Tim thông tin blog này:

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

Về cái gọi là "Chữ Việt Cổ" của ông Đỗ Văn Xuyền

Chữ 'Việt cổ' của ông Đỗ Văn Xuyền
07:00 | 14/06/2013
Bạn đọc: Trong bài “Chữ Việt cổ đã được giải mã?”, VTC News ngày 29/1/2013 đã đưa tin: “Chiều 29/1/2013, tại 80 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã có buổi ra mắt cuốn sách “Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ” và giao lưu với các nhà nghiên cứu, những người say mê chữ Việt cổ. (…) Ông Xuyền tuyên bố rằng đã giải mã được chữ Việt cổ - thứ chữ của một nền văn minh rực rỡ từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Cuốn sách đánh dấu hành trình 50 năm kiên trì, bền bỉ, với cái tâm trong sáng và lòng yêu đất nước sâu sắc, niềm tự hào về văn hóa Việt của ông Xuyền. (…) Ông muốn tuyên bố với thế giới rằng, người Việt đã có chữ Khoa Đẩu, thứ chữ được sáng tạo từ thời tiền sử, mà suốt 2.000 năm qua đã bị thất lạc”. Xin ông An Chi cho biết, ông nghĩ như thế nào về sự kiện và cuốn sách “hoành tráng” này. Xin cảm ơn. Võ Trọng Thật (Bình Thạnh, TP HCM)

Cuộc hành trình tìm chữ Việt cổ của tác giả Đỗ Văn Xuyền không phải là khoa học. Đây chỉ là chuyện đời xưa thời nay mà thôi. Còn cái ý định của ông Xuyền “muốn tuyên bố với thế giới rằng, người Việt đã có chữ khoa đẩu, thứ chữ được sáng tạo từ thời tiền sử” thì quả là cực kỳ lố bịch.
Nói chung, những câu quan trọng của ông Xuyền - mà các phương tiện truyền thông thuật lại - thì đều sai hoặc phản khoa học. Ta hãy trở lại với cái câu của VTC News:
“Ông (Xuyền - AC) muốn tuyên bố với thế giới rằng, người Việt đã có chữ khoa đẩu, thứ chữ được sáng tạo từ thời tiền sử, mà suốt 2.000 năm qua đã bị thất lạc”.

Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2017

Quân tư trang lính Thủy quân Lục chiến Mỹ đắt cỡ nào?

Cập nhật lúc: 20:00 16/12/2014
(Kiến Thức) - Quân tư trang trên người một binh sĩ Thủy quân Lục chiến Mỹ có giá trị tương đương 24-25 điện thoại iPhone 6 16GB.
Trị giá của những quân tư trang trên người một binh sĩ Thủy quân Lục chiến Mỹ khoảng 16.052 USD tương đương với 24 – 25 điện thoại iPhone 6 (16GB) có giá 649 USD.

Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

Nhã nhạc Cung đình Huế

Đám cưới của người Việt ở Miền Bắc xưa

Có hay không 'Hiệp định ngừng bắn' Mậu Thân 1968?

Mậu Thân (1968) là sự kiện bước ngoặt trong Chiến tranh Việt Nam. Liên quan đến sự kiện này, bên cạnh những tranh luận về thắng- thua, thảm sát... có hay không một 'hiệp định ngừng bắn' dịp Tết cũng là một đề tài còn gây tranh cãi trên nhiều diễn đàn.
Trên thực tế, không hề tồn tại một hiệp định như vậy, song tài liệu của các bên cho thấy đã có những tuyên bố ngừng bắn đơn phương. Hãy điểm qua sự hình thành và nội dung chính của các tuyên bố này theo trình tự thời gian:
A. Nội dung 'Hiệp định'
- 19/10/67: Hà Nội tuyên bố sẽ ngừng bắn 7 ngày tết Mậu Thân từ 1am ngày 27/1/68 đến 1am ngày 3/2/68 [1][2][7].
- 17/11/67: Mặt trận Giải phóng Miền Nam tuyên bố trên Đài Giải phóng ngừng bắn "Bảy ngày nhân dịp tết Nguyên Đán, từ 0 giờ ngày 27 tháng Một năm 1968 giờ Đông Dương (hoặc ngày 28 tháng 12 âm lịch) - tức là 1 giờ ngày 27 tháng Một năm 1968 giờ Sài Gòn đến 0 giờ ngày 3 tháng 2 năm 1968 giờ Đông Dương (hoặc ngày mùng Năm tết Âm Lịch) tức là 1 giờ ngày 3 tháng 2 năm 1968 giờ Sài Gòn"; kèm theo đó là mệnh lệnh công khai cho Quân Giải phóng về việc tôn trọng lệnh ngừng bắn này. Bản tin được phát lại bằng tiếng Anh trên Đài Giải phóng ngày 18/11/67 [3].
- 22/11/67: Phó Đại sứ Locke thảo luận với Tổng thống Thiệu về các phương án ngừng bắn dịp Tết Mậu Thân, từ 48 đến 96 tiếng. Nhưng Mỹ muốn rút ngắn về phương án 48 tiếng [4].
- 16/12/67: Sài Gòn chính thức công bố sẽ ngừng bắn dịp tết Mậu Thân 48 tiếng [5].

Tìm kiếm Blog này