa Đô tham chiến và bị diệt ở Việt Nam thì đều được chép thống nhất ở cả hai phía.
Để làm sáng tỏ thêm các thông tin, anh cũng đã lét mắt đọc lại quyển "An Nam Chí Lược", một bộ sử được soạn bởi Lê Tắc, cũng được coi là một tác phẩm chính thức cấp nhà nước được liệt kê trong "Tứ Khố Toàn Thư" của Trung Quốc. Đây là một người gốc Việt Nam có tư cách nhất khi viết về các sự kiện trong thời Trần. Lê Tắc là quan Thị Lang triều Trần, được phái sang giúp việc cho Chương Hiến Hầu Trần Kiện. Năm 1285, khi quân Nguyên sang đánh Việt Nam lần thứ hai, Trần Kiện được giao trấn thủ Thanh Hóa, chống cự Toa Đô. Trần Kiện đã đem quân về hàng Thoát Hoan và được Thoát Hoan cho về ra mắt vua Nguyên. Khi đến ải Chi Lăng bị quân Trần chặn đánh. Trần Kiện bị giết, Lê Tắc ôm xác Trần Kiện bỏ chạy sang Khâu Ôn (Lạng Sơn) rồi thoát về Trung Quốc. Lê Tắc về sau được nhà Nguyên phong làm Tòng Thị Lang, giữ chức Đồng Tri châu An Tiêm vào năm 1292, làm quan bên Trung Quốc, sau dưỡng lão và soạn ra bộ An Nam Chí Lược.
Lê Tắc soạn bộ An Nam Chí Lược, liệt kê các sự kiện lịch sử cùng thời, gồm các lần đánh Việt Nam của nhà Nguyên. Loại bỏ các góc nhìn của một phản thần bỏ nước, thì giá trị của các sự kiện lịch sử Lê Tắc chép lại rất đáng ghi nhận. Do sách sử Việt Nam bị đốt phá nhiều dưới thời nhà Minh sang xâm lược cuối triều Trần, giá trị những bộ sách như An Nam Chí Lược trong việc nghiên cứu lịch sử trở thành đắt giá.
Nhân nhắc đến Lê Tắc, cũng cần bàn một chút về nhân vật lịch sử này. Mặc dù ông ta theo Trần Kiện hàng giặc, bị coi là một phản thần, nhưng nhân cách cá nhân của Lê Tắc rất đáng coi trọng. Khi Trần Kiện bị phục kích giết chết, Lê Tắc một mình ôm thây Trần Kiện đào thoát rồi lo mai táng, chứ không bỏ xác chủ chạy một mình. Đặc biệt khi bỏ chạy cùng Thoát Hoan, trong nhóm bại binh có một người tên Lê Yến hơn Tắc 7 tuổi. Lúc chạy trốn ngựa của Lê Yến bị đau, Lê Tắc đã nhường ngựa của mình cho Lê Yến cưỡi, chấp nhận rủi ro có thể bị giết. Sau này chạy thoát về Tàu, dù hơn tuổi nhưng Lê Yến đem vàng bạc, đồ lễ đến tạ và nhận Lê Tắc làm cha. Qua đó có thể thấy Lê Tắc có thừa can trường, nhưng vì trung với chủ (Trần Kiện), cuối cùng thành phản thần hàng giặc.
Tiện thể anh trích An Nam Chí Lược của Lê Tắc viết về các sự kiện quân Nguyên sang Việt Nam, thắng thua thế nào tự các bạn nghĩ. Lưu ý là lúc này Lê Tắc đang làm quan bên Tàu:
Trích An Nam Chí Lược: "Năm thứ 19 (lịch Nguyên Triều, tức năm 1282), lại khiến sứ dụ Thế Tử (Trần Thánh Tông) vào triều kiến và mượn đường tiến binh đánh Chiêm Thành, khiến An Nam phải giúp quân, cung cấp lương. Thế Tử từ chối, nói đau lâu ngày, không thể vào chầu và nước nhỏ không có quân để giúp. Mùa đông tháng 12 năm thứ 21 (1284) đại quân của Trấn Nam Vương áp đến biên cảnh. Thế Tử đem cả nước nghênh địch, đánh thua, bèn bỏ thành trốn, cận thần là bọn Trần Ích Tắc, Trần Kiện, Trần Tú Viên, Trần Văn Lộng đều đầu hàng. Tháng 4 năm sau (1285) quốc dân (quân Trần) thừa lúc viêm nhiệt, đánh thâu phục La Thành. Tháng 5, Trấn Nam Vương vì cớ nước lụt, rút quân về. Năm thứ 21 (1284) Thế Tử dâng biểu tạ tội. Triều đình (Nguyên triều) giam sứ thần lại và khiến Trấn Nam Vương đem quân qua đánh một lần nữa. Tháng 12 đại binh đến, Thế Tử đánh thua, chạy trốn ra hải đảo, sau lại thừa tiện trở về tập kích. Tháng 3 năm sau Trấn Nam Vương vì cớ trời nắng, ẩm thấp, rút quân về..."
Nói chung là sách sử Tàu khi chép về các lần mang quân sang Việt Nam, cơ bản thì không có chuyện thua, mà toàn do nước lụt hoặc do trời nắng, ẩm thấp nên phải rút quân về smile emoticon Chuyện thế nào anh để các bạn tự mình đánh giá.
Những tư liệu lịch sử trên, do các sử gia Trung Quốc và các nhân vật lịch sử sống trong thời Trần - Nguyên chép lại, được lưu trong "Tứ Khố Toàn Tư", bộ bách khoa đồ sộ chính thức của Trung Quốc, đã là đủ để trả lời về tính xác thực của các sự kiện lịch sử 3 lần đánh Nguyên Mông của triều Trần. Hy vọng anh không cần phải quay lại câu chuyện này thêm một lần nào nữa.
Tiện đây anh chép tặng lại các bạn bài Giao Châu Sứ Hoàn Cảm Sự của Trần Phu, sứ thần nhà Nguyên đi sứ An Nam dưới thời vua Trần Nhân Tôn sau 3 lần đại bại tại Việt Nam. Khi sang Việt Nam, nghe tiếng trống đồng mà sứ thần triều Nguyên sợ bạc cả tóc, về đến nước rồi mới mừng còn mạnh khỏe, khi mộng lại vẫn còn thấy sợ kinh hồn:
Giao Châu Sứ Hoàn Cảm Sự

Thiếu niên ngẫu thử thỉnh trường anh
Mệnh lạc Nam châu nhất vũ khinh
Vạn lý Thượng Lâm vô nhạn đáo
Tam canh Hàm Cốc hữu kê minh
Kim qua ảnh lý đan tâm khổ
Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh
Dĩ hạnh qui lai thân kiện ( phúc ) tại
Mộng hồi do giác chướng hồn kinh

Trần Phu

Giải Nghĩa:
Lúc còn trai trẻ chợt xin được giải mũ dài (trường anh),tức được ra làm quan
Phải đi Sứ phuơng Nam, mệnh giống như lông chim bị đẩy trong gió
Xa Thượng Lâm vạn lý (Thượng uyển),kinh đô, mà tin nhạn bặt tăm (ko tin nhà
Canh ba Ải Hàm Cốc nghe tiếng gà gáy (nhắc tích Mạnh Thường Quân sứ sang Tần,đêm lẻn về qua Hàm Cốc (hung hiêm thoát chết)
Ngày thấy lập lòe giáo sắt, trong lòng đau khổ
Nghe tiếng trống đồng mà bạc cả tóc.
May mắn được trở về thân vẫn khỏe mạnh
Khi nằm mộng lại vẫn còn thấy sợ kinh hồn.
(Trần Phu lúc này mới chỉ 35 tuổi, đi sứ về tóc bạc quá nửa đầu)
Cha ông ngày xưa anh hùng kiệt hiệt, sứ tàu sợ mất vía. Vậy mà...
Anh edit bài viết chính, bổ sung phần dữ liệu lịch sử về 3 lần đánh quân Nguyên của nhà Trần. Không rõ các bạn tiếp cận các tài liệu lung tung trên net ra sao mà lại có nhiều ý kiến nghi ngờ về các dữ kiện lịch sử này. Gặp một ý kiến thắc mắc anh bỏ qua, thêm ý kiến nữa anh thấy buồn cười, đến lúc đếm được 6 ý kiến trong chủ đề này về cùng vấn đề thì anh thấy ngớ người. Giáo dục Việt Nam quả thật tệ hại, khi ngay chính lịch sử đất nước không dạy được cho ra hồn, toàn chép ngày tháng lịch sử đảng bắt trẻ con học, thứ mà đến anh Lãng cũng đéo thèm nhớ. Thật rất vớ vẩn. Một đất nước không có lịch sử thì dân khí hưng thịnh thế nào được?
Khi đi trên vịnh Marina, cái làng chài bé tí có lịch sử chưa đến vài trăm năm, nhưng đến góc nào anh cũng thấy bọn Sing làm một đoạn clip giới thiệu về lịch sử của góc đó, khiến người khác thấy hình như bề dày lịch sử và văn hóa của Sing cực kỳ sâu dày, và thêm ấn tượng với đất nước ấy. Sử Việt nam, chỉ tính từ thời Ngô Vương lập quốc năm 938, sau 11 thế kỷ Cự Bắc Bình Nam, thực ra vô cùng kiệt hiệt, được truyền dạy tốt sẽ tạo nền tảng tự tin dân khí ghê gớm cho giới trẻ về tiềm lực cha ông so với các quốc gia lân cận. Thế mà không hiểu dạy dỗ thế nào càng ngày càng thấy bọn nhóc con ngày nay mù về lịch sử dân tộc. Thậm chí đến người đọc Lãng luận cũng thấy mù sử. Thái Lan, Malaysia, Indonesia kém xa lắc Đại Việt mà giờ đi trước Việt Nam tới 40 - 50 năm. Lỗi ngày hôm nay không phải do dân tộc nhược tiểu, không phải do người Việt yếu hèn, mà cũng giống dân Bắc Triều Tiên, bị một thể chế sai lầm làm thui chột. Chẳng có lý do gì để không phấn đấu được khi thức tỉnh.

Langlanhtu

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Các ảnh hưởng của Phong trào khởi nghĩa Tây Sơn trên sự phát triển của Hải tặc Trung Hoa

Dian H Murray


Ngô Bắc dịch



 Trong những năm sau năm 1790, điều mà trong nhiều thế kỷ vốn chỉ là một sự việc nhỏ nhặt đã đột nhiên bộc phát quá tầm kiểm soát.  Bởi tiềm năng phát trỉển đã hiện hữu từ lâu trong một thế giới ít được đụng chạm tới từ giới chức cầm quyền, tại sao phải mãi đến khi đó nạn hải tặc mới gia tăng một cách quá ngoạn mục như thế? Câu trả lời không nằm ở nơi áp lực dân số gia tăng và các cơ hội mậu dịch của thời kỳ đó, mặc dù chắc chắn chúng cũng có góp phần nào vào đó, mà ở các sự thay đổi chính trị đã làm thay đổi đáng kể cán cân quyền lực, trước tiên tại Việt Nam và sau đó tại Trung Hoa, và từ đó đã cho phép các kẻ quấy rối hải hành chuyển từ các hoạt động ngắn hạn, bừa bãi thành một tổ chức hải tặc chuyên nghiệp quy mô.



Trong suốt thế kỷ thứ mười tám, Việt Nam bị tàn phá bởi điều được gọi là Cuộc Nổi Dậy của Tây Sơn, lấy danh hiệu từ ngôi làng sinh quán của ba nhà lãnh đạo khởi nghĩa, ba anh em Nguyễn văn Lữ, Nguyễn Văn Nhạc và Nguyễn Văn Huệ.  Anh em nhà họ Nguyễn, các người buôn bán trầu cau với dân tộc vùng núi đồi của tỉnh Bình Định, đã chiêu tập một nhóm các đệ tử, và trong năm 1773 quân nổi dậy đã thành công trong việc chiếm giữ tỉnh lỵ Qui Nhơn (xem Bản Đồ 3) (1)

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Thật vô phúc

Thứ Bảy, ngày 16 tháng 1 năm 2016

Hôm nay 16.1, ngày kìa sẽ là 19.1, trúng vào thời điểm cách đây 42 năm Tàu cộng chiếm trái phép Hoàng Sa của VN từ tay chính thể VN Cộng hòa. Một phần máu thịt của đất nước đã bị mất vào tay kẻ bạn bè của đảng cầm quyền xứ này.

Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đang gấp rút chuẩn bị khởi công khu tưởng niệm các nghĩa sĩ liệt sĩ hy sinh khi bảo vệ Hoàng Sa, trong đó có 74 người lính VN Cộng hòa, tổ chức và xây dựng tại đảo Lý Sơn đúng ngày 19.1. Một công trình thật nhiều ý nghĩa, tầm cao hơn hẳn nhiều tượng đài chúng ta thấy nhan nhản trên khắp nước.

Đành rằng đây là chủ trương của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam nhưng thật vô phúc nếu trong lễ khởi công đó không có mặt những vị đứng đầu đảng và nước này. Đó mới chính là chỗ, là lúc họ cần xuất hiện chứ không phải đi thăm thú nọ kia, xúc xẻng đất trồng vài ba cái cây cổ thụ. Tôi lấy ví dụ, tôi mà là thủ tướng, đúng sáng 19.1 tôi sẽ có mặt ở Lý Sơn trong lễ động thổ công trình tâm linh thiêng liêng vô tiền khoáng hậu ấy, không phải để làm màu mà là để chứng tỏ với dân tấm lòng của mình.

Nhân đây, tôi đề nghị cơ quan an ninh điều tra ngay xem có thực kẻ viết cái stt mà tôi kèm ảnh dưới đây đúng là người mà dư luận gọi là Quang lùn hay không. Lỡ ra không phải, do có kẻ giả danh thì tội nghiệp người ta, dù cái tư cách của người ta lâu nay cũng đã kém lắm. Nhưng nếu đúng, đề nghị xử lý, bắt ngay, không thể để một kẻ hung hăng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, phỉ báng chủ trương hòa giải hòa hợp dân tộc, gác lại quá khứ của đảng và nhà nước ngang nhiên tác oai tác quái vậy được. Đây mới chính là thế lực thù địch, là quả bom nổ tung chế độ đương thời chứ không phải bọn thù địch mơ hồ nào cả.

Nguyễn Thông

Tìm kiếm Blog này