Tim thông tin blog này:

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Tư liệu về Nguyễn Hà Phan

 


Người được dư luận thời bấy giờ cho là nhân tố mới, với nhiều đồn đoán ngấp nghé ghế Thủ tướng, thậm chí sẽ là TBT đảng CSVN. NHP bị khai trừ ra khỏi Đảng và Quốc hội, không công bố trên phương tiện truyền thông. Sau đây là một số thông tin liên quan về nhân vật này.

 NGUYỄN HÀ PHAN (SÁU PHAN)
Sinh năm 1933 tại xã Châu Hoà, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, nguyên đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tên thật là Phạm Văn Khoa.
Ông đã đảm đương các trọng trách sau:
- Sau ngày 30-4-1975: Chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố Cần Thơ.
- Năm 1976: Khi thành lập tỉnh Hậu Giang, ông đảm nhận chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.

- Năm 1978: Quyền Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang.
- Năm 1983: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang.
- Tháng 12-1986: Tại Đại hội lần thứ VI của Đảng, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng.
- Năm 1987: Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
- Năm 1989: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang.
- Tháng 6-1991: Tại Đại hội lần thứ VII của Đảng, ông được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
- Tháng 1-1994: Tại Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII), ông được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.
Ông là đại biểu Quốc hội các khóa VI, VII, VIII và IX. Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa VII (1981-1987), ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách của Quốc hội và trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa IX (1992-1997) ông được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội.
Do sai lầm trong thời gian làm công tác binh vận, nên tại Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (4-1996), ông đã bị kỷ luật khai trừ Đảng và tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX (10-1996) đã quyết nghị bãi nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội và đại biểu Quốc hội của ông.

Nguồn: Quochoi


QUỐC HỘI               CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
   ********                              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                                            ********
                             
                                Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 1996                                  

                                  NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC BÃI NHIỆM CHỨC VỤ PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI CỦA ÔNG NGUYỄN HÀ PHAN

Căn cứ vào Điều 7 và Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Điều 3 của Luật bầu cử Quốc hội;
Căn cứ vào Điều 7 và Điều 49 của Luật tổ chức Quốc hội;
Căn cứ vào Tờ trình của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
Theo đề nghị của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Căn cứ vào kết quả bỏ phiếu của Quốc hội;                                     
                                   QUYẾT ĐỊNH

Bãi nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội và đại biểu Quốc hội của ông Nguyễn Hà Phan.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 10 năm 1996.
                                                         Nông Đức Mạnh                                                                             
                                                                 (Đã ký)
Copyright ©2010, LawSoft Corp.                                              
                                                Theo: Thuvienphapluat.vn 


BBC: Chân dung thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 

"Năm 1996, xảy ra vụ án Nguyễn Hà Phan, thành viên Bộ Chính trị, người bị tố cáo có hành vi "phản bội" trong cuộc chiến chống Mỹ.Ông Nguyễn Hà Phan, nguyên phó chủ tịch Quốc hội, sau đó mất hết quyền lực và chức Trưởng Ban kinh tế Trung ương Đảng của ông này được giao lại cho ông Nguyễn Tấn Dũng, người nắm vị trí này đến tháng Tám 1997."

Lichsuvn: Luồn cao trèo sâu-vì sao VNCH ko làm được? 

"Có 1 bài viết nhà tớ còn lưu lại như sau (có liên quan tới cuốn "Quận chúa biệt động" ầm ĩ 1 thời):

Trích:

Chúng tôi muốn đi tìm hiểu về đời hoạt động của cụ Phạm văn Xô- một nhà lão thành cách mạng, nguyên phó bí thư Trung ương cục miền Nam, " ông trùm kinh tài của cộng sản" nên đã đến thăm bà "Quận chúa biệt động" Đặng Hoàng Ánh, người đã từng hoạt động dưới sự chỉ huy của cụ Phạm văn Xô.

Trong lúc nhắc đến những ngày ở tù tại Côn Đảo, bà Ánh nhớ đến một sự kiện sau này liên quan đến Nguyễn Hà Phan. Do hoạt động cách mạng mà bị tù ở Côn Đảo, nhưng do là bác sỹ học ở Pháp về nên thỉnh thoảng bà được trưng dụng để chữa bệnh cho tù nhân.

Nguyễn Hà Phan là một tù cộng sản bị tra tấn rất dã man. Bà đã chữa bệnh cho Nguyễn Hà Phan và biết ông bị tra tấn gãy 2 cái xương sườn.Tuy nhiên, có một lần Nguyễn Hà Phan bị lôi đi tra tấn trong tình trạng tơi tả gần chết, vậy mà chỉ vài tuần sau Nguyễn Hà Phan được đưa trở về trại trong tình trạng khỏe mạnh hơn trước rất nhiều.

Bà Ánh còn nhận thấy có sự đổi khác, đó là tù nhân thường bị cho ăn uống rất kham khổ nên rất thèm chất. Bà Ánh thường được tiếp tế nên hay lén cho Nguyễn Hà Phan chà bông ( miền bắc gọi là ruốc bông).

Mỗi lần như thế ông Nguyễn Hà Phan thường tỏ ra rất sung sướng. Nhưng Nguyễn Hà Phan sau lần tra tấn cuối cùng này lại tỏ ra rất thờ ơ với món chà bông bà Ánh cho.

Nhiều năm sau giải phóng, do một sự oan trái của người con nuôi, bà Ánh lặn lội ra tận Hà Nội để kêu oan. Tình cờ bà gặp Nguyễn Hà Phan tại trụ sở Trung Ương Đảng. Nguyễn Hà Phan cũng nhận ra bà và đưa bà vào gặp ông Vũ Oanh.

Sau khi bà trình bày chuyện oan trái của người con, ông Vũ Oanh mời bà về nhà của gia đình ông ở tạm vì khi ra HN bà không có tiền, phải ngủ ở cổng chùa. Ông Vũ Oanh hỏi bà về mối quan hệ với Nguyễn Hà Phan, bà thật tình kể hết những hiểu biết và suy nghĩ của mình về Nguyễn Hà Phan, cả chi tiết 2 cái xương sườn gãy và sự thay đổi sau khi bị lôi đi tra tấn lần cuối.

Sau đó ít lâu bà nghe nói Nguyễn Hà Phan bị bắt khi đang trao tài liệu mật gì đó cho ai đó. Người ta đã kiểm tra sức khỏe, thấy Nguyễn Hà Phan này không có dấu vết của 2 cái xương sườn gãy. Thực ra trước đó đã có đơn của một số cán bộ cách mạng gửi lên Trung ương tố cáo rằng Nguyễn Hà Phan này là giả, do địch cài cắm vào hàng ngũ ta. Trước khi bị bắt, nghe nói Nguyễn Hà Phan được lựa chọn sẽ làm TBT Đảng.

Ngoài ra tai liệu do cờ vàng viết thì cho biết:

Trích:

Nguyễn Hà Phan bị chính quyền miền Nam bắt năm 1959 và được trả tự do năm 1964, vì chịu hợp tác cung cấp tin tức. Sau khi được tự do ông về cư ngụ tại thành phố Châu Đốc, sinh sống bằng nghề bán nước mía ép. 
Nhưng trong "Quận chúa biệt động" thì

Trích:

Nguyễn Hà Phan từ năm 1958 đã bị tù Côn Đảo 
sao lại

Trích:

bị chính quyền miền Nam bắt năm 1959 
được?


Cờ vàng vẽ như sau:

Trích:

Trong khi đó thì nội bộ của những kẻ đang nắm quyền lực trong đảng CSVN cũng đang trên thế tranh phong. Cuộc tranh chấp giữa phe bảo thủ và cải cách có những lúc vào cao điểm, như trường hợp trước Đại Hội kỳ 8 đảng CSVN cuộc tranh chấp bất tuơng nhượng, có lúc phe bảo thủ muốn dùng cơ quan bảo vệ đảng bắt giam Thủ Tướng Võ Văn Kiệt. Nhưng phe cải cách trong quân đội và công an cũng có thế lực khả dĩ do ảnh hưởng của ông Võ Văn Kiệt, nhứt là Võ Viết Thanh trong thời giữ chức Thứ Trưởng Nội Vụ.(4) Ngoài ra, đa số phe cải cách là thành phần trẻ có trình độ đang nắm guồng máy kinh tế, và hầu hết cánh miền Nam ủng hộ ông Võ văn Kiệt. Cũng như trên chính trường Quốc Tế, Thủ Tướng Võ Văn Kiệt được xem là lãnh tụ của thành phần cải cách nên được ít nhiều cảm tình của thế giới. Do đó, phe bảo thủ không dám phiêu lưu, vì nếu bắt ông Võ Văn Kiệt, có thể là nguyên nhân đưa đến tình trạng hai đảng Cộng Sản miền Nam và miền Bắc, cũng như sẽ gặp phản ứng bất lợi của Thế Giới đối với Việt Nam.

Về nội tình đảng CSVN sau khi Hồ Chí Minh chết, không còn một nhân vật nào khả dĩ đầy đủ uy tín để trọn quyền quyết định, nên việc lãnh đạo đảng và chính quyền được phân chia theo địa phương Nam Trung Bắc. Vì vậy, phe bảo thủ muốn loại Võ Văn Kiệt cần phải tạo dựng một con gà gốc miền Nam thay thế, Nguyễn Hà Phan được đóng vai trò này.(5) Chính vì những lý do trở ngại nêu bên trên, phe bảo thủ không dám dùng cơ quan bảo vệ đảng bắt giam ông Võ Văn Kiệt nên phải chuẩn bị loại ông Kiệt trong kỳ Đại Hội đảng. Ông Đào Duy Tùng, Nguyễn Hà Phan và Đổ Mười thay phiên nhau đến sinh hoạt với các Tỉnh Bộ trong kỳ Đại Hội các cơ sở này, nhằm mục đích đưa người thân tín vào phái đoàn đại biểu tham dự Đại Hội kỳ 8 đảng CSVN. Nhưng vào phút chót Thủ Tướng Võ Văn Kiệt và phe cải cách tung ra đòn phản công bất ngờ trong phiên họp thứ 10 của Ban Chấp Hành Trung Ương, khiến Đào Duy Tùng và phe bảo thủ không trở tay kịp. Nguyễn Hà Phan bị cách chức và loại ra khỏi đảng vì tội tham nhũng (vụ án liên quan đến nhiều người và lên tới 350 triệu Mỹ kim) đồng thời hồ sơ đen thiếu trung thành với cách mạng do lời khai, chỉ điểm của Nguyễn Hà Phan khi bị chính quyền miền Nam bắt khiến nhiều cơ sở đảng bị loại trong năm 1959.(6)

4. Võ Viết Thanh, sinh quán tại tỉnh Bến Tre, đàn em của ông Võ Văn Kiệt, vì công khai chống đối phe Bảo Thủ, nên bị Đào Duy Tùng, Nguyễn Hà Phan loại ra khỏi chức Thứ Trưởng Nội Vụ. Sau này giữ chức Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh, Đặc Trách An Ninh. Trong thời điểm này nếu phe Bảo Thủ dùng cơ quan bảo vệ đảng đàn áp Thủ Tướng Võ Văn Kiệt như họ dự định, thì những người Cộng Sản gốc miền Nam và miền Trung hợp lực chống lại, có thể đưa đến tình trạng đảng CSVN trách ra làm hai.

5. Những người Cộng Sản gốc miền Nam xem Nguyễn Hà Phan như là kẻ phản bội.

6. Nguyễn Hà Phan bị chính quyền miền Nam bắt năm 1959 và được trả tự do năm 1964, vì chịu hợp tác cung cấp tin tức. Sau khi được tự do ông về cư ngụ tại thành phố Châu Đốc, sinh sống bằng nghề bán nước mía ép.
Xiêu chưa, bài viết ký tên Lê Phát Minh, tra này phát minh ra lắm thứ ghê gớm thế nhở! "

"Ông Phan bị bãi nhiệm có nghị quyết hẳn hoi thì vụ bãi miễn này là thật. Nhưng vụ ông phản bội hay làm gián điệp thì không có căn cứ gì. Mấy cái vụ như là lời kể bà Ánh gì đó nếu cần có thể tìm khoảng vài chục cái, không thể tin. Mấy trang không chính thống cũng chỉ vẽ vời chứ biết gì --> không thể tin.

Vậy hiện tại là không có thông tin gì xác thực --> không thèm biết cho khỏe.

Nhà ngoại cảm có thể phán rằng: có lẽ do đấu tranh nội bộ thất bại nên thế. "

"Những hồ sơ về vụ như vậy thường phải 50-100 năm sau mới được khai quật. Nên giờ mà tìm thông tin thì chỉ có cách hỏi mấy bác bên TC5 của bộ CA hoặc TC2 của bộ QP hoặc đến gặp khổ chủ. Ngoài ra có thể liên hệ với chủ trang web gì đó vừa phơi bày mấy k tài liệu của CIA."


Ttvnol - Chủ đề: Tình báo trong chiến tranh Việt Nam 
"Hà Phan lúc đó là trưởng ban trù bị đại hội Đảng toàn quốc hay là trưởng ban Nhân sự trù bị gì gì đấy. Hà Phan không chỉ bị mất phiếu mà còn bị loại Đảng và điều tra trước toà án binh.

Tớ đã nghe cuốn băng ghi lại cuộc nói chuyện của cán bộ Ban Dân vận Trung ương giải thích về vụ Hà Phan với Đảng Bộ một đơn vị không quân (xin dấu tên) trước kỳ đại hội đảng năm 1996 gì đấy.

Khởi đầu vụ Hà Phan là có một cán bộ lão thành xem TV thấy Hà Phan đang phát biểu về họp trù bị cán bộ cho Đại hội Đảng lần thứ ?.

Ông nhận ra Hà Phan chính là tên phản bội đã khai ra đường dây của ông năm 1950, và sau đó hơn 30 thành viên bị bắt và thủ tiêu. Sau đó 4 năm liền chẳng ai quan tâm, vì nghĩ chắc chuyện bôi xấu lãnh đạo. Nhưng ông lão thành này tiếp tục tìm kiếm bạn bè trong đương dây điệp báo còn sót lại và họ cùng viết đơn khẳng định, chính hắn!

Bên an ninh lúc đó mới bắt đầu vào cuộc truy tìm hồ sơ thu được của địch sau năm 1954 và phát hiện ra hồ sơ về đường dây này. Hồ sơ của Hà Phan được lập sớm nhất (vì bị bắt đầu tiên, lúc đó có tên khác). Theo hồ sơ đó thì mới chỉ sau hơn một ngày bị tra tấn Hà Phan đã khai ráo trọi toàn bộ đường dây; và các hồ sơ tiếp theo cho thấy chỉ trong vòng một tuần, gần như toàn bộ các thành viên bị địch bắt tiếp. Trong hồ sơ cũng có bản viết tay (được cho là của Hà Phan - lúc đó ta đang giám định chữ viết) cung khai chi tiết về mọi hoạt động và thành viên của nhóm.

Theo ông cán bộ Dân vận TW này thì khi bị bắt và tra tấn quyết liệt, chắc chắn là vẫn phải khai dù anh dũng đến mấy, nhưng khai đến mức độ nào, biến báo thế nào tránh tổn hại đến đường dây là tài tình của cán bộ tình báo (ví dụ khai về chị giao liên: chị chỉ là người bán rau thông thường, bị tôi lợi dụng để chuyển giao tài liệu mà chính chị ấy không biết, ...)

Sau 1954 thì Hà Phan trở lại công tác và leo dần lên. Đến lúc đó điều tra chưa kết thúc. Ta chưa có chứng cứ Hà Phan là cán bộ luồn sâu trèo cao của địch. Tiếp đó thế nào thì không có thông tin.

Băng ghi âm tớ được nghe vào cỡ hè năm 1996. Trong đó cũng đề cập đến cả Trường Sa, Cam Ranh,..."

Motgoctroi: Sau Bức Màn Đỏ: hậu trường chính trị Việt Nam sau  1975

"3. Việc mất chức của Nguyễn Hà Phan, tài liệu mật của đảng Cộng Sản Việt Nam ghi rằng: “Trong cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước, khi đồng chí Nguyễn Hà Phan bị bắt và giam cầm, đồng chí đã không giữ được danh dự của người cộng sản và đã tiết lộ cho địch những cơ sở nằm vùng. Sau khi được tha năm 1964, đồng chí không báo cáo những sai lầm với Ðảng. Những lỗi lầm của đồng chí Nguyễn Hà Phan rất nghiêm trọng. Trung Ương Ðảng quyết định xử lý kỷ luật với đồng chí Nguyễn Hà Phan và trục xuất ra khỏi Ðảng” (trích Robert Templer trong Shadows and Wind). Lỗi lầm của Nguyễn Hà Phan cũng như quyết định mật đó của Trung Ương Ðảng chắc chắn do phe Võ văn Kiệt tiết lộ."

Nhula1giacmo:

"@conet: Thực sự tôi không rõ về nhân vật Nguyễn Hà Phan, chỉ mơ hồ loáng thoáng là ông ấy tiếp bước Trần Xuân Bách trong chủ trương đa nguyên đa đảng. Nghe đâu các vị ấy về hưu sớm & hưởng sự ưu đãi khá ấm cúng nhưng không được tham chính. Riêng giới trí thức rất ngưỡng mộ Hà Phan."

Nguyễn Minh Tuấn - báo Đại Đoàn Kết: Về đồng chí Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt.

Thế nhưng với ông Nguyễn Hà Phan, thì đồng chí Võ Văn Kiệt quả là đại cao thủ. Ông Sáu Phan vốn là Bí thư Hậu Giang, sau làm Phó Chủ tịch Quốc hội, rồi Thường trực Ban bí thư.  Tại Đại hội 8 tháng 6 năm 1996, đã từng  nghe đồn thổi ông Sáu Phan sẽ làm Thủ tướng, thậm chí Tổng bí thư. Thế nhưng đồng chí Sáu Kiệt đã chỉ đạo bên an ninh, moi được lý lịch gì đó của ông Sáu Phan từ hồi còn chiến tranh, thế nên ông Sáu Phan về vườn thẳng, mất tất cả, chỉ là phó thường dân.


Ttvnol Chủ đề: Tìm hiểu về tình báo phía bên kia trong chiến tranh Việt Nam

"Về vụ Nguyễn Hà Phan, có rất nhiều dòng dư luận trái chiều nhau, số thì bênh vực, số thì cho rằng ông NHP là tình báo bên kia cài lại.

Theo tôi được biết, trước đây, trong thời kì chống Mỹ, ông NHP có bị địch bắt 1 lần, thường thì các đồng chí của chúng ta rất trung kiên, không khai báo gì có hại cho CM, không hợp tác với chúng... Ông NHP cũng "gần" như vậy. Chúng hay có chiêu bài dụ dỗ các đồng chí này làm việc cho chúng, chúng sẽ thả ra. Ông NHP do đơn giản trong suy nghĩ, cứ nghĩ rằng phải tìm mọi cách ra tù để được tiếp tục hoạt động nên đã nhận bừa. Sau khi ra tù, ông tiếp tục tham gia hoạt động CM và lập được nhiều chiến công lớn (ông không làm gì có hại cho CM, không thực hiện theo lời dụ dỗ của địch).

Sau khi đất nước thống nhất, ông NHP đã giữ nhiều cương vị, trọng trách quan trọng, thậm chí lên đến UV BCT. Ông có cái sai lầm là do đơn giản trong suy nghĩ, nên đã không báo cáo đầy đủ về việc này. Sau quá trình thẩm tra lí lịch (do có đơn tố cáo từ 1 số cán bộ CM lão thành cùng thời), BCT đã thẩm tra và phát hiện ra vụ này. Ông NHP đã báo cáo lại trung thực toàn bộ sự việc, nghiêm túc kiểm điểm, nhận khuyết điểm. Tuy nhiên đã muộn. Vì ở cương vị, trọng trách quan trọng như vậy, không thể cho phép việc khai báo không trung thực này. Ban đầu, BCT dự định chỉ cách chức toàn bộ các chức vụ của ông (về hưu sớm) mà không khai trừ khỏi Đảng, tuy nhiên, khi đưa ra BCH TW để thảo luận, đa số các UV BCH không tán thành mà yêu cầu phải khai trừ ông.

Vì vậy, không thể xếp ông NHP vào dạng TB bên kia cài cắm lại, mà đây chỉ đơn thuần là vấn đề về nhận thức chính trị, khai báo lí lịch không trung thực thôi.

"Em không chắc bác hay em đúng vì em cũng chỉ là nghe lỏm thôi chắc có chức cớ gì.

Theo em biết thì NHP sau khi bị địch bắt đã phản bội, đồng ý cộng tác với địch nhằm mục đích "leo cao-chui sâu". Sau khi ra tù như bất kỳ một ai khác bác sẽ bị phân lập để thẩm tra, xác minh (đương nhiên). Địch cũng biết rõ điều đó nên đã "giữ kỹ" nhân vật này nhằm phục vụ cho công tác sau này. Thời thế thay đổi liên lạc có lẽ không thể duy trì được nên bác NHP mất liên lạc và cứ thế "đường ta ta cứ đi".

Sau này khi thẩm tra lại nhóm đã từng ở tù chung thời điểm đó, hình như 6 người, 5 đã mất, 1 tưởng đã mất nhưng không ngờ còn sống đã xác nhận bác NHP sau khi ở tù đã được chuyển đi nơi khác một thời gian rồi trở về nhưng bác Phan không thể giải thích, mọi sự rồi lần lần lộ ra.

Lẽ ra bác NHP sẽ không bị lộ nếu bác không tiếp tục leo cao quá như vậy, hình như bác chuẩn bị vào BCT. vào đó thì việc thẩm tra gay gắt hơn rất nhiều so với trước. Thế là lộ.

Phần trên thì không dám chắc, phần dưới thì chắc vì chuyện này là một phần trong bài học của ông anh vợ em, sĩ quan ... Không thể có chuyện oan rồi còn đưa vào tài liệu giảng dạy được. "

"Tôi không biết là ông ấy có phản bội hay không, nhưng chỉ biết rằng dù ông ấy bị quản thúc thì toàn bộ nhân sự của Đảng và Chính phủ do ông ẫy chuẩn bị, đề xuất và lựa chọn vẫn được Đảng ta sử dụng. Ko ai trong danh sách đó bị loại cả. Đấy là tôi cũng chỉ nghe được 1 người khác nói lại như vậy. Đua ra để nhờ các bác kiểm chứng hộ. "

"Bác NHP không phải là phản bội đâu. Trước đây tôi cũng đã nghe nhiều người nói NHP làm điệp viên cho địch, nhưng sau này, có may mắn được gặp và nói chuyện với một số lão thành cách mạng nhà ta, các bác ấy đều bảo NHP không phản bội tổ quốc, mà là khai báo lí lịch, quá trình hoạt động không trung thực.

Với người bình thường thì tội này không nặng, nhưng với 1 người đang vào BCT như bác NHP, đây là vấn đề không chấp nhận được, nếu đánh giá nặng có thể bị quy vào tội gian dối. Chính vì thế nên bác đã bị khai trừ khỏi Đảng. Việc quản thúc ở khu vực ở là điều bình thường, vì bác biết nhiều chuyện cơ mật, trong 1 thời gian nhất định sau khi ngỉ, bác không được đi xa khi chưa được phép, không có người đi kèm là nhằm bảo mật thông tin, tránh những hậu quả đáng tiếc..."


Nhà báo Lê Thọ Bình kể:

Tôi xin kể với anh một câu chuyện điển hình, có thể đưa vào sách giáo khoa báo chí. Đó là vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hà Phan bị khai trừ khỏi Đảng, cách chức đại biểu QH. Tin đó không ai đưa cả, vì chưa có thông báo chính thức.

Trong khi đó, sau phiên họp trù bị là báo chí nước ngoài đã đăng hết rồi. Cả xã hội Việt Nam đều biết.

Tuổi Trẻ lại có cái khó là lúc đó ra 3 kỳ một tuần. Nếu số ra ngày Thứ Ba, tức là sau phiên khai mạc, mà không đưa được, thì coi như "thua". Bởi nếu ngày hôm sau, có thông báo chính thức, các báo khác ra ngày Thứ Tư sẽ đăng hết, còn Tuổi Trẻ phải chờ tới Thứ Năm, còn gì mà đăng. Tuổi Trẻ đã quyết định buộc phải đăng vào số Thứ Ba.

Nhưng bằng cách nào? Bàn đi bàn lại mãi, Huy Đức có sáng kiến thế này: Tả cái bàn chủ tịch. Thời bấy giờ, tôi còn nhớ giữa là Chủ tịch QH Nông Đức Mạnh ngồi, bên trái là Phó Chủ tịch Phùng Văn Tửu, bên cạnh nữa là Phó Chủ tịch Nguyễn Phúc Thanh, còn ghế bên phải là của ông Nguyễn Hà Phan. Vào phiên khai mạc, người ta vẫn xếp 4 cái ghế như vậy, nhưng ghế của ông Phan để trống.

Thế là chúng tôi tả rất kỹ cái bàn của chủ tịch đoàn, mà thường thì viết về QH chả ai để ý cả. Chúng tôi viết rằng, theo thông lệ những kỳ họp trước đây, bàn chủ tịch có 4 cái ghế dành cho 4 vị nói trên, nhưng tại kỳ họp lần này chiếc ghế đó để trống.

Khi bài báo đăng lên, độc giả ai cũng biết ông Phan bị cách chức, nhưng Tuổi Trẻ không "phạm luật". Chúng tôi rất sướng.

Liền sau đó, tôi còn đi làm bài phỏng vấn. Nhưng chọn ai là cả một vấn đề. Chủ tịch Nông Đức Mạnh chắc không bao giờ chịu nói. Ông Nguyễn Phúc Thanh thì xuất thân từ bên quân đội nên chắc cũng khó. Chỉ còn ông Phùng Văn Tửu là luật sư, và lại là dân Tây học nên rất nho nhã.

Tôi chỉ đặt cho ông Tửu 1 vấn đề thôi: Tại sao QH chưa thông báo ông Phan bị cách chức, bởi những người dân những đại biểu bỏ phiếu bầu nên ông Phan có một quyền chính đáng là được biết vì sao người mà họ tin tưởng bị mất chức?

Rất tiếc là bài phỏng vấn khá dầy dặn đó lại không được đăng do ban biên tập hơi ngại, và lỡ cơ hội. Cuối cùng, 1 tuần sau, tôi lại đưa tin tiếp, tập hợp từ các nguồn khác nhau.

Nguồn: VTC 

Huy Đức viết trong Bên thắng cuộc
Ông Nguyễn Thái Nguyên kể: “Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Xuân Trinh gọi tôi lên nói: Sáu Hơn (Nguyễn Văn Hơn) bảo ta có trách nhiệm phát tài liệu cho các uỷ viên Trung ương từ Bình Thuận trở ra, phần Nam Bộ ông ấy lo. Tôi nhận các tập hồ sơ từ tay ông Lê Xuân Trinh, gửi ai, đã được ông Sáu Hơn ghi rõ”. Ngày 17-4-1996, chỉ trong vòng một buổi sáng, Trung ương họp biểu quyết khai trừ Nguyễn Hà Phan ra khỏi Đảng.
Ngay sau phiên họp Trung ương, Nguyễn Hà Phan chỉ có vài ngày để thu xếp hành lý. Ông gần như bị trục xuất khỏi Thủ đô và đưa ngay về Cần Thơ cho dù lúc đó ông vẫn còn là phó chủ tịch Quốc hội. Hành tung của ông Phan ở quê tiếp tục bị các nhà cách mạng lão thành theo dõi và nhiều người tỏ ra không hài lòng khi ông Phan không bị đối xử như tội phạm
Xem chi tiết nội vụ trong Chương 19: Đại hội VIII


Hiện ông sống tại nhà riêng ở quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ.
Ông Huỳnh Văn Tiếp (bìa trái), Phó Trưởng đoàn ÐBQH thành phố đến thăm và tặng quà cho đồng chí Nguyễn Hà Phan, nguyên Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang. (01/2016 - Dbnd.cantho)

 
_________

TC tập hợp



Tìm kiếm Blog này