Tim thông tin blog này:

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2018

Cùng nhìn lại cuộc đời của Nikola Tesla một trong những nhà phát minh lỗi lạc nhất lịch sử loài người

Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.
Nikola Tesla (chữ Kirin Serbia: Никола Тесла) sinh ngày 10 tháng 7 1856 và mất vào ngày 7 tháng 1 1943. Ông là một nhà phát minh, nhà vật lý, kỹ sư cơ khí và kỹ sư điện người Mỹ gốc Serb. Vì tính cách lập dị và những tuyên bố kỳ lạ và khó tin về sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Tesla bị cô lập và bị coi là một nhà bác học điên lúc cuối đời.
Cuộc đời nhà khoa học Nikola Tesla

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2018

Chuyện đồng chí Minh Nhớp

Thằng Joan, bạn tôi, Catolic ngoan hiền, công dân Anti cộng thật thà là người Hà Tĩnh. Sau hơn hai tháng phiêu dạt trên đất Mỹ, về nước chân ướt chân ráo gặp nhau hắn bảo: Xứ Mẽo nhiều chuyện lắm, trong đó đáng chú ý là gặp đ/c Minh Nhớp. Người anh hùng này hiện đang cư ngụ trong chùa ở Santa Ana, thuộc bang Cali, nằm bên bờ Đại Tây Dương.

Với người Hà Tĩnh, cách đây ngót hai chục niên, cái tên Minh Nhớp nổi lên như môt hiện tượng, hơn thế là người anh hùng xứ Núi Hồng- Sông Lam. Năm 9 tư, khi mới bước vào nghề báo, vào Hà Tĩnh công cán, tôi đã nghe danh ông, nhìn thấy nhà máy chế biến gỗ của ông, lòng thầm ngưỡng mộ.
Tên thật của ông là Trần Văn Minh, sinh vào khoảng đầu những năm 50s. Do thành phần không cơ bản, thuộc tầng lớp phi vô sản, nên tuổi thơ của ông long đong lận đận. Cải cách năm 6, các đồng chí Cộng kiên trung tịch thu hết ruộng vườn tài sản của nhà ông, xử tử cha ông trước mặt gia đình. Đó là những gì khởi đầu cho cuộc đời lặn ngụp kiếm miếng ăn qua ngày, rồi phiêu bạt sang tận Mẽo.

Trong những năm 60s, chàng thanh niên Trần Văn Minh cũng phải gia nhập đội thanh niên xung phong, khuân vác, phá dỡ bom mìn… Hết nghĩa vụ, đồng chí về bám quốc lộ, hành nghề sửa xe đạp cho khách trung liu và cán bộ công cán. Tay chân lấm lem dầu mỡ, khi buông clê, mỏ lết, để thực hiện các thao tác khác, ông thường tiện tay chùi vào áo quần, khiến toàn thân ông như vừa mới được móc từ cống lên. Biệt danh “Minh Nhớp” có từ đó.

Vụ "thảm sát" kinh hoàng tại Jonestown: Gần 1,000 người uống thuốc độc, tự sát tập thể

Vụ thảm sát ngày 18/11/1978 tại Jonestown, Guyana là một vết đen trong lịch sử Mỹ khi số người chết chỉ kém vụ khủng bố 11/9, nếu không tính các thảm họa tự nhiên.

Ngày 18/11/1978, người dẫn đầu của hội kín Peoples Temple, Jim Jones đã kêu gọi những thành viên hội sống tại Jonestown, Guyana thực hiện cuộc "cách mạng tự tử" bằng cách uống thuốc độc. Sau vụ việc, 918 người đã thiệt mạng với gần 1/3 số đó là trẻ con.
Vụ thảm sát Jonestown là sự kiện tang thương nhất trong lịch sử nước Mỹ cho tới vụ khủng bố 11/9, nếu không tính tới các thảm họa tự nhiên. Đằng sau đó là những tình tiết chưa được tiết lộ, khiến nhiều người cảm giác rùng mình và tự hỏi: hơn 900 người đấy, họ đã nghĩ gì trong khoảnh khắc quyết định kết liễu đời mình?
Vụ thảm sát kinh hoàng tại Jonestown: Gần 1,000 người uống thuốc độc, tự sát tập thể - Ảnh 1.
Jim Jones - kẻ đã đẩy cuộc sống của hơn 900 người tới cái chết.
Jim Jones và Hội Peoples Temple

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

Về cái gọi là "giải pháp tiết kiệm xăng" của Hoàng Sơn

Nhà khoa học công nhận bộ tiết kiệm xăng, thợ thì chưa, tại sao?
17/01/2017 17:52 GMT+7
TTO - Trên thị trường hiện đang xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau về sản phẩm tiết kiệm xăng cho xe gắn máy do chính người Việt sáng chế, vừa được các sở ban ngành chức năng công nhận hiệu suất hoạt động.


Những bộ phận trong sản phẩm tiết kiệm xăng Hoàng Sơn - Ảnh: Trùng Dương

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

"Rooster 53" - Chiến công gần như không tưởng của LL đặc nhiệm Israel

Đặc nhiệm Israel đánh cắp cả một trạm radar hiện đại của Nga: Nhổ "cái gai' nhức mắt

Đại tá Trần Danh Bảng | 01/01/2017 07:32

Đặc nhiệm Israel đánh cắp cả một trạm radar hiện đại của Nga: Nhổ "cái gai' nhức mắt
Radar P-12. Ảnh minh họa.

Chuyên gia tình báo kỹ thuật Israel và Mỹ mau chóng "mổ" đài radar P-12 tối tân còn nguyên vẹn, lọc "xương ra xương", "thịt ra thịt".

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

Cái âm điệu tủi thân, bi đát

Nguyễn Hữu Liêm

Nếu có một sắc điệu văn hóa nào rất đặc thù cho người Việt hải ngoại, đặc biệt nhất là ở Mỹ, thì đó là cái bản chất âm nhạc. Cái thứ tân nhạc được đem theo từ miền Nam trước 1975 qua đây và vẫn cứ tiếp tục là một dòng âm nhạc bi đát, yếu đuối, trống rỗng và băng hoại.

Cứ nghe thử các giọng ca hàng đầu hiện nay của phái nữ: Khánh Hà, Khánh Ly, Ý Lan. Ðây là những giọng ca được ăn khách nhất hiện nay ở Mỹ. Nhất là ở vùng bắc California, hình như là tuần nào cũng có đại nhạc hội, nhạc thính phòng. Mà "đi vô, đi ra cũng thằng cha khi nãy" - cũng chừng đó ca sĩ, chừng đó emcees, chừng đó bản nhạc, và nhất là vẫn chừng đó cái âm điệu ai oán, bi đát rẻ tiền của các cô cậu ca nhạc sĩ Việt Nam hải ngoại.
Cũng một bài ca đó, mà khi Khánh Hà hát lên thì mức độ não nùng bi đát tăng lên gấp bội. Có những đoạn không đáng gì bi thảm, nhưng Khánh Hà cứ nức nở hóa một cách quá trớn, thành ra như tiếng khóc, trộn lẫn với một chất điệu yếu đuối, não nề. Cái nồng độ nức nở này như là một thứ trade-mark, một gia vị đặc thù, một thứ nước dừa ngọt ngầy ngậy mà bất cứ món ăn nào cô ca sĩ sưng môi này cũng cứ quậy lên không cần phân biệt.

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2018

Bài phát biểu của đ/c Lê Duẩn năm 1979: về bọn bành trướng Bắc Kinh

Mô tả: Bài phát biểu của đồng chí Lê Duẩn về tập đoàn phản động Trung Quốc chống Việt Nam.

Nguồn: Thư viện Quân đội Nhân dân, Hà Nội. Tài liệu do Christopher Goscha có được và dịch cho CWIHP.

Nói chung, sau khi chúng ta đánh bại Mỹ, không đế quốc nào dám đánh chúng ta nữa. Chỉ có những người nghĩ rằng họ vẫn có thể đánh chúng ta và dám đánh chúng ta là những kẻ phản động Trung Quốc. Nhưng người dân Trung Quốc hoàn toàn không muốn thế. Tôi không biết những kẻ phản động Trung Quốc này sẽ tiếp tục tồn tại thêm bao lâu nữa. Tuy nhiên, miễn là họ tồn tại, thì họ sẽ tấn công chúng ta như họ vừa thực hiện (nghĩa là đầu năm 1979).

Nếu chiến tranh đến từ phương Bắc, thì các tỉnh [Bắc Trung Bộ] Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa sẽ trở thành cơ sở cho toàn bộ đất nước. Các tỉnh này tốt nhất, là các căn cứ mạnh nhất, tốt nhất và hiệu quả nhất. Vì nếu vùng đồng bằng [Bắc Bộ] tiếp tục là vùng liên tục căng thẳng, thì tình hình sẽ rất phức tạp.

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

Thời báo Hoàn Cầu nói gì về vụ xâm lược, thảm sát Gạc Ma ngày 14/3/1988?

HỒNG THỦY 10:53 15/03/18

(GDVN) - 30 năm sau ngày diễn ra vụ thảm sát Gạc Ma, một số học giả Trung Quốc đã lên tiếng thông qua Thời báo Hoàn Cầu. Chúng tôi xin dẫn lại và có đôi lời phản biện.
Ngày 14/3 là vừa tròn 30 năm ngày diễn ra sự kiện lính Trung Quốc thảm sát 64 chiến sĩ Công binh Hải quân Nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng tại bãi đá Gạc Ma, Trường Sa, Khánh Hòa.
Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc đã lên tiếng về sự kiện này.
Mục Tin tức quốc tế, Thời báo Hoàn Cầu phiên bản tiếng Trung Quốc ngày 14/3 đăng bài: "Trận chiến cuối cùng Trung Quốc đánh, người Việt Nam miêu tả khiến tôi kinh ngạc" của tác giả Bổ Nhất Đao, do Lý Lâm Chi biên tập.
Bổ Nhất Đao là bút danh / nick name của một cây viết thường xuyên tham gia bình luận các vấn đề quốc tế và quân sự trên các diễn đàn trực tuyến Trung Quốc. 
Bài viết này có tham khảo ý kiến một số học giả Trung Quốc: Tư Trấn Đào - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á; Tôn Tiểu Nghênh - Viện Khoa học xã hội Quảng Tây; Lưu Phong - chuyên gia Trung Quốc về biển.

Last days in Vietnam

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

Hiện tượng mượn âm trong địa danh Việt Nam

1.Trong tiếng Việt có một hiện tượng rất đáng quan tâm mà chúng tôi tạm gọi là “mượn âm”. Hiện tượng này diễn ra trong các từ ngữ hằng ngày và cả địa danh. Trước khi miêu tả hiện tượng xảy ra trong địa danh, chúng tôi đề cập đến một số trường hợp trong từ ngữ thông thường.  

2.Trong từ ngữ hằng ngày, chúng tôi chia làm mấy loại nhỏ.
2.1.Trong nội bộ tiếng Việt, một số từ có âm na ná nhau, từ này đã mượn âm từ kia. Xin nêu một thí dụ tiêu biểu.
Bồ bịch trong tiếng Việt ban đầu là tên hai nông cụ. Cái bồ là dụng cụ đựng lúa, có đáy; cái bịch cũng là dụng cụ đựng lúa nhưng không có đáy, lấy nền nhà làm đáy. Ca dao xưa có câu:
Bởi anh chăm việc canh nông,
Cho nên mới có bồ trong, bịch ngoài.
Đồng thời trong tiếng Việt có từ bầu / bậu (bạn) có một biến âm thành bồ, theo kiểu: thi đậu – thi đỗ, đậu xanh – đỗ xanh,…Thế là do có hai tiếng bồ đồng âm, ta có từ bồ bịch thứ hai, chỉ bạn trai, bạn gái.
2.2. Những từ nước ngoài có âm tương tự tiếng Việt đã mượn âm từ của tiếng Việt. Xin nêu hai thí dụ.
Đu-riêng là tên một loại trái cây trong tiếng Malaysia. Khi tên loại cây này du nhập vào tiếng Việt, gặp một từ tổ có âm tương tự là sầu riêng (“nỗi sầu riêng tư”), thế là người Việt gọi là trái sầu riêng.
Saucisse là một từ của tiếng Pháp, có nghĩa là dồi, “món ăn được làm bằng ruột lợn nhồi thịt hun khói và luộc nhỏ lửa”. Khi món ăn này được người Việt tiếp thụ, gặp một từ có âm tương tự, nó liền mang tên xúc xích.

Tìm kiếm Blog này