Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

Nhành lúa mới - bài chánh tả - học thuộc lòng lớp nhứt

Nhành lúa mới

Tôi tới một miền quê kề bên trận địa vào một buổi chiều hoe nắng.

Ở đây, cánh đồng loáng nước nằm dài, vắng bóng người nông dân cần mẫn. Nhìn vào thôn xóm, không một bóng người, khóm tre xơ xác, mái tranh im lìm. Qua một đêm ngủ đỗ, sáng hôm sau, tôi trở dậy lên đường. Trong ánh nắng ban mai, đố ai biết có gì đổi khác? Nhìn vào thôn xóm, vẫn không một bóng người, vẫn khóm tre xơ xác, mái tranh im lìm nhưng cánh đồng loáng nước chiều qua đã xanh rì ngọn mạ.

Tôi nghĩ đến bóng trăng đêm trước, đến những đoàn người lũ lượt trở về đây, đến những bàn tay mềm mại cấy từng hàng mạ trên dải đồng rộng mênh mông. Trong lúc chiến tranh cứ tiếp tục gieo rắc tang tóc và đổ nát, trong lúc bom đạn cứ tơi bời trên khắp đô thành và làng mạc, thì ở đây, người nông dân Việt nam vẫn thản nhiên gieo nguồn sống.

Nhành lúa mới như một tuổi xuân vùng trỗi dậy, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của cả một dân tộc.

Vô danh


Sách dạy học vần lớp vỡ lòng dành cho người Thượng.

Tính đến năm 1972, Trung tâm Học liệu Bộ Quốc gia Giáo dục VNCH đã ấn hành được khoảng 50 đầu sách khác (phần lớn loại học vần) dành riêng cho đồng bào các sắc tộc.
(St)

Tìm người yêu thất lạc


Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Cách dùng dấu Hỏi - Ngã


Bài viết Vien Doduc sưu tầm hay, chỉ nhắc cái căn bản dễ nhớ để viết chính tả tương đối ổn và hạn chế lỗi ở mức thấp nhất.

1 . DÙNG TỪ LÁY THEO QUI ƯỚC: 
- Dấu Hỏi đi với Sắc và Ngang.
- Dấu Ngã đi với Huyền và Nặng.

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Sơn Ca - đảo xanh

Đảo Sơn Ca (Sand Cay) thuộc cụm đảo Nam Yết (Tizard Bank), đảo hình bầu dục, hẹp ngang, rộng chừng 130m, cách bờ Đông Bắc của đảo khoảng 300m có một cồn cát cao, xê dịch theo mùa gió.
Mặt đảo bằng phẳng, thổ nhưỡng là cát san hô được phủ một lớp phân chim. Bênh cạnh những cây bản địa Trường Sa như phong ba, bão táp, bàng vuông, tra, đảo Sơn Ca còn có nhiều cây xoài biển, mù u, vốn chỉ có ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vài năm gần đây, một số giống cây ăn quả như ổi, na, mít… được mang ra trồng tại đảo. Ở vùng biển quanh năm có gió mạnh, nhưng do được nhiều cây lớn che chắn, rau xanh ở Sơn Ca phát triển rất tốt. Đảo Sơn Ca được đánh giá là một trong những đảo có cảnh quan, môi trường xanh, sạch, đẹp nhất ở huyện đảo Trường Sa.
Đầu năm 1974, quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ đảo Sơn Sa, cùng với các đảo Song Tử Tây, Sinh Tồn, Trường Sa. Rạng sáng ngày 25/4/1975, đặc công hải quân Lữ đoàn 125 Hải quân giải phóng đảo Sơn Ca, tiếp tục đóng giữ đến ngày nay.


Ảnh vệ tinh Đảo Sơn Ca  năm 2004, dãi màu vàng là cồn cát ở Tây Bắc đảo

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Đảo Len Đao - điểm nóng ở QĐ Trường Sa

Đảo Len Đao (Lansdowne Reef) ở phía Đông đảo Cô Lin, phía Đông Bắc đảo Gạc Ma, cách mỗi đảo này 7 hải lý. Phía Đông Bắc đảo có mội dải cát dịch chuyển theo mùa, đôi khi tạo thành hình chữ S.

Trong chiến dịch CQ-88, tối ngày 11/3/1988, các tàu HQ-604, HQ-605 và HQ-505 của Hải quân Việt Nam được lệnh đưa lực lượng công binh tới xây dựng nhà cao chân trên các đảo Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin. Sáng ngày 14/3/1988, khi lực lượng trên tàu HQ-604 lên đảo Gạc Ma cắm quốc kỳ Việt Nam và chuyển vật liệu xây dựng lên đảo, nhiều tàu chiến Trung Quốc đã bắn vào tàu HQ-604 và chiến sĩ ta trên đảo Gạc Ma, làm tàu HQ-604 bị chìm, 58 sĩ quan, chiến sĩ hải quân và công binh hy sinh.
Tại đảo Len Đao, lực lượng tàu HQ-605 đã cắm được cờ trên bãi Len Đao, rồi bị các tàu Trung Quốc bắn chìm, 6 sĩ quan và chiến sĩ ta hy sinh. quân ta rút về đảo Sinh Tồn. Rồi quay trở lại nhưng do Trung Quốc cản trở nên ta chưa thể dựng nhà được. Khoảng một tháng sau, trong thế hai bên rình rập nhau, ta đã chớp thời cơ, đổ người đổ phương tiện lên đóng giữ Len Đao trong đêm.

Hình ảnh ngày ấy, bây giờ:


Đảo Cô Lin - điểm nóng, gần căn cứ TQ nhất

Đảo chìm Cô Lin (Collins Reef/Johnson North Reef) và đảo chìm Len Đao (Lansdowne Reef) thuộc cụm đảo Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa, cùng với các đảo Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, đá Gạc Ma… hợp thành rạn san hô Union Bank.
Đảo Cô Lin cách đảo Gạc Ma đang bị Trung Quốc chiếm đóng gần 4 hải lý (7.1 km) về phía Bắc Tây Bắc. Khi thủy triều xuống thấp, bãi san hô lộ ra khá rộng, lúc ấy đảo cao hơn mực nước biển 1m.
Ngày 11/3/1988, tại Cô Lin, tàu HQ-505 đã vượt qua đạn pháo của đối phương, lao lên bãi Cô Lin, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bị đạn đối phương bắn cháy tàu, các lực lượng trên tàu HQ-505 vừa dập lửa cứu tàu, vừa dùng xuồng đi cứu vớt đồng đội ở tàu HQ-604 và ở đảo Gạc Ma đang gặp nạn.

Hình ảnh ngày ấy, bây giờ:


Ảnh vệ tinh

Trường Sa 1988: Biệt đội cảm tử đổ bộ Len Đao

Có một câu chuyện khác không nhiều người biết trong sự kiện 14-3-1988. Đó là một tháng sau khi xảy ra cuộc thảm sát ấy, một biệt đội cảm tử gồm 35 lính công binh và 7 người lính chiến đấu của hải quân Việt Nam đã nhận được mật lệnh: lên đường ra Trường Sa, đổ bộ lên bãi Len Đao.

Giành lại Len Đao

Trong một đêm đầu tháng 3, hồi tưởng lại ký ức 28 năm trước, ông Đinh Xuân Toại, một trong 35 người lính công binh hải quân ấy, rưng rưng nói: “Ra Trường Sa thời điểm đó rất nguy hiểm. Nhưng không ai thoái thác nhiệm vụ. Khi nghe chỉ huy phổ biến xong nhiệm vụ, chúng tôi đều xác định chấp nhận hi sinh để thực thi nhiệm vụ”. \

Khi đó, ông Toại là đại đội trưởng của đơn vị C7 - D3 (Lữ đoàn công binh E83).

Một buổi chiều gần giữa tháng 4-1988, chỉ huy đơn vị C7 - D3 (Lữ đoàn công binh E83) thông báo danh sách 35 người sẽ ra Trường Sa. 7g tối sẽ xuất phát. Thời gian chỉ được thông báo trước gần 30 phút! Lương thực và đồ đạc quân tư trang cá nhân đơn vị đã chuẩn bị đầy đủ. Sĩ quan, chiến sĩ chỉ việc lên tàu đi.

Đó là nhiệm vụ mật. Chỉ những người trong đội cảm tử ấy và chỉ huy đơn vị mới được biết. Ông Đinh Xuân Toại kể: “Thật ra tôi đã biết nhiệm vụ này ngay lúc còn ở Trường Sa hồi tháng 3-1988. Ngày 14-3, khi Trung Quốc thảm sát anh em đồng đội tôi tại Gạc Ma, ở bên này chúng tôi đang làm nhà ở đảo Tốc Tan.

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

Vì sao VN và TQ đã tranh chấp quyết liệt bãi đá lập lờ mặt nước như Gạc Ma?

Xem bản đồ QĐ TS của Thềm Sơn Hà, TC vẽ thêm các điểm kết nối các đảo có quân đóng giữ, phạm vi kiểm soát của VN và TQ chồng chéo lên nhau. Nó cho thấy tầm quan trọng của bãi Gạc Ma nằm vị trí trung tâm hàng hải và quân sự của khu vực này. Giả như VN hay TQ chiếm trọn cụm đảo Sinh Tồn sẽ chia cắt tổng thể, gây khó đối phương, thậm chí phá vỡ thế trận liên hoàn hổ trợ cho nhau giữa các vị trí đóng quân của phía bên kia.
Sau vụ quân TQ thảm sát HQVN ngày 14/3/1988, VN mất bãi Gạc Ma, giữ được bãi Len Đao và Cô Lin. Không nói vấn đề chủ quyền thì thế trận coi như huề, win - win cả hai đều đạt mục đích chiếm giữ nhất định.
Ngày nay, TQ bồi đắp xây dựng Gac Ma thành một căn cứ quân sự lớn, VN bồi đắp xây dựng Len Đao và Cô Lin với quy mô rất khiêm tốn, mỗi nơi 2 cứ điểm phòng thủ dạng lô cốt nhà lục giác 3 tầng...
Đường nối màu tím là phạm vi kiểm soát của VN, màu xanh là củaTQ.


Tìm kiếm Blog này