Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Sách "Bên thắng cuộc" thuộc thể loại nào, mang lại giá trị gì ?

TC trích vài bình luận liên quan:

....................
Mot y kien khac says:
Hồi trước mình cũng có ấn tượng khá tốt về Osin. Nhưng mình đã hủy kết bạn với Osin ở Facebook sau quyển sách Bên thắng cuộc, mà cái tên sách theo mình là ăn bám vào sự hận thù Nam Bắc để kiếm tiền và kiếm danh, qua đó làm sâu thêm cái chia rẽ của người dân hai miền. Nội dung quyển sách thì khong có gì lắm, khong quá mới nhưng cách trình bày hấp dẫn theo kiểu báo chí, nhận xét chủ quan, nhưng cái tên sách nói lên tâm địa tác giả, khong có tính sử học, mà có tính thương mại và tuyên truyền, khơi gợi hận thù và chia cắt.
Nói chung bác Osin này chất Nghệ giảm hết rồi. Mấy lần có khả năng gặp bác này, mình đều phải tránh để đỡ thấy một người mà mình có cảm nhận tiêu cực.

nước non ngàn dặm says:
Đồng ý với bạn này. Giọng văn Bên thắng cuộc ra vẻ huyên hoang, nhiều người đọc chỉ vì bị cái vẻ bí hiểm nói những điều nghe như tiết lộ bí mật. Thực chất Bên thắng cuộc rất tồi tệ khi nói ngược lại những giá trị mà nhiều thế hệ của đất nước coi là thiêng liêng. Ngạc nhiên vì Osin vẫn có dự án thuê. Phản đối cái dự án truyền thông gì đó! Cụ Cua chỉ giỏi viết văn, không được mình đánh giá cao vì hệ tư tưởng thiếu bản lĩnh. Sorry cụ!

HỒ THƠM1 says:
Có lẽ tui reply cho chú Một Ý Kiến Khác và chú Nước Non Ngàn Dặm (hay 2 chú này là 1, hay cùng một hội một thuyền một giuộc gì đó mặc kệ, không quan trọng.). Mặc dù tui không phải là bạn, là fan của Osin, và chưa gặp Osin ngoài đời bao giờ nhưng nghĩ tầm Osin mà đi reply cho 2 chú này thì phí quá!
Đây là những “phản biện” của chú Một, học mót theo lối “pháo kích” kinh tởm của các “nhà báo” ND, QĐND, CAND:

– cái tên sách theo mình là ăn bám vào sự hận thù Nam Bắc để kiếm tiền và kiếm danh, qua đó làm sâu thêm cái chia rẽ của người dân hai miền. (Trích còm).
Cái tên sách gì mà kiếm tiền và kiếm danh một cách tài tình như thế? Thế thì phải thán phục chứ? Chỉ một cái tên sách mà “quần chúng nhân dân” đã vinh danh và bỏ tiền ra cho Huy Đức thì phải thán phục HĐ và tôn trọng ý kiến của Quần chúng Nhân dân chứ?
– nhưng cái tên sách nói lên tâm địa tác giả, khong có tính sử học, mà có tính thương mại và tuyên truyền, khơi gợi hận thù và chia cắt. (Trích còm).
Thế tên sách như thế nào mới có tính…sử học? “Trang vàng lịch sử của Ta” nhé!? “Những Cung đường lịch sử vẻ vang của Ta” nhé? Hay …”Đường vào Lịch sử của Ta” ?
– Mấy lần có khả năng gặp bác này, mình đều phải tránh (Trích còm). Hi hi… thôi, “phụng khuyến” chú Một nên…tránh, để không gian môi trường yên lành như đã có, “Tránh Voi chẳng xấu mặt nào”, ngoại trừ trường hợp chú Một mang theo dùi cui thì tui không dám khuyên bảo gì .
Còn “nước non” của chú Nước Non Ngàn Dặm thì như ri:
– Giọng văn Bên thắng cuộc ra vẻ huyên hoang, (Trích còm).
“Huênh hoang” chứ?! Nhưng mà …dẫn chứng vài “giọng huyên hoang” thử xem nào?
– Bên thắng cuộc rất tồi tệ khi nói ngược lại những giá trị mà nhiều thế hệ của đất nước coi là thiêng liêng(Trích còm).
“nhiều thế hệ của đất nước” là bao nhiêu người? Ăn lương bao nhiêu, không ăn lương bao nhiêu? Đang có chửa bao nhiêu, Đang theo đỉ bao nhiêu?:mrgreen: Cho số liệu thử xem nầu?
Còn cái này là chú Nước Non Ngàn Dặm nói chẳng ăn nhập gì và cũng chẳng “nước non” mẹ gì đó nhá, chuyện làm ăn sinh sống của người ta chú chỏ mõm vầu làm gì?
Còn Việc “đánh giá” Hang Cua thì chú tha hồ nhưng chắc cũng chẳng ai quan tâm lắm đâu!
-Ngạc nhiên vì Osin vẫn có dự án thuê. Phản đối cái dự án truyền thông gì đó! Cụ Cua chỉ giỏi viết văn, không được mình đánh giá cao vì hệ tư tưởng thiếu bản lĩnh.
Hoan hô Huy Đức về Hà
Nội trong một tháng trăm bà chạy theo!


HỒ THƠM1 says:
Này lão Đốp!
Tui nghĩ “Bên thắng cuộc” chưa hẵn là 2 pho lịch sử, nhưng gọi là “tiểu thuyết lịch sử” thì lại càng không đúng, vì tui chẳng thấy “yếu tố tiểu thuyết” nào trong đó. Còn là “cầu nối” gì đấy của lão thì chẳng biết đúng không, lão Đốp “chất zấn” cụ Osin thử xem
Tui nghĩ nếu có “cầu” thì là “cầu vượt” thôi, chẳng “nối” cái gì cả.
Theo lão Đốp thì “sau Nguyễn Triệu Luật, chỉ có 2 tên tuổi rất lớn Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi viết tiểu thuyết lịch sử” thôi à? Ối giời! Cụ NĐT mà viết tiểu thuyết lịch sử cái gì? Cụ là nhà thơ nhà nhạc nhà kịch nhà phê bình gì đấy thôi.
Thực ra, tiểu thuyết lịch sử dưới triều đại ta hiện nay thì nhiều vô thiên lủng cụ Đốp ạ! Hay đúng và chính xác hơn, lịch sử thời đại Hồ Chí Minh là một …trường thiên tiểu thuyết, túm lại cho gọn: Lịch Sử Tiểu Thuyết thay thế cho “dòng” tiểu thuyết lịch sử rồi!
Có lẽ cuốn “Bên Thua Cuộc”, lão Đốp nên chấp bút là hơn! “Bên Thua Cuộc” thì ngược lại với “Bên Thắng Cuộc” chứ gì nữa? Thế thì dễ ẹc, lão chịu khó viết 2 ngày là có 2 quyển dày mo, đi mua làm gì cho phí tiền, hi hi…!!!


Mot y kien khac says:
Đề nghị ai không giữ được bình tình thì đừng recom thiếu văn hóa. Tranh luận, phản biện để có hiểu biết tốt hơn về một vấn đề, chứ không phải tuyên truyền quan điểm của mình. Kể cả ai đó có ý kiến trái với ý kiến của mình, nhưng có lập luận và evidence tốt, thì cũng nên hoan nghênh, hay ít ra cũng đừng vô văn hóa chửi bới.
Đề nghị Hồ Thơm nên chỉnh lại câu chữ để tránh bị người khác mắng vào mặt là thiếu văn hóa và bêu xấu thêm rân chủ.
Về sách Bên Thắng Cuộc, thì đây là một quyển sách vô giá trị về mặt học thuật, không có giá trị tham khảo và trích dẫn (không phải là reference book).
Chứng minh:
– Dùng scholar google (https://scholar.google.com/) search các từ khóa “Bên thắng cuộc” “Ben thang cuoc”, “Huy Đức” “Huy Duc” “Trương Huy San” hoặc Huy Duc winning Side; thấy không có kết quả nào. Như vậy, sách Bên Thắng cuộc không được coi là quyển sách tham khảo nghiêm túc và không xuất hiện ở scholar google.
Search tiếp xem có tác giả nào trích dẫn Bên thắng cuộc không, thấy hầu như không có bài viết nào trích dẫn đến nội dung sách Bên thắng cuộc, ngoại trừ 2 bài tiếng Việt của hai tác giả Việt Nam (rân chủ) có nhắc đến tên sách.
Việc không xuất hiện trên scholar google cho thấy sách Bên Thắng Cuộc không là nguồn tham khảo, không được trích dẫn (cited), và do vậy là vô nghĩa trong khoa học. Tác giả Huy Đức cũng là một cây bút không xuất hiện tại google scholar.
Do vậy, không nên gọi gọi Bên Thắng cuộc là sách sử. Quyển sách này thậm chí còn chưa được gọi là sách tham khảo, tiểu thuyết không ra tiểu thuyết, báo không ra báo, sách nghiên cứu không ra nghiên cứu; làm sao được xếp vào hàng sách sử học được. Search ví dụ Vo Nguyen Giap, Phan Huy Lê hoặc Trần Trọng Kim ra nhất nhiều sách với rất nhiều trích dẫn
Search một số tên tuổi rân chủ thì thấy có Bùi Tín hoặc Lữ Phương có những bài viết hoặc quyển sách được trích dẫn.
– Cách đặt tên “Bên thắng cuộc” khiến cho quyển sách mang nặng tính thương mại, không trung tính, điều trái với các công trình nghiêm túc.
Ví dụ dùng scholar google cụm “Vietnam War” thấy các sách được trích dẫn nhiều nhất đều có các tên trung tính như: “America’s Longest War: The United States And Vietnam, 1950-1975 ” với 1763 trích dẫn, hoặc Anatomy of a war: Vietnam, the United States, and the modern historical experience với 314 trích dẫn.
Không có quyển sách khả tín nào lại có cái tên nặng về thương mại, áp đặt như kiểu “Bên thắng cuộc”.
Bên cạnh đó, đáng buồn là hầu như không có tên tác giả Việt Nam, kể cả Việt kiều, trong danh sách sách nghiên cứu về Vietnam War.
– Nhìn vào cách trích dẫn tài liệu a ma tơ, chẳng theo chuẩn Harvard, cũng chẳng theo chuẩn Việt Nam; dẫn đến không thể truy nguồn các dữ kiện…. trong sách Bên thắng cuộc cho thấy tác giả không có kinh nghiệm viết sách; đồng thời cho thấy sách không hề được biên tập bởi một học giả hoặc NXB có uy tín. 100% quyển này chưa được giáo sư Mỹ xem qua và góp ý như tuyên bố của tác giả.
Với cách trình bày tài liệu tham khảo và cách trích dẫn tài liệu như của Bên Thắng cuộc; toàn bộ các dữ liệu trong sách trở nên không khả tin và không thể là nguồn trích dẫn cho các công trình về sau.
Đồng thời trong danh mục sách tham khảo của tác giả cũng thiếu hầu hết các quyển sách quan trọng về Vietnam War như đã chỉ ra tại scholar google.
Tóm lại, sách Bên thắng cuộc mặc dù dầy, dễ đọc (nhưng nói thực tôi không đủ kiên nhẫn để đọc một nửa), dễ gây xúc động cho người hải ngoại, nhưng không là quyển sách đáng tin cậy, được trích dẫn, và do vậy không có giá trị ảnh hưởng lâu dài. Nói chung là tiếc cho tác giả, đáng ra với lượng dữ liệu và kinh nghiệm của mình, tác giả đã có thể viết được một cuốn sách nghiêm túc, ít tính tuyên truyền, ít tính thương mại và do vậy, sẽ có ảnh hưởng lâu dài hơn.
P/S. Dẫu tôi dùng nhiều từ khá mạnh, nhưng cách đánh giá của tôi về sách Bên thắng cuộc cũng chưa chắc đã đúng – do tôi chưa đọc hết quyển này và google cũng sơ sài. Nếu có gì chưa chuẩn thì xin lỗi tác giả quyển sách.

HỒ THƠM1 says:
Đọc 3 câu cuối của chú Một, thấy hay và chính xác nên tui không đọc phần trên, hi hi…!!!
“P/S. Dẫu tôi dùng nhiều từ khá mạnh, nhưng cách đánh giá của tôi về sách Bên thắng cuộc cũng chưa chắc đã đúng – do tôi chưa đọc hết quyển này và google cũng sơ sài. Nếu có gì chưa chuẩn thì xin lỗi tác giả quyển sách.” ( Chú Một )
Bình tĩnh chứ làm gì mà nghiến răng nghiến lợi dìm hàng người ta quá thế chú Một?
Chú quyết không khai thằng trong đống rơm :”chưa đọc hết quyển này và google cũng sơ sài” nghĩa là chú không biết sách nói gì và “Gúc” cũng bộp chà bộp chộp, nhưng ta có câu “Không biết là không có tội”, vậy nên chú cũng không có lỗi gì nên có lẽ khỏi cần xin lỗi tác giả.
Bao giờ chú đọc thuộc 2 quyển sử thi Bên Thắng Cuộc thì “còm” lại nhé!
Hang ta lại có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn rồi mới chui Hang” chú Một xem kỹ nhé.
À, cả ngày trời mà chú chỉ viết được có bấy nhiêu thôi à? Thế thì woánh rân trủ mần răng được?

Trần says:
Xin nói thêm, chỉ cần ông Mot y kien khac đọc kỹ Lời cảm ơn của tác giả cuốn sách và thử xem cho đến giờ này có ai trong số biết bao những nhân vật lịch sử, những nhân chứng, những tướng lĩnh, cách mạng lão thành… đã trả lời phỏng vấn và cung cấp vô vàn tư liệu cho cuốn sách và cho tác giả đã có ý kiến phản bác rằng cuốn sách “không khả tin” và có “tính thương mại” như ông Một đã còm.

TamHmong says:
Chào bác Một ý kiên khác!
Tôi hơi ngạc nhiên khi lần đầu tiên khi thấy quyển “Bên thắng cuộc” đươc xem xét với tư cách một công trình khoa học lịch sử.
Càng ngạc nhiên hơn khi Huy Đức được bình xét trên tư cách nhà khoa học. Theo thiển ý của tôi Huy Đức chỉ thuần túy là một nhà báo. Thậm chí hoàn toàn chưa phải là một nhà văn! Tác phẩm “Bên thắng cuộc” có lẽ chỉ nên coi là một phóng sự còn nhiều phần chưa chặt chẽ về cách trình bầy như chính tác giả đã thừa nhận.
Tôi xin phép trích ra ở đây định nghĩa (chưa hoàn chỉnh) về thể loại PHÓNG SỰ
“Phóng sự, một thể loại của ký, là trung gian giữa văn học và báo chí. Phóng sự khác với thông tấn ở chỗ nó không chỉ đưa tin mà còn có nhiệm vụ dựng lại hiện trường cho mọi người quan sát, phán xét. Do đó, phóng sự nghiêng hẳn về phía tự sự, miêu tả, tái hiện sự thật, nhưng nội dung tự sự thường không dựa vào một cốt truyện hoàn chỉnh.
Đặc điểm
Phóng sự đòi hỏi nhiều thời gian và công sức để điều tra, thâm nhập thực tế và phỏng vấn nhiều người. Phóng sự cung cấp cho người đọc một cái nhìn cận cảnh và toàn cảnh về một hiện tượng, thường là đặc biệt, diễn ra trong xã hội. Thông qua những ghi chép cụ thể, sinh động tình hình một vấn đề, một sự việc nào đó đang là vấn đề thời sự mang tính bức xúc, phóng sự thể hiện tính chiến đấu cao độ, dùng sự thật để bác lại những nhận thức còn sai lệch, lấy sự thật đời sống để ảnh hưởng đến nhận thức của xã hội. Do đặc thù thể loại, tính chân thực về thời gian, địa điểm, sự kiện, con người và chi tiết là những yếu tố cốt lõi của phóng sự.
Trong phóng sự thường nổi lên hình tượng tác giả xông xáo, tự mình thăm dò, hỏi han người thực việc thực. Tác giả phóng sự báo chí thường là những người tác nghiệp cho một cơ quan thông tấn, nhưng quan điểm riêng của họ có ý nghĩa quan trọng, làm cho họ không chỉ là người đưa tin mà còn là người phân tích độc lập, đáng tin cậy.
Phóng sự cũng như các bài báo khác luôn được định hình từ nguyên tắc “five W”: Who (Ai)?, Where (Ở đâu)?, When (Khi nào)?, What (Cái gì)? Why (Tại sao)?
Phóng sự văn học, ngoài các tư liệu thực tế xác thực, nhà văn còn có thể sử dụng các thủ thuật hư cấu nhất định nhằm làm cho câu chuyện được kể trở nên hấp dẫn hơn. Những phóng sự văn học dạng này có thể kể đến Ngục Kom Tum của Lê Văn Hiến; Việc làng, Dao cầu thuyền tán của Ngô Tất Tố; Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô của Vũ Trọng Phụng. Tại Việt Nam trước 1945, Vũ Trọng Phụng còn được mệnh danh là “vua phóng sự Bắc Kỳ”, với những phóng sự ít nhiều có cốt truyện, có chỗ đọc như tiểu thuyết.
Giá trị của một thiên phóng sự thể hiện ở cả hai mặt: thứ nhất, nó phải nêu ra được những bằng chứng cụ thể với những tài liệu chính xác thể hiện qua các con số, biểu đồ, thống kê; thứ 2, trên cơ sở phân tích tư liệu, số liệu, nó phải đặt ra được những vấn đề thời sự mang ý nghĩa xã hội to lớn (Wiki-hêt trich).
Theo tôi giá trị cơ bản của Phóng sự “Bên thắng cuộc” chỉ là ở chỗ thể hiện MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI khi viết phóng sự về các vấn đề có liên quan đến lịch sử. Và tất nhiên là cách tiếp cận này chỉ mới ở VN. Chúc mọi điều tốt đẹp.

..............
_______________

Xem thêm còm tranh luận trong bài: Café sáng với Osin ở Hà Nội)


Tìm kiếm Blog này