Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

Hồi ức của Trungsi1: Biên giới Tây Nam (II)

Những người dân thoát từ rừng ra cũng không dám trụ lại những phum bám quanh nhà ga Bâmnak vì nơi đây vẫn còn hoang vu và nằm trong vùng chiến sự. Một cái nhà ga hoang, như ga Rômeas, đúng nghĩa. Ban đêm, lợn rừng vào ủi tận những mảnh ruộng sát mép đường sắt.

Còn ban ngày, vịt trời và các loài chim nước tụ đàn trên những đầm nước ven đường. Cầu đường sắt bắc qua con suối Damrei (trung đoàn gọi là suối tiểu đoàn 4) chưa bị địch phá nhưng cầu đường bộ, vốn làm bằng những cây gỗ lớn, đã bị chúng nó đốt nham nhở. Trở lại cùng với mùa mưa là các hoạt động tăng cường của địch. Những hoạt động tuy nhỏ lẻ nhưng thường xuyên gây khó khăn cho chúng tôi.

Công tác hậu cần bị chậm trễ. Từ Bâmnak ra lộ 5 chỉ có hai con lộ đất. Lộ 28 chạy từ ga Kâmrenh (ga phía trên Bâmnak), qua kẹp núi Tuk S’ra, gặp lộ 5 tại Kra Ko. Lộ không tên, vốn là con đường bò lớn chạy từ ga Th’may, ga dưới ga Bâmnak ra thị trấn Ponley. Đi đường nào lộ trình cũng tương đương 30 km toàn rừng thưa và đồng hoang không một bóng người. Đường sắt chưa khôi phục hoạt động.

Tất cả trông chờ vào xe vận tải sư đoàn và trung đoàn. Mỗi lần chốt đường thông xe là mỗi lần đổ máu. Tuy ít nhưng cứ lai nhai kiểu “kê cân” rất khó chịu. Nước mưa xuống, rừng nhiệt đới sinh sôi phát triển mãnh liệt. Có những khoảng rừng thưa khẳng khiu khi đơn vị đi qua mới non một tháng. Khi trở lại vòm lá đã trở nên thẫm tối. Những con đường bò mùa khô đầy bụi. Bây giờ cỏ dại đan ken che lấp hai vệt bánh, phải khó khăn lắm mới nhận ra.

Hồi ức của Trungsi1: Biên giới Tây Nam (I)

Trungsi1

Biên giới Tây Nam

(Đã từ lâu tôi có ý định viết về trung đoàn 2, sư đoàn 9 thân yêu của tôi. Tình cờ biết trang web quansuvn này,tôi tranh thủ ghi lại những chặng đường đã đi qua cùng Trung đoàn của mình ở dạng đơn sơ nhất trước khi rèn giũa biên tập lại thành cái gì đó hay hơn để chia sẻ với các anh em đồng đội trên diễn đàn. Kỷ sử của một binh nhì trong Quân sử lớn. Tạm coi là thế ! Tất cả tên người, tên đất trong bài này, vì theo tiêu chí Sử nên xin phèp các Liệt sĩ, các đồng đội cho phép dùng tên thật. Xin cảm ơn!)


Cho đến khi chuyển từ trạm Long Bình về cứ của Sư đoàn 9 ở Trảng Lớn, Thị xã Tây ninh năm 1978, tôi - một binh nhì 18 tuổi đời vẫn chưa có hình dung nào về chiến tranh, về những ngày tháng mình sẽ đi qua cùng trung đoàn mình được bổ sung vào. Trung đoàn Đồng Xoài của tôi, một trang bi hùng, một phần máu xương của đồng đội tôi, của tôi...

Thị xã Tây ninh, một thị xã biên giới xinh xắn và xanh ngắt nằm yên tĩnh giữa một vùng đất đỏ. Đoàn xe quân sự vừa dừng bánh, các dì, các em chìa tận cửa xe mời mua những bịch nước mía đá, những gói kẹo đậu phộng..." Mía ghim ! Mía ghim....Năm hào một cây mía ghimm...".

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2018

Cuộc phiêu lưu của "Maria đệ nhất" và "Vương quốc Sedang"

"Vương quốc Sedang" - Trò bịp bợm của óc phiêu lưu thực dân

11:16 09/11/2009

Một  số nhà  nghiên cứu phương Tây đã nhiều lần nhắc đến cái gọi là "Vương quốc Sedang"  từng  tồn tại một thời gian rất ngắn (1888-1890) trong vùng cao nguyên Kon Tum. Thậm chí, tỏ ra độc lập và khách quan, họ còn xếp nó vào hàng "các vương quốc cổ" ở  Việt Nam. Thực tế thì chưa ai, chưa ở đâu và chưa khi nào cái gọi là "vương quốc" này được xác định một cách rõ ràng cả  về vị trí địa lý lẫn ranh giới lãnh thổ.

Chống Tàu ư? có mà chống nạn!.

Thủng thoảng, lão Cạo chơi một bài xã nuận công râng xem nào!.

Ở những nước đảng cầm quyền toàn trị, người dân chỉ bị xỏ mũi bỡi công cụ tuyên truyền khi họ cần kích động vấn đề nào đó phục vụ cho việc bẻ lái chính sách. 

Quan hệ với Trung Quốc là một ví dụ: Hai bên đã mâu thuẫn từ lâu nhưng dân không được biết, đến khi Việt Nam ngã hẵn về Liên Xô thì họ moi móc lịch sử ngàn đời nhau, nói xấu mạt sát nhau không từ chuyện gì, bộ máy truyên truyền vận hành hết công suất, dẫn đến TQ vượt biên giới tấn công VN, 10 năm chiến tranh dai dẳng. Kết cục TQ để hình ảnh xấu của một nước lớn nhưng qua đó hiện đại hóa được quân đội và...  VN giữ được lãnh thổ nhưng lâm vào khủng hoảng kinh tế phải nhún nhường, VN lệ thuộc TQ nặng hơn xưa.   

Quan hệ với Campuchia là một ví dụ thứ hai: Hai bên cũng đã có khúc mắc nhau từ lâu, nhưng vì tập trung đánh Mỹ nên đã hợp tác lợi dụng nhau. Sau 1975, tranh chấp lãnh thổ âm thầm đánh nhau, nhưng họ vẫn coi nhau là đồng chí thì dân ngoài vùng chiến sự không hề biết chuyện gì đã xảy ra. Khi họ cần loại trừ nhau thì bộ máy truyên truyền cũng vận hành hết công suất, tội ác của Khmer đỏ được cấp tập tung lên, lúc ấy đối phương thành kẻ thù không đội trời chung của toàn quân, toàn dân. Từ xung đột biên giới dẫn đến việc VN đưa quân sang CPC, 14 năm chiến tranh dai dẳng. Kết cục: dân CPC lâm vào khủng hoảng nhân đạo, đất nước tan hoang, thoát khỏi gông kiềng VN thì rơi vào vòng tay TQ. VN bảo vệ được biên giới nhưng hình ảnh ngoại giao xấu đi dưới mắt thế giới, bị thế giới bao vây cấm vận, kinh tế suy kiệt.

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

Cách phân biệt các điểm du lịch tâm linh

Chùa, đình, miếu, điện, phủ, nghè, quán, am đều là những công trình kiến trúc xuất phát từ tín ngưỡng thờ cúng dân gian, nhưng không phải ai cũng phân biệt được những công trình này.

Đầu năm là khoảng thời gian nhiều người muốn đi lễ chùa, đền… cầu bình an, sức khỏe, thành công. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn có sự lựa chọn điểm đến thích hợp cho bản thân, gia đình để những tâm nguyện được đặt đúng nơi đúng chỗ.
Chùa
Chùa là một công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng và thường là nơi thờ Phật. Trong mỗi ngôi chùa đều có tượng Phật được đặt ở giữa. Khi đi lễ chùa hay đến bất cứ ngôi đình, đền, miếu nào, bạn chú ý cần mặc quần áo dài, kín cổ, đi khẽ. Tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần soóc, váy ngắn.
Đến chùa, mọi người thường cầu bình an, sức khỏe đến việc học tập của con cái, hay chuyện làm ăn, buôn bán sẽ thuận lợi. Nhưng theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi đi chùa, bạn nên xin được Phật che chở, bảo vệ.

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Phi Cơ Không Lực Việt Nam Cộng Hòa - 1951-1975

Các loại phi cơ của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNAF) do Pháp để lại sau cuộc chiến Đông Dương (1945-1954), và Mỹ viện trợ trong cuộc chiến Việt Nam (1954-1975).1951 Dassault Mystere MD.312 Flamant
Phi cơ chở hành khách và oanh tạc do Pháp để lại.  Nguyền Cao Kỳ bắt đầu cuộc đời phi công qua chiếc máy bay này.
1951 Dassault Mystere MD.312 Flamant
Phi cơ chở hành khách và oanh tạc do Pháp để lại. Nguyền Cao Kỳ bắt đầu cuộc đời phi công qua chiếc máy bay này.

Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

Chuyện tìm kiếm hài cốt liệt sĩ ở Gạc Ma

HQ 604 - nỗi khắc khoải Gạc Ma...
14/03/2015 12:27 GMT+7TTO - Nhìn hình ảnh Trung Quốc đang mở rộng Gạc Ma, chúng ta không thể không nhớ tới con tàu HQ 604 vẫn còn đang chìm ở rìa đảo đá ấy cùng xương cốt anh linh của nhiều chiến sĩ Việt Nam...
Gạc Ma - mãi mãi khắc ghi
​Giỗ đồng đội hi sinh ở Gạc Ma
Đặt đá xây dựng khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma

Di vật của các liệt sĩ được vớt lên từ đáy biển Gạc Ma trong con tàu HQ 604 được cất giữ ở phòn truyền thống Lữ đoàn Hải quân 125 - “Đoàn tàu không số”- Ảnh: L.Đ.Dục

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

Kỷ niệm của Trần Hùng với hiệu trưởng Hồ Công Danh.

Tran Hung
22 giờ
Nói qua, là H học Hoàng Đạo từ lớp 6 đến 9A thuộc loại chơi nhiều, dốt đều, được cái giỏi mỗi môn không phép: cúp cua tắm sông, đến năm 1973 mình về Tuy Hòa học tiếp. Sau 1975, nghỉ học đi bộ đội rồi ra đời xiêu bạt khắp nơi ("xiêu bạt" là chữ thầy Trần Duy Phiên đề tặng), không mấy khi về lại Kon Tum. Thầy cô, bạn bè quên như gần hết, liên lạc chủ yếu với Phạm Thái Vĩnh, mà cũng thỉnh thoảng thôi. Nhớ chủ yếu mấy thằng bạn học kiêm bạn nhậu, lâu lâu gặp lại.
Thầy, thì cũng như nhiều bạn khác, Hồ Công Danh là cái tên nhớ mãi, sự tích không quên về thầy rất nhiều. Với H khi học lớp 6 như các bạn biết: ổng bắt viết đầy trang vở một chữ mới dạy, to như con gà mái (ổng nói viết vậy mới nhớ). H học cực dốt, ngơ ngơ ngáo ngáo môn Anh văn, có hôm Thầy gọi lên trước bàn, Thầy hỏi: What is your name? Học trò ngu trả lời bằng câu đó, ổng điên gan, bắt nằm phết 3 roi, són đái. Và những lần ấm ớ sau bị ăn roi nữa...
Từ đó mình thù Thầy, gọi là "ông Danh phát xít" và thù luôn cả môn Anh văn và cho rằng nó là "công cụ nô dịch dân ta của đế quốc Mỹ" (hồi đó không biết nghe ông thầy nào mà bén hơi chính trị nhỉ?). Có lần mình đu lên ô thông gió của lớp, hô vào: "đả đảo Hồ Công Danh, đã đảo...", vừa tuột xuống thì thầy Đoàn Phước Chí, giám thị đã đứng sau lưng, đưa lên văn phòng xử... (chuyện này nhờ bạn Trần Đức nhớ nhắc lại).

Tìm kiếm Blog này