Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018

Thơ nẫu Phú Yên

Bà ơi tui hỏi bà nè
Tui đở cái cuốc quài hè giờ đau
Ông hỏi tui cũng chịu sầu
Trưa giờ vét dọn hơi đau ngó chừng
Tui nghe bà nói bắt xung 
Thâu đở tui kiếm thử chừng ở đau
Tấu rầu bà lặt mớ rau
Hầu trưa tui hái đở sau chái nhà
Giờ dô tui bắt cơm nha
Nầu phai dừa chín thì bà luột rau
Sắp nhỏ chạy chơi ở đau
Thâu đở kiu nó dìa rầu ăn cơm
Tui lo cái nẫu nọc rơm
Cứ dun lỏng quẹo đổ chồm xuống đay
Trời sao mưa miết tấu ngày
Nước nơ rau úng hởm rày bà ơi
Cứ dầy thì đói tới nơi
Ông cứ than thở làm tui cũng buồn
Thâu dẫy cứ đở qua luôn
Tới đau thì tới rầu buồn dẫy thâu
Kia nè sắp nhỏ dìa rầu
Tụi bay rửa ráy bưng nầu cơm ra
Chén tô bay hổng dọn ra
Hổng lẽ ngầu xuống cả nhà bốc tay
Thiệt tao quá ớn tụi bay
Tao làm hổng thở bay chơi tấu ngày
Ăn cơm rầu sẵn phai đay
Mẫu ngừ ít củ ăn ngay cho rầu
Nhớ đèn hột dịt hết dầu
Đứa nào dô rót rầu mầu đèn lên
Cha ơi bấp quẹt hết tim.
Mày ra quài quán mua tim luồn dào
Lâu dẫy mày hủng biết sao
Cái chiện nhỏ xíu hỏi tao miết hà
Giờ đay sắp nhỏ coi nhà
Biểu nó nhớ chốt cữa nhà kỹ nghen
Còn bà đi lên gát trên
Thắp nhan trên khám tổ tiên ông bà
Tấu nay tui ngó chừng gà
Mấy thằng cắp dặt nó lân la quài
(La Trương)

Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2018

Giải mã hồ sơ Nguyễn Thái Bình

Kỳ 1: Mở kho mật của Sài Gòn

TTO - Giữa năm 1972, một sự kiện chấn động thế giới xảy ra khi sinh viên Nguyễn Thái Bình "cướp máy bay" Boeing 747 Mỹ để bay ra Hà Nội thay vì về Sài Gòn.

Giải mã hồ sơ Nguyễn Thái Bình: Kỳ 1: Mở kho mật của Sài Gòn - Ảnh 1.
Nguyễn Thái Bình nói chuyện phản đối chiến tranh Việt Nam ở Mỹ - Ảnh tư liệu gia đình
46 năm sau ngày anh mất, nhìn lại sự kiện này từ kho hồ sơ mật của Hội đồng An ninh hàng không và cảnh sát Sài Gòn.

Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

Tham nhũng trong chính quyền VNCH

Tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam (Viet Nam War)
21 Tháng 1 2013 ·

(Đây là lời nhận xét của tác giả Trọng Đạt một người đã sống dưới chính thể VNCH.. )

Thật vậy những năm đầu của chế độ Nguyễn Văn Thiệu, 1967, 1968, guồng máy tương đối còn có kỷ cương nhưng dần dần đi tới chỗ tham nhũng thối nát tồi tệ, nó đã phá hoại kinh tế vật chất và làm suy sụp tinh thần quân dân. Tham nhũng hối lộ có từ thời Tây nhưng dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu có thể nói đã tiến tới chỗ tột cùng của thối nát. Các chế độ, chính phủ Quốc Gia từ thời Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, Ngô Ðình Diệm, Nguyễn Cao Kỳ… cũng ít nhiều có tham nhũng nhưng người dân còn chấp nhận được, đến Nguyễn Văn Thiệu thì thật hết nước nói. Sau khi miền Trung thất thủ lọt vào tay Cộng quân, chúng tôi có nghe một ông công chức than thở “chế độ Thiệu đi theo vết xe đổ của Tưởng Giới thạch, các ông tỉnh trưởng chết gục trên đống vàng”!

Trong cuốn sách Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975 trang 56, Phạm Huấn có nói:

“Theo dư luận, cái giá để mua chức Tỉnh trưởng qua đường giây bà Thiệu, bà Khiêm, thường thường từ 10 đến 20 triệu”

Lực lượng quân sự khối XHCN trong CTVN

Lê Tuấn Nghĩa
20 giờ ·

1. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Từ tháng 06/1965 đến tháng 03/1969, CHND Trung Hoa đưa sang Việt Nam 346 chuyên gia quân sự và 320.000 lượt quân nhân, công nhân xây dựng công trình quốc phòng, làm đường bộ, đường sắt. Những đơn vị đầu tiên sang Việt Nam tháng 06/1965 gồm 4 chi đội (tương đương sư đoàn) công binh 1, 4, 5, 6 được tổ chức thành 22 trung đoàn công binh, trong đó chi đội 1 công binh đảm nhiệm xây dựng đường sắt Lưu Xá - Kép, chi đội 5 công binh đảm nhiệm sửa chữa đường ô tô từ Lào Cai xuống Yên Bái, chi đội 4 công binh đảm nhiệm nâng cấp quốc lộ 3 từ Bờ Đậu - Phú Lương đến Cao Bắc - Ngân Sơn. Ngoài ra còn một số đơn vị công binh đường sắt, công binh không quân, quân y, rà phá mìn của hải quân và công nhân xây dựng với tổng số khoảng 170.000 lượt người.

Từ cuối năm 1966, một số đơn vị phòng không CHND Trung Hoa cũng được đưa sang Việt Nam làm nhiệm vụ chiến đấu tại khu vực gần biên giới Việt - Trung, những đơn vị đầu tiên là Chi đội (tương đương sư đoàn) 62 phòng không (từ tháng 12/1966 đến tháng 08/1967), Chi đội 170 phòng không (từ tháng 07/1967 đến tháng 03/1968)... Tổng cộng có 16 lượt chi đội với 63 lượt trung đoàn phòng không đã tham chiến ở Việt Nam, với khoảng 150.000 lượt người. Các đơn vị này bao gồm:

Tại mặt trận phía tây:
- Chi đội 6.
- Chi đội 61.
- Chi đội 67.
- Chi đội 164.
- Chi đội 165.
- Chi đội 166.

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017

Chiện giỗ chồng: Sống sao thác vậy, thích món gì cúng món đó!


Ở một ngôi làng nọ có hai vợ chồng trẻ và ông bố chồng bị mù cả hai mắt cùng sống một ngôi nhà.

Sau một thời gian hương lửa mặn nồng chẳng may người chồng bị ốm nặng, nhắm không qua khỏi anh ta bèn gọi vợ đến dặn dò lần cuối. Anh ta dặn vợ đừng cúng kiếng gì khi giỗ, để tiền còn lo cho cho ông già, anh ta chỉ yêu cầu cô vợ cúng cho anh ta món gì anh ta thích nhất khi còn sống, thế rồi anh ta nhắm mắt xuôi tay.

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Đá Chữ Thập, Trường Sa

Đảo đá Chữ Thập nằm trên quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, Khánh Hòa) và đang bị Trung Quốc chiếm đóng, xây dựng trái phép.
Tên gọi: đá Chữ Thập; tiếng Anh: Fiery Cross Reef hoặc North West Investigator Reef; tiếng Filipino: Kagitingan; giản thể: 永暑礁; bính âm: Yǒngshǔ jiāo, Hán-Việt: Vĩnh Thử tiêu.
Đặc điểm: Chiều dài tính theo trục đông bắc - tây nam là 14 hải lý (25,93 km) và chiều rộng là 4 hải lý (7,4 km); tổng diện tích đạt 110 km². Trừ một tảng đá cao 1 m nổi lên ở phần đuôi phía tây nam thì nhìn chung đá này chìm dưới nước khi thuỷ triều lên.

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

Thực hư chuyện “Đừng điều trị nếu bị ung thư”

Tiết lộ của bác sĩ chuyên khoa giúp bạn không bị ung thư đánh lừa nữa 
8:21 am - 05/10/2016

Thật khó tin nếu có một bác sĩ nói với bạn rằng đừng có điều trị nếu bị ung thư! Nhưng đây lại là bác sĩ được mệnh danh “Lương tâm của giới y học” của Nhật Bản.
Makoto Kondo, 65 tuổi, là bác sĩ xạ trị bệnh viện đại học Keio, với 40 năm điều trị ung thư, ông đã rất can đảm để bày tỏ những ý kiến về sức khỏe có liên quan đến cá nhân và cộng đồng mà mọi người không tiện nói, được người dân Nhật yêu mến gọi bằng cái tên “Lương tâm của giới y học

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

Vì sao nước Mỹ không quản lý hộ tịch mà không loạn?

Tam Dương dịch
 Dưới đây là chuyện kể của một người Mỹ gốc Hoa về vấn đề này: 

Từ khi quen Surens năm 1997 đến năm 2007, trong 11 năm đó Surens đã chuyển nhà 5 lần, trung bình hơn hai năm một chút là đã chuyển nhà. Người Mỹ đều như vậy, không chỉ chuyển nhà luôn mà hình như thích chuyển nhà.

Khi mới tham gia công tác, do thu nhập chưa cao, nói chung người Mỹ thuê căn hộ nhỏ để ở; khi thu nhập cao lên một chút sẽ đổi thuê căn hộ lớn hơn; khi có điều kiện mua nhà lại dọn đến nhà mới; khi thu nhập tăng lên, lại bán nhà cũ mua nhà mới rộng đẹp hơn; giầu có hơn nữa sẽ mua nhà ở những khu có điều kiện sinh sống tốt hơn, khi về già, nhà cửa không để lại cho con cái, mà bán đi rồi đến nhà dưỡng lão. Trước khi đi chầu Thượng đế còn bao nhiêu tiền tiêu hết .

Người Mỹ cũng thay đổi việc làm tương đối nhiều, đến một thành phố khác, một bang khác, thậm chí từ miền Tây sang miền Đông làm việc, đối với người Mỹ xem ra là một việc rất đơn giản. Tổ tiên đầu tiên của người Mỹ, khi từ châu Âu đến Bắc Mỹ đã có câu nói nổi tiếng: “Ở đâu có bánh mì, ở đó là tổ quốc”. Người Mỹ hiện đại thừa kế tinh thần này: ở đâu cuộc sống tốt ở đó là nhà mình. Có xí nghiệp Mỹ khi muốn tìm nhân viên công tác tại ngoại tỉnh, thậm chí đã trả cả tiền dọn nhà.

Lý do chuyển nhà của người Mỹ còn nhiều nữa, địa phương này có môi trường tốt, địa phương kia thu thuế ít, địa phương nọ trường học tốt, địa phương kia nhiều người cùng dân tộc với mình, địa phương này có nhiều quán ăn ngon v.v…, đều có thể là lý do để chuyển nhà. Nghe nói trong một đời, người Mỹ trung bình chuyển nhà mười mấy lần. 

Tìm kiếm Blog này