Thỉnh thoảng mình hay viết những câu
chuyện của địa phương và dùng phương ngữ cho hợp với ngữ cảnh câu
chuyện. các bạn mình đọc cũng "nỏ hiểu chi trơn"...
Trong một khu rừng
rậm nhiều đồi dốc ở phía tây nam Việt Nam, con tê giác cái đơn độc từng
có thời dạo bước. Đó là con tê giác cuối cùng trong phân loài của nó, và
đây là nơi nó sinh sống.
Cát Lộc, khu vực phía bắc của Vườn Quốc
gia Cát Tiên, là một phần của nơi từng bị tàn phá bởi Chất Da cam trong
Cuộc chiến Việt Nam. Ngày nay, nơi này nổi tiếng là khu bảo tồn động vật
hoang dã, cũng là nơi nhiều nỗ lực bảo tồn thất bại.Con tê giác cuối cùng hàng ngày đi lang thang qua hàng ngàn hec-ta rừng, một khoảng cách rộng hơn rất nhiều mà loài động vật ăn cỏ này thường di chuyển.
Nhưng như thế là nó còn có nơi để chạy. Có nhiều lạch nước và sông để tắm và rất nhiều thức ăn - như cây mây, một loại cây dây leo mọc khắp nơi trong rừng.
Nhưng một ngày nọ, tay thợ săn ngắm bắn nó qua khẩu súng bán tự động - và bóp cò.
Chúng ta không biết liệu con tê giác có biết ai là kẻ giết nó hay không, và cũng không biết nó đã bị bắn bao nhiêu phát.
Khi tiếng súng vang lên, vọng khắp khu rừng cũng là lúc chốt lại sự tuyệt chủng của loài tê giác Java ở Việt Nam.
Tuy nhiên, sự tuyệt chủng đã không xảy ra ngay lập tức. Dù bị thương, con tê giác vẫn chạy thoát. Và từ đó, suốt một thời gian, nó biến mất sau cánh rừng xanh dày đặc che chở nó.
Vận mạng của loài tê giác Java ở Việt Nam, một phân loài tê giác có tên là Rhinoceros sondaicus annamiticus, khi đó đã được Sarah Brook theo dõi sát sao.
Brook là nhà bảo tồn của Quỹ bảo tồn động vật hoang dã WWF. Hàng ngày, bà phải vật lộn với địa hình khắc nghiệt ở vườn quốc gia Cát Lộc - đồi dốc và thảm thực vật dày đặc - với một chú chó đánh hơi, được huấn luyện để theo dõi mùi phân tê giác.