Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019

Kỷ niệm nhớ đời: Thoát chết nhờ cái thắng đĩa!.

Cách nay khoảng 26 năm tại thị trấn Đak Hà, Kon Tum
Bữa đó giữa trưa, lão xong việc đang boong boong xe máy về trên đường vắng, đến gần một ngả tư không có đèn xanh đèn đỏ. Thấy từ xa có một chú chạy xe máy từ chợ ra, định băng qua đường, thấy xe mình nên thắng lại chờ. Lão thấy vậy nên giữ nguyên ga chạy tiếp tầm 65 km/h (chưa hết ga), thì không ngờ, bỗng nhiên chú ấy rồ ga qua đường.
Khoảng cách chừng 10 mét, nếu lão thắng gấp sẽ bị té nặng (có khi vỡ gáo). mà biết né sao đây? nên mình vẫn giữ xe thẳng hướng. Thắng hai thắng, chân trước tiếp liền tay, độ vừa gấp như thói quen. Khi đến gần sát thì chân đè, tay bóp mạnh, tối đa 2 thắng. Xe xịch lết tới, vừa chạm nhẹ vào hông xe chú ấy, thì xe mình mới nghiêng. Lão chống chân kịp nên xe không đổ ra đường, hai bên ngó nhau rồi chạy tiếp. Hai tay mình tê rần, ê buốt đến tận vai.
Trên đường về, sau khi hoàn hồn mình mới rút ra kinh nghiệm: Chú kia qua đường là do thấy thẳng đầu xe mình, nên không biết xe đang chạy nhanh. Còn không tung nhau là do mình xử lý bình tĩnh và nhờ cái thắng đĩa bánh trước mới được vậy. Và bài học: dù là xe đang chạy nhanh nếu hai bánh xe thẳng hướng, tay kềm chắc ghi đông thì yên tâm thắng gấp. Nhưng phải cả hai thắng và nhớ xe đang rẽ cua thì thắng trước nhẹ thôi, nếu không xe sẽ bị sạt bánh, té.
Ảnh con ngựa cứu chủ mấy lần

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2019

Một đoạn văn lính viết tả cảnh hay và rất sinh động: Tết Chol Ch’năm.

TC - Một đoạn văn lính viết tả cảnh hay và rất sinh động.
Mình nghĩ nếu tác giả chăm chút thêm thì nó không thua gì thế hệ các nhà văn tiền bối. Tất nhiên mỗi thời văn phong mỗi khác.
____________

TẾT - MANG VÕNG ĐI KHIÊNG CÁ
Trích ( mùa chinh chến ấy )
Tết Chol Ch’năm Th’mây của người Kh’mer thường được tổ chức vào các ngày 13, 14 tháng Tư dương lịch. Đây là tháng cuối mùa khô. Mùa mưa chưa đến. Ở các thành phố hoặc vùng song nước trù phù thì không nói lam gì, nhưng trên vùng núi hoang vu, sát biên giới Thai Lan, lại là vấn đề lớn. Tháng Tư đến rồi mà trong phum vẫn bình thường, không có dấu hiệu gì.
Một hôm, vào khoảng ngoài mùng 10, anh Lan thông báo, dân phum mời bộ đội Việt Nam đi bắt cà cùng để đón Tết. Dân bảo, bộ đội chỉ đi cho vui. Và nhớ mang theo cái võng lớn. Nhưng anh Lan vẫn cảnh giác. Một trung đội tăng cường được cử đi, mang đầy đủ các cơ số đạn. Đề phòng đang bắt cá, địch tập kích thì khốn.
Sáng sớm, chúng tôi vào phum, đã thấy dân khá đông. Họ cười nói rôm rả. Đàn ông, đàn bà và các cô gái đều tươi vui. Mấy trẻ nít nhìn chúng tôi với cặp mắt ngây thơ pha lạ lẫm. Đặc biệt, chúng nhìn những khẩu súng và những viên đạn lớn với vẻ tò mò. Đi đánh cá mà họ chẳng mang dụng cụ gì, chỉ vài tấm lưới. Và một chiếc xe trâu cổ lỗ. Họ vẫn ăn mặc như ngày thường. Không thấy ai khoe da thịt và cơ bắp như có vẻ sắp xuống nước. Mấy con chó biết được đi chơi xa, đuôi luôn ngoe nguẩy, quấn quýt, hít hà người này người nọ. Tôi chẳng thấy nó khác gì con người.
Chúng tôi đi bộ vào rừng. Con đường khúc khuỷu. Đất đá khô cứng. Mình đi giầy còn thấy đau chân. Nhưng dân đi chân không mà bước cứ thanh thoát, nhẹ nhàng. Trẻ con chạy hai bên lề đường. Lũ bốn chân thì lao lên trước. Bộ đội đi sau dân. Tiếng mõ trâu vang giòn. Nếu không có mấy khảu súng trên vai, đây chắc là một chuyến đi thời bình.

Khác nhau giữa Hà Nội & Sài Gòn:

Yêu đương, gái gú:
Sài gòn: nhiều em sinh viên trông như cave
Hà nội: nhiều em cave trông như sinh viên
Con gái SG : da rám nắng, nói năng dễ thương
con gái HN : da trắng , lạnh lùng khó bắt chuyện
Khi bạn nói với một cô gái: "Thế em có yêu anh không?"
Con gái Hà Nội: "Nếu nói không thì sao ?"
Con gái Sài Gòn: "Tại sao lại không nhỉ !"
Gái Hà Nội: dễ tán, khó bỏ
Gái Sài Gòn: dễ bỏ, khó tán
HN: Yêu vẫn phải giữ
SG: Yêu là hết mình luôn
Chợ tình Sài gòn: Anh hai có sài em hông
Chợ tình Hà nội: Chơi gái không đại ca
Khi bạn vừa thanh toán xong tiền cho cave...
Cave Hà Nội: "Cho em xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về?"
Cave Sài Gòn: "Em bớt cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kiu em nhạ.."
(St)

Vú... to.

Lưu Trọng Văn
Gã được réo tới quán dê. Người réo là Thanh Hoa.
Tới, cô nàng NSND từng đốn tim ối giai với bài ca "Tàu anh qua núi" dang rộng đôi cánh tay rồi áp bộ ngực đồ sộ ôm gã.
Hì, mang tiếng anh anh em em từ thuở cùng vào Trường Sơn, bây giờ mới có cái ôm trên cả nựng thắm tình đồng chí như rứa.
Rơn rơn.
Thế là chuyện Trường Sơn. Thanh Hoa kể ngồi với nhà văn Lê Minh Khuê trên thân con trăn ngắm suối Trà Nô mà đếch biết. Đứng dậy, nhìn lại hoảng hồn chạy đứt dép cao su.
Thanh Hoa kể, hôm hát ở Khe Sanh đám lính ở dưới bảo: hát làm đéo gì, tụt quần ra cho bọn anh nhìn sướng hơn. Lúc ấy Văn biết không, thương lính quá, nếu được thì Hoa cũng sẵn sàng...
Thế rồi chuyện linh tinh, gã độp hỏi sau chuyến đi chiến trường ấy Thanh Hoa có được kết nạp đảng không?
Thanh Hoa cười toe toét.
Văn có tin là vì vú to quá mà không được kết nạp không?
Thế này này, Hoa chuyện gì cũng được duyệt nhưng lúc họp chi bộ có hai mẹ đảng viên phê bình Hoa ăn mặc đồi truỵ khêu gợi đàn ông, ngực không mặc su chiêng cứ như mời các đồng chí.
Lão bí thư kể lại cho Hoa, chi bộ biểu quyết, đồng chí không được đa số. Hoa bảo hai mẹ đó đâu là đa số? Lão bí thư nói, còn một vài đồng chí nam nữa than phiền với tôi là đồng chí Thanh Hoa sống không thật, vú độn vải to quá.

Kinh nghiệm trang trí và chộp ảnh tư gia

Phông nhà không nên chơi màu vàng như hoàng cung của anh mạnh mượt. Và khi chộp ảnh không nên bật đèn chùm, đèn tường tá lả. Chộp ảnh để khoe nhà, khoe chủ sẽ không rõ nét, nhé các bạn!. 
Ảnh dưới, chú thợ cũng kém, muốn lấy nguyên chùm đèn cho nó hoành, hoá ra cụt chân người cả đám.


Lễ mà hổng lạc đu, em sò ry !!!

Bạn bè ngày lễ có dịp đi chơi hoặc nhậu, chẳng ai quan tâm ý nghĩa, có chăng là chộp hình cúng pêtêbốc. 
Mấy lần lão nhạo ké, nhạo chùa nên cũng ngại. Nhân lễ tính bài trả lễ. Vắng nhà gà mọc đuôi tôm, gà mái đột xuất dìa quê giao nhiệm dụ giữ gà con đang độ nảy phao. Nên chiều qua, mình chuẩn bị đâu ra đó, có bia Mẽo, rựou Vịt, mồi Cà Mao ngon bá chấy bọ chét.
Rồi alô giáp lượt mấy thằng bạn học cũ, đều trớt quớt hết!. Vì không lên lịch trước, nên có thằng ôm mộng địa chủ bám trại giữ vườn không về. Thằng thì né bạn dẫn dợ vào khách sạn hấp hôn. Thằng thì dẫn dợ đi hấp tềnh ở suối nước nóng xa tít mù.Thằng thì alô không bắt máy, vậy là toi sớm rồi. Thằng thì đã chơi từ trưa, chiều nữa sợ bể kèo, ....
Quê độ, sợ nó thiu mà ngu sao để mụ vợ về bắt quả tang nên lão và 2 chú em chiến hĩu đánh bay tuốt. Say lắc lư con tàu đi.
Sắp tới hỏng có phú quý sao sinh lễ nghĩa nữa đây?. Ké với chùa nữa na, các bạn ơi!. huhu. híchíc...

Lễ tang...

Khi nhà văn Hoài Thanh mất, ông có dặn không để ai mà khi sống ông không ưa dù ở vị trí cao lại đọc điếu văn với những sụt sịt thương tiếc ông.
Khi cha gã mất, biết tính ghét lễ nghi hình thức của cha gã, gã đã yêu cầu ban lễ tang :
-Không có trưởng ban lễ tang.
- Tên các thành viên ban lễ tang xếp theo abc chứ không phải theo chức vụ.
- Không có điếu văn mà chỉ có phát biểu cảm tưởng.
- Các vòng hoa không để tên chức vụ của người viếng.
- Cáo phó chỉ ghi cha gã là nhà thơ cùng tên các tác phẩm, không đề chức vụ, thành tích, đảng tịch, huân chương.
Những yêu cầu này cơ bản được chấp nhận.
Chính vì vậy, ban lễ tang các quan chức văn nghệ sĩ như Tố Hữu, Trần Hoàn, Nguyễn Đình Thi, Huy Cận, Đình Quang tên xếp sau nhà văn Bùi Hiển... chả có chức tước gì.
Chính vì vậy vòng hoa của tướng Giáp ghi:
“Tiễn biệt người bạn từ tuổi thơ” - Võ Nguyên Giáp.
Vòng hoa của chủ tịch quốc hội Lê Quang Đạo ghi: Lê Quang Đạo và vợ Kính viếng...
Và, lễ tang không có điếu văn dài dòng với đủ các thứ đánh giá này nọ mà ai muốn phát biểu chia tay thì phát biểu chân tình.
Tất cả người đến viếng cha gã đều dừng lại trước lời cha gã treo trên tường trước quan tài:
“Ta thà bị lừa còn hơn không tin vào Con người”.
Đó là lời nhắn của cha gã đối với lãnh đạo đất nước: Con người không phải để lợi dụng như công cụ mà để Đặt Niềm tin như chính Con người.
Ồi, gã khó chịu khi đọc danh sách ban lễ tang ngài chủ tịch Trần Đại Quang cùng các nghi lễ sẽ diễn ra... như một cuộc trình diễn quen thuộc nên viết những dòng kể lể này.
(Bài này không còn ở Fb Lưu Trọng Văn)

Tiểu đoàn đánh giải tỏa căn cứ cho sư đoàn

Lê Đại Anh Kiệt
41 năm qua nên tôi không nhớ chính xác thời gian trận đánh, chỉ nhớ đó là khoảng tháng 4-78 sau 32 ngày đêm phòng thủ Măng Đa (thị trấn Vĩnh Hưng bây giờ). Lần ấy, tiểu đoàn 1 chúng tôi kiên cường đối đầu với 1 trung đoàn Ponpot bao vây với hỏa lực rất mạnh, pháo 130 ly, 105, DKZ 82,75 bắn như bảo lửa. Từ trận đánh này tiểu đoàn được phong danh hiệu anh hùng lần thứ hai. Cái giá cho danh hiệu ấy không rẻ chút nào.
Bây giờ ngẫm lại mới thấy rùng mình, còn lúc đó thì "tuy lớn rồi mà như ngây thơ" cứ cười với nhau hồn nhiên "má Miên không khóc thì má mình khóc!". Ngày phòng thủ, đêm lòn ra sau phòng tuyến của địch tập kích đánh tiêu hao làm rối đội hình ở Bàu Sen, Gò Chuối, Gò Bà Sáu ...
Hy sinh, bị thương, đào ngũ, quân số càng lúc càng thưa dần. Những ngày cuối, tiều đoàn tung trận tập kích vét túi đánh ở gần Vàm Láng Đao, vừa hy sinh vừa bị thương 11 đứa. Khi tàn trận rút ra kênh 28 chỉ còn mấy mống lành lặn cỏng dìu thương binh nặng. Thương binh nhẹ phải cố tự đi. Đạt, tiểu đôi trưởng tiểu đội 1 mặc cái áo gắn đạn M 79 trúng quả B 40 chết tan xác không còn cái gì có thể mang về. Cây M 79 của nó lổ chỗ vết miểng đạn và thit xương, tôi mang xuống kinh rửa, cá lòng tong, cá chốt bu đầy.
Điệp, Tiểu đội trưởng tiểu đội 2 bị thương bấy hết mình mẩy, gom hết băng cá nhân của đơn vị mới đủ băng cho nó.
Đường từ kinh 28 ra trạm xá Bô Chỉ Huy Tiền Phương ở Bình Châu không an toàn nên phải cử một tiều đội đi bảo vệ đoàn xuồng chở thương binh. Trên đường đi đá trái bị thương thêm 2 chú. Ngay đêm sau đó, Ba Khánh, Hai Yêm, hai trung đội trưởng dày dạn kinh nghiệm đào ngũ. Đại đội tôi (đại đội 4) sáp nhập với đại đội 1 nhưng quân số chưa nấu ngọt nồi canh. Ban chỉ huy đại đội ghép lại đủ ba người. Đại đội trưởng Tư Đủng của tôi và Chính trị viên Năm Huệ, Đại đội phó Hai Yên của Đãi đội 1 cũ.

Kỷ niệm nhớ đời: Thoát chết nhờ cái thắng đĩa!.

Cách nay khoảng 26 năm tại thị trấn Bắc Hà, Kon Tum
Bữa đó giữa trưa, lão xong việc đang boong boong xe máy về trên đường vắng, đến gần một ngả tư không có đèn xanh đèn đỏ. Thấy từ xa có một chú chạy xe máy từ chợ ra, định băng qua đường, thấy xe mình nên thắng lại chờ. Lão thấy vậy nên giữ nguyên ga chạy tiếp tầm 65 km/h (chưa hết ga), thì không ngờ, bỗng nhiên chú ấy rồ ga qua đường.
Khoảng cách chừng 10 mét, nếu lão thắng gấp sẽ bị té nặng (có khi vỡ gáo). mà biết né sao đây? nên mình vẫn giữ xe thẳng hướng. Thắng hai thắng, chân trước tiếp liền tay, độ vừa gấp như thói quen. Khi đến gần sát thì chân đè, tay bóp mạnh, 2 thắng bó phanh luôn. Xe xịch lết tới, vừa chạm nhẹ vào hông xe chú ấy, thì xe mình mới nghiêng. Lão chống chân kịp nên xe không đổ ra đường, hai bên ngó nhau rồi chạy tiếp. Hai tay mình tê rần, ê buốt đến tận vai.
Trên đường về, sau khi hoàn hồn mình mới rút ra kinh nghiệm: Chú kia qua đường là do thấy thẳng đầu xe mình, nên không biết xe đang chạy nhanh. Còn không tung nhau là do mình xử lý bình tĩnh và nhờ cái thắng đĩa bánh trước mới được vậy. Và bài học: dù là xe đang chạy nhanh nếu hai bánh xe thẳng hướng, tay kềm chắc ghi đông thì yên tâm thắng gấp. Nhưng phải cả hai thắng và nhớ xe đang rẽ cua thì thắng trước nhẹ thôi, nếu không xe sẽ bị sạt bánh, té.
Ảnh con ngựa cứu chủ mấy lần:

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

Huệ đọ tề!

Nước Huệ, đến cái tiếng còi xe cũng phải bấm theo nhạc, theo nhịp điệu mới mang bản sắc riêng của Huệ.
Người con gái mặc tà áo dài, nghiêng che vành nón lá chưa phải là gái Huệ, cứ phải gắn thêm cái sừng thì mới chính xác là gái nước Huệ đọ tề.
(Trần Thái Trung)

Tìm kiếm Blog này