Thợ Cạo ít học mà cũng chẳng mấy quan tâm từ nào gốc Hán, Hán Việt hay Thuần Việt nên quan niệm ngôn ngữ luôn phát triển, đọc nghe hiểu là được miễn là viết, dùng không sai nghĩa. Đôi khi rách việc, ví dụ một số địa danh ở miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên... lẽ ra khi nói đến nó người ta trước hết cần xem xét nó có gốc Chăm, Khơ me,... không đã, xong mới nói truy từ nguyên Hán Việt, mấy cha Hán rộng hay mắc bệnh làm ngược lại, thành ra "râu nọ cắm ằm bà kia".
Trở lại chuyện "tang tóc", khi nghe có chữ tang... người ta liên tưởng đến không gian tràn ngập một nỗi buồn (gọi là tang thương) và sự chết chóc (gọi là tang tóc).
Tang thì ai cũng hiểu theo nghĩa phổ thông nhưng lão hơi théc méc "tóc" là gì trong "tang tóc", tìm được gốc gát thế này, chia sẻ với các bạn:
Tục lệ cao tóc này được thịnh hành với các mục đích khác nhau
Cạo 1 vành tóc ở thóp chính là tập tục dùng trong tang lễ của người Đàng Ngoài
Trong Sơn cư tạp thuật viết vào cuối thời Lê cho biết :"ngày
thành phục, các con đều cạo đầu, bố chết mẹ còn thì cạo một nửa. Đến
khi ngũ phục, xem mối quan hệ thân hay sơ mà cạo tóc nhiều hay ít. Nay
đất kinh kỳ cũng có người theo tục này, gọi là Tang tóc"
Jean Batptisive Tavernier cũng cho biết năm 1681 :" vua mới cắt tóc, đầu đội mũ rơm"
Cha sứ Marini cũng viết người Việt khi có tang :''cắt tóc để tỏ lòng tôn kính người đã khuất"
Lão
tự dưng nghĩ đến tang, điềm hết số rồi chăng? nếu tôi chết, người thân
đừng khóc, hãy tiễn một bản tình ca con cá lóc và nhớ gửi theo laptop,
chớ quên con chuột. khà khà.
Ttanh vẽ: Người Đông Kinh trong Hoàng Thanh chức cống đồ:
(trích dẫn theo diễn đàn Thainguyen.mobi)