Tim thông tin blog này:

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

Về địa danh ở Kon Tum

Mỗi địa danh đều có ý nghĩa thiêng liêng của nó. Đó là niềm tự hào và trân trọng trong đời sống văn hoá xã hội cũng như đời sống tâm linh mỗi công dân. Tên làng xã huyện tỉnh luôn được mọi người khai báo và xưng tụng với sự quý yêu trìu mến.
          Các cụ ta xưa khi quyết định đặt tên cho một vùng đất nào thường rất cẩn trọng cân nhắc kỹ càng ý nghĩa của cái tên sẽ gọi. Nó phải hàm ẩn một nghĩa lý nào đó. Có thể đấy là đặc điểm địa lý hay văn hoá là đặc điểm lịch sử hay truyền thống hoặc cũng có thể là từ cá nhân hoặc dòng họ khai canh v.v... Từ Bắc chí Nam miền xuôi lên miền ngược từ dân tộc đa số đến thiểu số... đều có truyền thống gọi tên địa danh như vậy.
          Ở Kon Tum tên làng xã cũng được đặt theo những nghĩa lý đó. Ví dụ tên làng Trung Lương (cũ) là các cụ chiết ghép cụm từ "trung quốc lương dân" mà ra. (Vì đa số bà con miền xuôi lên đây họp nhau lập làng là thành phần chống xâu thuế và áp bức của chế độ thuộc địa bỏ xứ ra đi). Tên làng Lương Khế (cũ) là do được lập từ một khế ước xin phép chiêu dân lập làng giữa ông Đặng Ngại với quan Quản đạo Phan Kế Toại. (Lúc ấy Kon Tum ở cấp Đạo chứ chưa thành Tỉnh). Các làng Võ Lâm Võ Định... (cũ) là do Quản đạo Võ Chuẩn (sau về làm Tổng đốc Quảng Nam) lập ra nên lấy họ của người sáng lập. Cũng như vậy làng Ngô Trang Ngô Thạnh trước đây đều do ông họ Ngô lập nên. Các làng Phương Nghĩa Phương Quý Phương Hoà... là họ đạo Thiên Chúa gọi theo tổ chức Giáo hội. Bây giờ tất cả các tên gọi ấy đều không được dùng nữa.
          Bà con dân tộc thiểu số bản địa ở đây như Ba-na Xê-đăng Rơ-ngao hay Jơ-rai... cũng vậy. Các Plei Kon Đak... cũng gắn liền với một trong những tiêu chí nói trên. Ví dụ làng Kon Tum vì là ở vùng có nhiều ao hồ Kon H ra vì ở vùng nhiều cây sung Kon Kơ-lor vì nhiều cây gạo Kon Hơ-ngor vì nhiều cây thông Kon Jơ-ri vì nhiều cây đa Kon Rơ-bang vì nhiều cây gòn Kon B raih vì (gần sông) nhiều cát Plei Kroong vì làng nằm giữa hai con sông (Đak Bla và Đak Pôkô) Plei Reh là làng ông Reh Đak Ui vì ở bên suối Đak Ui Plei Đon vì ở trên gò cao Plei Gơ-roi vì nằm trên lưng đồi Plei Tơnghia vì nhiều cây kơ-nia Plei Kần vì do ông Cần (lúc làm Quản đạo) lập nên Đak Phía vì nhiều rừng nứa Đak Toh (Tô) vì có suối nước nóng Đak Mut vì ở gần chỗ nước chảy hút vào khe sâu Đak Rơ-wa vì ở gần con suối có nhiều dọc môn Yang Roong vì (theo một truyền thuyết) làng được Giàng (trời thần) nuôi v.v...

          Như vậy tuy cách gọi tên có phần đơn giản nhưng không có cách gọi nào là tuỳ tiện là vô nghĩa lý cả. Nói đến tên làng nào là biết ngay đặc điểm của làng ấy. Sau ngày giải phóng 1975 vì nhu cầu sắp xếp lại xã hội theo đơn vị hành chính mới và theo phương cách sản xuất nông nghiệp mới (hợp tác xã) nên các tên gọi địa danh có nhiều xáo trộn thay đổi. Đó là lẽ đương nhiên. Thời kỳ lịch sử nào cũng như thế cả. Nhưng đều đã mất dần ý nghĩa văn hoá - xã hội của nó.
          Lúc ấy trung tâm thị xã Kon Tum gồm các làng Trung Lương Lương Khế Võ Lâm Phương Nghĩa được phân chia lại thành 2 phường: Quyết Thắng và Thắng Lợi. Từ đó các tên gọi cũ biến mất chỉ còn các Đình làng Trung Lương Lương Khế Võ Lâm làm chứng tích hằng năm bà con vẫn lễ tế tưởng nhớ các vị tiền hiền khai canh lập ấp. Sau tách ra thêm 4 phường nữa với tên gọi Thống Nhất Quang Trung Duy Tân Trường Chinh. Vì yêu cầu nới rộng địa giới hành chính để lập thành phố lấy thêm các vùng phụ cận vào lập thêm các phường Lê Lợi Ngô Mây Nguyễn Trãi Trần Hưng Đạo.    Việc xáo trộn phân chia lại để lập các đơn vị hành chính mới cho phù hợp với sự ổn định và phát triển lâu dài trong tình hình mới là cần thiết chính đáng không bàn cãi. Nhưng cách đặt tên gọi mới nghe ra... có lẽ nên "bàn cãi" một tí! Các từ mang tính khẩu hiệu như "Quyết thắng" "Thắng lợi" "Thống nhất"... là đẹp là hay là cần thiết với một giai đoạn lịch sử cụ thể điều này không ai phủ nhận. Nhưng có nhất thiết dùng toàn khẩu hiệu để gọi địa danh khiến mất đi sự gắn kết về mặt ý nghĩa lịch sử hình thành của nó? Việc dùng tên các danh nhân để đặt tên địa danh như Quang Trung Duy Tân Trường Chinh Lê Lợi Ngô Mây Trần Hưng Đạo Nguyễn Trãi... cũng vậy! Các vị ấy đối với đất nước dân tộc là lớn lao vĩ đại nhưng dùng để gọi một vùng đất nhỏ ở đây phỏng có ý nghĩa gì? Nó hoàn toàn không có một liên hệ gì một gợi tưởng gì để gắn kết tên các vị với các đơn vị hành chánh này cả! (Ấy là chưa kể ở các phường ấy không hề có đường phố chính nào mang tên như vậy. Các thành phố lớn có cách gọi tên phường như thế vì địa bàn rộng có nhiều đơn vị hành chính cấp phường nên họ sử dụng tên một đường phố lớn chính nằm trong khu vực để gọi).
Vùng phụ cận có các xã Vinh Quang (một phần của tên cũ Phương Quý) Hoà Bình (một phần của tên cũ Tân Phú) Đoàn Kết (một phần của tên cũ Tân Điền)... Cũng toàn là khẩu hiệu với khẩu hiệu! Nó không nói lên được ý nghĩa văn hoá lịch sử gì ở đấy. Trong khi đã có các tên gọi cũ cũng hay cũng giàu ý nghĩa với mong ước luôn được mới mẻ ấm no ân nghĩa ân tình... như Tân Phú Tân Điền Phương Quý Phương Hoà... Nghĩa là ngày nay từ nội ô đến ngoại ô toàn thành phố Kon Tum không còn dùng một tên gọi cũ nào nữa mà chỉ toàn tên khẩu hiệu và tên danh nhân. Lịch sử đã chứng minh đâu phải thiết lập một thể chế mới một thời đại mới là nhất thiết phải xoá đi mọi "tàn dư" cũ kể cả trong tên gọi các địa danh?
Đi về vùng sâu vùng xa các huyện ở xã nào cũng dễ dàng bắt gặp các tên gọi Thôn 1 Thôn 2 Thôn 3... "tàn dư" của thời kỳ sản xuất cũ. Toàn những con số đếm khô khan vô hồn được dùng để gọi các buôn làng đồng bào dân tộc. Như đã nói mỗi làng của bà con đều có tên gọi theo ý nghĩa riêng trong quá trình hình thành của nó. Những thôn 1 thôn 2... không gợi một đặc điểm ấn tượng gì trong khi tên làng (cũ) đã đi vào tiềm thức tâm linh của mỗi công dân ở đó. Ví dụ làng Đăk Lâp xã Đăk Pơ-xi huyện Đăk Hà nơi vào tháng 11 năm 1973 diễn ra cuộc họp bí mật rất quan trọng của Tỉnh uỷ Kon Tum đề ra những sách lược lớn nhằm tiến tới giải phóng toàn tỉnh. Một địa danh lịch sử như vậy bây giờ được gọi một cách đơn giản trơn tuột là Thôn 2 (!). Nó lẫn lộn với những Thôn 2 khác không gây một dấu ấn đặc biệt nào vào bộ nhớ! Tiếc thay! Trên diễn đàn báo chí đã có nhiều ý kiến đề nghị trả lại tên làng cho vùng dân tộc. Điều ấy mang ý nghĩa văn hoá - xã hội và chính trị lớn lẽ nào để mãi thành... quen (và... "quên" luôn)?!
Dùng khẩu hiệu con số tên danh nhân có sẵn để đặt cho địa danh là cách làm dễ dãi tùy tiện của lối tư duy đơn giản chây lười thiếu quan tâm và sáng tạo!
Từ tên gọi Kẻ Chợ đến Đại La rồi Thăng Long Đông Đô Hà Nội. Từ Quảng Đức đến  Phú Xuân rồi Thuận Hoá sang Huế. Từ Thầy Côn đến Sài Gòn - Gia Định rồi đến Thành phố Hồ Chí Minh... Tất cả đều có ý nghĩa lịch sử ý nghĩa văn hoá ý nghĩa xã hội ý nghĩa thời đại của nó đâu phải do cách đặt tên tuỳ tiện mà ra? Ví dụ làng cổ Đường Lâm ở Sơn Tây - Hà Nội mà đổi thành... "Thôn 1" chẳng hạn thì không biết liệu có ai rưng rưng xúc cảm trong mạch nguồn cảm thức lịch sử với miền đất Hai Vua (Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Quyền) không nhỉ? Ví dụ Lim Liên - Nam Đàn bị đổi thành... gì gì đó thì thử hỏi trong tâm thức người Việt Nam ta có còn ai cảm khái được rằng đó là quê Bác vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc và là danh nhân văn hóa thế giới? Ví dụ... vân vân...
  

Tìm kiếm Blog này