Tim thông tin blog này:

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

Coi đặc công VN như lực lượng đặc biệt hàng đầu thế giới là hơi chủ quan!

Phạm Viễn Thông - Edwin Lee |
Coi đặc công VN như lực lượng đặc biệt hàng đầu thế giới là hơi chủ quan!
Đặc công Việt Nam thực hành huấn luyện chống khủng bố. Ảnh: QĐND.
Thật vậy, nên xếp đặc công vào nhóm các lực lượng đặc biệt hàng đầu thì sẽ hợp lý hơn. Về lý do thì có rất nhiều, nhưng tóm lại gồm một vài ý chính sau đây.

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

Tục tắm tiên xưa và nay

Nếu như ngày nay, nhiều người Việt xa lạ với tục tắm truồng thì hồi đó nó rất phổ biến như một thói quen sinh hoạt hằng ngày mà không ai phải ngượng, cũng không có gì xấu hổ hay tục bậy cả. Tục này tùy từng vùng còn tồn tại cho đến cuối thế kỷ 20 mới mất dần.


     Nhưng có gì lạ đâu? Đã tắm thì phải 'cởi', có điều sự lạ ở đây là cái 'cởi' trong nhà tắm khác cái 'cởi' ở nơi công cộng hay giữa cảnh trời bao la. Vậy thế nào là tục tắm tiên, tắm truồng?

     Xưa kia, mỗi làng thường chỉ đào một giếng khơi lớn dùng để tắm giặt và một giếng sâu để lấy nước ăn, tất nhiên ngoài hai giếng chung này mỗi giáp hay mỗi gia đình nếu khá giả đều có thể đào giếng nhỏ riêng nhưng đa phần sinh hoạt của làng thường kề cận bên chợ làng hoặc giếng chung - tức là giếng làng...

tắm tiên xưa và nay- Phố núi và bạn bè
Vét giếng ăn của làng (ảnh xưa).

Cung điện của nguyên TBT Đảng CSVN Nông Đức Mạnh

Ảnh từ báo
[​IMG]
Nong-Duc-Manh

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Sao gọi là "tang tóc"

Thợ Cạo ít học mà cũng chẳng mấy quan tâm từ nào gốc Hán, Hán Việt hay Thuần Việt nên quan niệm ngôn ngữ luôn phát triển, đọc nghe hiểu là được miễn là viết, dùng không sai nghĩa. Đôi khi rách việc, ví dụ một số địa danh ở miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên... lẽ ra khi nói đến nó người ta trước hết cần xem xét nó có gốc Chăm, Khơ me,... không đã, xong mới nói truy từ nguyên Hán Việt, mấy cha Hán rộng hay mắc bệnh làm ngược lại, thành ra "râu nọ cắm ằm bà kia".
Trở lại chuyện "tang tóc", khi nghe có chữ tang... người ta liên tưởng đến không gian tràn ngập một nỗi buồn (gọi là tang thương) và sự chết chóc (gọi là tang tóc). 

Tang thì ai cũng hiểu theo nghĩa phổ thông nhưng lão hơi théc méc "tóc" là gì trong "tang tóc", tìm được gốc gát thế này, chia sẻ với các bạn:
Tục lệ cao tóc này được thịnh hành với các mục đích khác nhau
Cạo 1 vành tóc ở thóp chính là tập tục dùng trong tang lễ của người Đàng Ngoài
Trong Sơn cư tạp thuật viết vào cuối thời Lê cho biết :"ngày thành phục, các con đều cạo đầu, bố chết mẹ còn thì cạo một nửa. Đến khi ngũ phục, xem mối quan hệ thân hay sơ mà cạo tóc nhiều hay ít. Nay đất kinh kỳ cũng có người theo tục này, gọi là Tang tóc"
Jean Batptisive Tavernier cũng cho biết năm 1681 :" vua mới cắt tóc, đầu đội mũ rơm"
Cha sứ Marini cũng viết người Việt khi có tang :''cắt tóc để tỏ lòng tôn kính người đã khuất"

Lão tự dưng nghĩ đến tang, điềm hết số rồi chăng? nếu tôi chết, người thân đừng khóc, hãy tiễn một bản tình ca con cá lóc và nhớ gửi theo laptop, chớ quên con chuột. khà khà.
Ttanh vẽ: Người Đông Kinh trong Hoàng Thanh chức cống đồ:

(trích dẫn theo diễn đàn Thainguyen.mobi)

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

Lòng yêu nước của tôi bắt đầu từ đâu,

Tuổi thơ bậc tiểu học, lũ học trò ngoài giờ học chúng tôi mãi miết với những trò chơi tự chế, thả hồn vào những truyện cổ tích, mê mẩn đủ loại truyện tranh...
Năm học lớp Nhất (lớp 5) trường Tiểu học Cộng đồng Kontum, thầy chúng tôi có giới thiệu với đám học trò ham chơi cuốn sách "Người Việt cao quý" của một tác giả Ý viết về người Việt. Tôi tìm mua đọc, từ đó khơi dậy lòng mình: niềm tự hào dân tộc và yêu nước.
Dù sau này, tôi mới biết tác giả là nhà văn Vũ Hạnh và có nhiều ý kiến phản biện cho là sách "tự sướng" về một dân tộc nhiều thói hư tật xấu. Tôi vẫn trân trọng cuốn sách mỏng đó, nó ảnh hướng lớn đến đời tôi về sau và cũng nhờ nó mà mình nhớ mãi tên ông thầy Trần Minh Trị .
(Thợ Cạo)
________________

Phay Văn

Vừa rồi lục trong số sách cũ còn sót lại ngày xưa tôi tình cờ cầm trên tay cuốn Người Việt Cao Quí, một cuốn sách được yêu thích trước 1975 vì nó khơi dậy niềm tự hào của một dân tộc vốn bị xem là nhược tiểu.
Thế nhưng, sau 1975 người ta biết rằng tác giả của nó không phải là một người nước ngoài như vẫn được tin là thế. Người ta thấy hụt hẫng bởi một cảm giác bị đánh lừa, một niềm tin bị đánh cắp. Dù chuyện giả dối không là hàng hiếm trong xã hội cs.
Đã có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, nay nhân tiện tìm lại được cuốn sách tạm gọi là cũ (tính từ khi phát hành) nhưng còn khá mới- nếu so sánh với các ấn phẩm cùng thời- từ mấy chục năm nay, xin phép được chia sẻ với các anh chị mấy tấm hình scan lại từ cuốn sách này.
***


"Người Việt cao quý" và tấm lòng của một con người chân chính

Có lẽ ảnh hưởng từ bài hát này mà mình bị đuổi học,

Mời nghe bài hát trước:

(Không thấy giới thiệu người hát, TC đoán chính là tác giả)

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Sách "Bên thắng cuộc" thuộc thể loại nào, mang lại giá trị gì ?

TC trích vài bình luận liên quan:

....................
Mot y kien khac says:
Hồi trước mình cũng có ấn tượng khá tốt về Osin. Nhưng mình đã hủy kết bạn với Osin ở Facebook sau quyển sách Bên thắng cuộc, mà cái tên sách theo mình là ăn bám vào sự hận thù Nam Bắc để kiếm tiền và kiếm danh, qua đó làm sâu thêm cái chia rẽ của người dân hai miền. Nội dung quyển sách thì khong có gì lắm, khong quá mới nhưng cách trình bày hấp dẫn theo kiểu báo chí, nhận xét chủ quan, nhưng cái tên sách nói lên tâm địa tác giả, khong có tính sử học, mà có tính thương mại và tuyên truyền, khơi gợi hận thù và chia cắt.
Nói chung bác Osin này chất Nghệ giảm hết rồi. Mấy lần có khả năng gặp bác này, mình đều phải tránh để đỡ thấy một người mà mình có cảm nhận tiêu cực.

nước non ngàn dặm says:
Đồng ý với bạn này. Giọng văn Bên thắng cuộc ra vẻ huyên hoang, nhiều người đọc chỉ vì bị cái vẻ bí hiểm nói những điều nghe như tiết lộ bí mật. Thực chất Bên thắng cuộc rất tồi tệ khi nói ngược lại những giá trị mà nhiều thế hệ của đất nước coi là thiêng liêng. Ngạc nhiên vì Osin vẫn có dự án thuê. Phản đối cái dự án truyền thông gì đó! Cụ Cua chỉ giỏi viết văn, không được mình đánh giá cao vì hệ tư tưởng thiếu bản lĩnh. Sorry cụ!

HỒ THƠM1 says:
Có lẽ tui reply cho chú Một Ý Kiến Khác và chú Nước Non Ngàn Dặm (hay 2 chú này là 1, hay cùng một hội một thuyền một giuộc gì đó mặc kệ, không quan trọng.). Mặc dù tui không phải là bạn, là fan của Osin, và chưa gặp Osin ngoài đời bao giờ nhưng nghĩ tầm Osin mà đi reply cho 2 chú này thì phí quá!
Đây là những “phản biện” của chú Một, học mót theo lối “pháo kích” kinh tởm của các “nhà báo” ND, QĐND, CAND:

Tôi đã học tập phản biện từ khi nào

Tự hào mình đã được thụ hưởng nền giáo dục VNCH!
Trước năm 1975, trường tôi là một trường công mang tên Trung học Hoàng Đạo - đây là tên do nhà trường tự đặt, lấy theo bút danh của nhà văn Nguyễn Tường Long - nhóm Tự lực Văn đoàn, lãnh tụ đảng Đại Việt. Chính quyền không ưa gì đảng này nhưng tên đó vẫn công khai trong phạm vi nhà trường như bảng hiệu ở cổng, bảng tên học sinh mang trên ngực... Trường ở thị xã Kon Tum, một địa phương heo hút thuộc hàng nhỏ nhất ở Miền Nam. Một số thầy cô theo các khuynh hướng chính trị khác nhau, có thầy theo đảng Quốc dân, có thầy theo đảng Dân chủ, có thầy bên Quân đội biệt phái qua, có thầy thân Việt cộng...
Năm đệ ngũ (lớp 8), thầy Nguyễn Văn Trọng (đảng viên Đại Việt) dạy môn Quốc văn đưa một chương trình gọi là Trần thuyết, rất mới lạ với lũ học trò chúng tôi. Lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm tự tìm bạn hợp giơ khoàng 5 người, tự chọn trích đoạn tác phẩm hoặc một truyện ngắn mà lớp có học qua hay thầy cô đã giới thiệu ngoài lề. Nhóm thuyết trình có nhiệm vụ trình bày cái hay của tác phẩm và tác giả. Nên tìm tòi trước cả tuần, chuẩn bị sẵn các lập luận bảo vệ nội dung.
Đến ngày, bàn ghế dài được kê ngang trước bảng, nhóm trần thuyết ngồi quay mặt xuống lớp, thầy giới thiệu sơ qua chương trình, rồi ngồi làm "trọng tài" xem đám học sinh múa mỏ "oánh" nhau. Một, hai bạn cứng cựa thay mặt nhóm trần thuyết đứng lên ca tác phẩm - tác giả "lên mây". Học sinh còn lại của lớp ở bên dưới, ai thấy khuyết, nhược điểm hoặc đơn giản thích phá thì giơ tay phát biểu chọt vô đả kích. Hai bên tha hồ "chém gió", một bên như khiêng đỡ, một bên là đám đông như giáo tấn công. Do đầu óc còn non nớt nên phản biện kiểu trời ơi đất hỡi, đâm bị thóc thọc bị gạo, bắt lỗi nhau câu chữ là chính. Hào hứng, ồn ào chí choé, bắt bẻ nhau mà bên kia "cà lăm" thì hả hê sướng ra phết! Thầy mỉm cười, không kết luận bên nào đúng bên nào sai. Tuy vậy cũng tập cho học sinh quen dần với việc tranh luận.
Nghe đâu, chương trình thực nghiệm này là sáng kiến mới của ĐH Havard được một số trường trung học VNCH đưa vào ứng dụng luôn.

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

Bản đồ mô phỏng lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ (I)

Tập tin:Bản đồ Văn Lang & Nam Cương.JPGPhỏng ước lãnh thổ hai nước Văn Lang (màu vàng) của các vua Hùng và xứ Nam Cương (màu xanh lục) của Thục Phán, sau này hợp nhất thành nước Âu Lạc vào khoảng thế kỷ 3 TCN.

Bản đồ mô phỏng lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ (III)

45 tấm bản đồ Việt Nam qua các giai đoạn từ thế kỷ 10 (phần 2) 
 
Lãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳ là sự biến đổi không gian sinh tồn của người Việt, thể hiện bởi các triều đại chính thống được công nhận. Nó mang tính chất phức tạp, lúc bị mất lãnh thổ về các nhà nước khác, lúc xâm chiếm chinh phục được lãnh thổ mới. Bộ sưu tập hình ảnh bản đồ Việt Nam từ những năm thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 19 dưới đây hy vọng giúp các bạn hiểu thêm về lịch sử phát triển của đất nước ta.
Bản đồ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử từ năm 1154 - 1611
45 tấm bản đồ Việt Nam qua các giai đoạn từ thế kỷ 10
Năm 1154

Tìm kiếm Blog này