Tim thông tin blog này:

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

Phim tư liệu xưa về Kontum

Người Kinh ở Kontum thuở sơ khai.

Trong các làng đã lập trước, nhiều chỗ nước độc địa lắm, người có chết mà không sinh ra thêm, và lắm chỗ một làng An-Nam ở giữa, còn bao nhiêu thì Mọi cả, cũng không hay gì. Như làng Phụng-sơn trên này, từ lập ra đến nay dân số 27, cứ 27; làng Ngô-trang, cách 10 năm trước nam, phụ, lão, ấu được 120, nay còn 60; làng Phước-cần ở cách làng An-Nam khác 20 cây số, dân càng ngày càng mòn chứ không thêm tên nào….

Dân số Kontum năm 1884 ước khoảng 500 người, năm 1922 – 3.067 người và 1933 – 5.000 người.
Trong ba năm (1931-1933), dân số của 10 làng tổng Tân Hương thậm chí còn giảm bởi số người chết hàng năm luôn cao hơn 1,5-2 lần so với số mới sinh.

Làng Go Mit chỉ là một loạt những ngôi lều ọp ẹp của người An Nam, chìm giữa những cây chuối, mít và xoài; con đường cái phủ cát trắng cắt ngang xóm làng làm hai và chạy dài chói chang dưới trời nắng; ở Rehai, trên phía bắc con đường, là nhà thờ của Cha bề trên lợp ngói đỏ; phía đằng kia bên phải, bót gác của dân binh sẽ được chuyển đến phía thượng lưu tòa đại lý; cũng ở phía đằng kia, trên hữu ngạn, trường học của hội truyền giáo, một ngôi nhà lớn lợp ngói có nhiều nhà phụ kèm theo

Một số người Kinh làm nghề nông (trồng lúa nước) bằng cách khai phá những vùng đất thấp, ẩm như trước cổng chùa Bác Ái ngày nay. Tuy nhiên, diện tích ruộng không nhiều. Năm 1933, thành phố chỉ có 243m2 ruộng, nên trồng lúa nước chỉ là nghề phụ.

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

Về địa danh ở Kon Tum

Mỗi địa danh đều có ý nghĩa thiêng liêng của nó. Đó là niềm tự hào và trân trọng trong đời sống văn hoá xã hội cũng như đời sống tâm linh mỗi công dân. Tên làng xã huyện tỉnh luôn được mọi người khai báo và xưng tụng với sự quý yêu trìu mến.
          Các cụ ta xưa khi quyết định đặt tên cho một vùng đất nào thường rất cẩn trọng cân nhắc kỹ càng ý nghĩa của cái tên sẽ gọi. Nó phải hàm ẩn một nghĩa lý nào đó. Có thể đấy là đặc điểm địa lý hay văn hoá là đặc điểm lịch sử hay truyền thống hoặc cũng có thể là từ cá nhân hoặc dòng họ khai canh v.v... Từ Bắc chí Nam miền xuôi lên miền ngược từ dân tộc đa số đến thiểu số... đều có truyền thống gọi tên địa danh như vậy.
          Ở Kon Tum tên làng xã cũng được đặt theo những nghĩa lý đó. Ví dụ tên làng Trung Lương (cũ) là các cụ chiết ghép cụm từ "trung quốc lương dân" mà ra. (Vì đa số bà con miền xuôi lên đây họp nhau lập làng là thành phần chống xâu thuế và áp bức của chế độ thuộc địa bỏ xứ ra đi). Tên làng Lương Khế (cũ) là do được lập từ một khế ước xin phép chiêu dân lập làng giữa ông Đặng Ngại với quan Quản đạo Phan Kế Toại. (Lúc ấy Kon Tum ở cấp Đạo chứ chưa thành Tỉnh). Các làng Võ Lâm Võ Định... (cũ) là do Quản đạo Võ Chuẩn (sau về làm Tổng đốc Quảng Nam) lập ra nên lấy họ của người sáng lập. Cũng như vậy làng Ngô Trang Ngô Thạnh trước đây đều do ông họ Ngô lập nên. Các làng Phương Nghĩa Phương Quý Phương Hoà... là họ đạo Thiên Chúa gọi theo tổ chức Giáo hội. Bây giờ tất cả các tên gọi ấy đều không được dùng nữa.
          Bà con dân tộc thiểu số bản địa ở đây như Ba-na Xê-đăng Rơ-ngao hay Jơ-rai... cũng vậy. Các Plei Kon Đak... cũng gắn liền với một trong những tiêu chí nói trên. Ví dụ làng Kon Tum vì là ở vùng có nhiều ao hồ Kon H ra vì ở vùng nhiều cây sung Kon Kơ-lor vì nhiều cây gạo Kon Hơ-ngor vì nhiều cây thông Kon Jơ-ri vì nhiều cây đa Kon Rơ-bang vì nhiều cây gòn Kon B raih vì (gần sông) nhiều cát Plei Kroong vì làng nằm giữa hai con sông (Đak Bla và Đak Pôkô) Plei Reh là làng ông Reh Đak Ui vì ở bên suối Đak Ui Plei Đon vì ở trên gò cao Plei Gơ-roi vì nằm trên lưng đồi Plei Tơnghia vì nhiều cây kơ-nia Plei Kần vì do ông Cần (lúc làm Quản đạo) lập nên Đak Phía vì nhiều rừng nứa Đak Toh (Tô) vì có suối nước nóng Đak Mut vì ở gần chỗ nước chảy hút vào khe sâu Đak Rơ-wa vì ở gần con suối có nhiều dọc môn Yang Roong vì (theo một truyền thuyết) làng được Giàng (trời thần) nuôi v.v...

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

Truyện ngắn Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp


Rầu lòng vậy… Cầm lòng vậy…
(Dân ca)

Ông Quách Ngọc Minh, ngụ ở Tu Lý, huyện Đà Bắc viết thư cho tôi: Tôi đã đọc truyện ngắn Kiếm sắc của ông kể về tổ phụ tôi là Đặng Phú Lân. Riêng chi tiết gặp Nguyễn Du không thích. Nhân vật “Người trẻ tuổi trong quán trong trẻo lạ lùng, tâm hồn sạch như nước ở núi ra” không ra gì. Bài hát Tài mệnh tương đố có ý gán cho Nguyễn Du là khéo mà không khéo vậy. Ông gắng thu xếp lên chơi, tôi sẽ cho ông xem vài tư liệu, biết đâu giúp ông có cách nhìn khác. Con gái tôi là Quách Thị Trình sẽ mời ông món canh cá nấu khế ông thích…

Nhận được thư tôi đã lên thăm gia đình ông Quách Ngọc Minh. Những tư liệu cổ mà ông Quách Ngọc Minh gìn giữ thật độc đáo. Về Hà Nội, tôi viết truyện ngắn này. Khi viết, tôi có tự ý thay đổi một vài chi tiết phụ và sắp xếp, chỉnh lý lại các tư liệu để hợp với việc kể chuyện.
***
Năm 1802, Nguyễn Phúc ánh chiếm Thăng Long, lên ngôi vua, đặt tên hiệu là Gia Long. Bên cạnh nhà vua có vài người châu Âu giúp việc. Trong số ấy có một người Pháp tên là Phrăngxoa Pơriê do chính giám mục Pi nhô đờ Bê hen (Bá Đa Lộc) tiến cử. Nhà vua thường gọi y là Phăng.

Truyện ngắn Kiếm sắc của Nguyễn Huy Thiệp

“Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Nguyễn Du
Trong số người gần gũi với Thế tổ Nguyễn Phúc Ánh những năm mưu phục lại cơ đồ nhà Nguyễn có một hào kiệt mà không sử sách nào nhắc đến. Người đó là Ðặng Phú Lân.
Lân quê ở Hưng Hóa, cha là Ðặng Phú Bình, trước là thuộc tướng của Trịnh Bồng. Bình tính ngang tàng, võ công thâm hậu, thấy chúa Trịnh hèn mà cách xử thế keo kiệt, không xứng đáng với bậc vương giả nên bỏ Trịnh Bồng vào Ðàng Trong. Khi Tây Sơn nổi lên, Bình theo Nguyễn Nhạc, Nguyễn Nhạc không tin Bình, cho Bình là dân Bắc Hà trí xảo, không trung tín. Nhạc chỉ cho Bình làm một chức quan võ nhỏ ở vùng sơn cước mãi tây Bình Thuận. Bình bất đắc chí, suốt ngày uống rượu, nhiều khi say quá, cứ trông về phía trời Bắc mà khóc hu hu. Lân can thế nào cũng không được. Về sau Bình ngã nước, râu tóc rụng hết, gầy tọp đi, da vàng như nghệ, chỉ nằm chờ chết. Bình có một thanh kiếm gia truyền, sắc như nước, sống kiếm đổ chì, sức chém khủng khiếp. Trước khi chết, Bình trao thanh kiếm lại cho Lân, bảo rằng: “Con ơi, nước đang có loạn. Tây Sơn bây giờ đang lên như thế chẻ tre. Nhưng ta thấy sức chơi của bọn người này bất quá chỉ như trọc phú nhà giàu, gÁnh vác giang sơn sao được? Ta đồ rằng mệnh Tây Sơn có hạn. Hiện Gia Ðịnh có Nguyễn Phúc Ánh là nòi vương giả, con gắng vào đấy tìm xem”. Lân khóc, mắt chảy có máu. Bình giãy mấy cái, mồ hôi toát đầm đìa, người cứ lạnh dần rồi chết. Lân lấy kiếm đào huyệt chôn cha; tìm đường vào Gia Ðịnh theo Nguyễn Phúc Ánh. Lúc bấy giờ Lân mới hai mươi tám tuổi.

Truyện ngắn Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp

Chữ trinh đáng giá ngàn vàng…
Chữ trinh còn một chút này…
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đuờng…
(Nguyễn Du)
Việc tìm ra ngôi mộ cổ ở vùng lòng hồ trong khu vực thủy điện sông Đà khiến tôi lại lên Tu Lý, huyện lỵ Đà Bắc. Ông Quách Ngọc Minh (bạn đọc đã làm quen với ông qua hai truyện ngắn Kiếm sắcVàng lửa của tôi) ngờ rằng ngôi mộ này là của bà Ngô Thị Vinh Hoa sống cách cây gần hai trăm năm. Truyền thuyết người Mường vùng này kể rằng bà đã lập ra dòng họ Quách. Hôm dời mộ từ khu vực lòng hồ lên Tu Lý, tôi đã đến xem. Mộ ở vuông đất hẹp, bằng phẳng, cách bờ sông Đà hai trăm năm mươi mét, ở độ cao mười sáu mét kể từ mặt sông. Bao nhiêu năm nay chưa bao giờ lũ sông Đà ngập đến chỗ này. Nhìn bề ngoài, ngôi mộ cổ trông không khác một gò mối lớn. Đào sâu ba mét thấy vỉa gạch.

Vì sao Miền Tây có rất nhiều địa danh mang tên Xáng...?

Cảnh thường thấy ở Miền Tây là kênh rạch chằng chịt, hai bên bờ kênh là nhà dân, dọc đường xe chạy là kênh nước song song. Là do những chiếc tàu xáng của người Pháp đào đất hoặc múc bùn mở rộng mương rạch thành kênh.
"Rõ ràng là những con quái vật bằng sắt, khổng lồ, vô địch, ngày đêm gào thét 4, 5 ngàn thước còn nghe lồng lộng"- cụ Sơn Nam thuật lại trong "Lịch sử khẩn hoang miền Nam".
Mở cõi khẩn hoang là người Việt, người Hoa nhưng chính người Pháp đã làm cho vùng này phát triển trở nên trù phú.
 Cảnh đào kinh bằng xáng đào kinh của người Pháp

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

Thịt Chó Hương Giang

    Chị tôi là em dâu của chủ xưởng cưa Phước Thịnh. Xưởng cưa nằm ngay góc của hai con đường Lê Thánh Tôn và đường Phủ Mô. Mặt trước xưởng cưa xây ra hướng đường Lê Thánh Tôn. Đối diện với xưởng cưa - phía bên kia đường là đám ruộng rau muốn, ao cá và Nhà Đèn của tỉnh KonTum. Đường Phủ Mô bắt đầu từ đường Lê Thánh Tôn, chạy qua ngã tư đường Ngô Quyền đến ngã ba đường Nguyễn Huệ là cuối đường. Nơi góc ngã tư đường Phủ Mô với đường Ngô Quyền, có - "Quán Thịt Chó Hương Giang".

     Nhà chị tôi nằm trong khuôn viên của xưởng cưa, quanh xưởng cưa được rào giậu bằng: cọc sắt, dây kẽm gai cao ngang đầu. Nhà chị tôi nằm sát mé rào đường Phủ Mô, mặt nhà hướng ra đường Lê Thánh Tôn, nhưng thụt vô trong chừng ba chục thước. Trước mặt nhà chị tôi còn có một ngôi nhà khác nữa, cũng hướng ra đường Lê Thánh Tôn - [hình như có bà con sao đó với xưởng cưa Phước Thịnh?]. Nhà nầy có một cô con gái rất xinh đẹp, đang học ở trường trung học Hoàng Đạo. Mỗi khi tôi ghé nhà anh chị, buổi sáng mở cửa ra tập thể dục trước sân là thấy phía sau lưng nhà của cô ấy. Hẳn nhiên là thấy cô ấy... bởi chỉ cách nhau cái hàng rào kẽm gai... Tôi chỉ nhìn trộm chứ không dám lân la làm quen bởi cô ấy quá lộng lẫy, kiệu sa...

     Trong xưởng cưa, những chiếc xe be kéo gỗ súc về chất đầy lấp cả lối đi, đôi khi đi vô nhà phải trèo qua những súc gỗ to dài... Chị tôi xin mở một cái cổng nhỏ ra đường Phủ Mô để đi lại cho tiện nhưng xưởng cưa chưa đồng ý. Chồng của chị tôi đi theo xe be vô rừng khai thác gỗ cho xưởng cưa Phước Thịnh nhiều năm. Một buổi chiều mưa rừng, gió núi... - Chồng chị tôi chết bởi cánh quạt máy bay trực thăng của Không Lực Hoa Kỳ đang hành quân... phứt bay đầu! Thuở đó người ta thường hay nói giỡn cho vui rằng: "... bị máy bay cán chết". Quả thực là chồng chị tôi chết bởi trường hợp "tiếu lâm" đó... Từ xa xưa con đường quốc lộ 14, rừng già phủ kín ra sát mép đường... Chiến tranh càng ngày càng mở rộng, cộng quân thường hay ra đặt mìn, phục kích... Chính quyền lúc bấy giờ mới cho phát quang từ mép lộ - mỗi bên rộng ra ba mươi thước để cho máy bay trưc thăng dễ dàng đổ quân... Chồng chị tôi chết là do ngồi trên bên trên nóc xe be chở gỗ trong lúc trời mưa. Chồng chị tôi chết để lại bầy con - ba trai hai gái còn nhỏ!

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Về mô hình trường học kiểu mẫu thời VNCH

Một mô hình Kiểu-Mẫu – Dương Thiệu Tống, Phong Trần, Phanxipăng

by NPV • 18/11/2013
HTN: Chúng tôi đăng liền ba bài viết về cùng một mô hình trường trung học đã từng hiện diện ở ngoại thành Sài Gòn và ở Huế cách đây hơn 40 năm.

Bài 1. Một mô hình giáo dục trung học 41 năm về trước

Lời giới thiệu của Tuổi Trẻ: Chúng ta cần phải quan tâm đến việc cải tổ bậc trung học trước khi đổi mới nền giáo dục đại học…
Mọi khó khăn, dù lớn lao đến đâu, cũng có thể vượt qua nếu có tinh thần đoàn kết, bất vụ lợi của những người làm giáo dục.
Từ năm 1945, khi bắt đầu giảng dạy bậc trung học theo chương trình Hoàng Xuân Hãn, cho đến ngày nay tôi vẫn có một niềm tin tưởng mạnh mẽ rằng nền giáo dục tiểu học và trung học VN phải do người VN xây dựng, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế – xã hội và văn hóa VN, chứ không thể trông cậy các nhà giáo dục nước ngoài và cũng không thể bứng trồng nền giáo dục của một nước nào khác, dù là tân tiến nhất.

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2018

Hai tấm ảnh có ông Hồ Chí Minh bị chỉnh sửa

Ảnh lưu niệm cuộc gặp các lãnh đạo cách mạng ba nước Đông Dương, năm 1966
Kaysone Phomvihane - Hồ Chí Minh - Pol Pot

(Newmandala)

Tìm kiếm Blog này