Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

Người Việt đi xe phụ lòng thế giới phát minh cả trăm năm trước!

Về còi - Không hiểu sao không ít người thay vì nắm tay ghi đông cho vững xe thì lại đặt hờ ngón tay lên cái nút còi xe. Mọi lúc mọi nơi, hở chút là tin. tin. gây khó chịu cho người khác. Cái thắng là công cụ chính để cứu mình, tránh hại người chứ không phải là cái còi.
Về xi nhan - Cũng không hiểu sao không ít người khi quẹo cua không bật nó lên để báo người khác biết. Có người bật thì quên tắt rất nguy hiểm, dễ bị người khác né mà thành tông mình. Nếu lơ đãng sao không gắn thêm cái tíc tíc cho nhớ.
Về cái thắng - Người ta chế 2 cái thắng cho an toàn thì có người lại thắng một bánh xe.
Về cái kính chiếu hậu - Cũng vậy, có người lắp cho có theo luật chứ không dùng cho mình.
.....
Stt vui:

Chiếc quần jeans kỷ vật của anh lính tù cải tạo.

"Đấy là cái quần tao may cắt, lấy từ bao bột Argentina viện trợ được anh em tù chia phần. Tao may bằng tay, bằng kim mài ra từ kẽm gai. Chỉ may cũng lấy từ bao bột. Khi ra tù, tao tặng tất cả đồ dùng cho anh em còn lại, chỉ mang theo mỗi cái quần như một kỷ vật. 8 năm tù lao động khổ sai, bệnh tật, đói khát triền miên. Tưởng không qua được."

Mình thích selfi nhóm thế này!

Không cần phải sắp đặt, phó nhòm phải đổi nhau chụp, mất hứng!. Miễn sao đủ mẹc, ai cũng cười toe toét là quất cúng fây. 
Từ tai to mặt lớn đến thấp bé nhẹ cân nhưng không ai ép ai nha! 
Rất chi là văn minh và nghệ thuật, các bạn ạ!


Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông

LTS: Có những bước ngoặt của cách mạng Việt Nam đã đặt lên vai một vị tướng một trọng trách lớn lao: Vừa tổ chức và chỉ huy quân sự, vừa phải thực thi sứ mệnh ngoại giao-một nhiệm vụ quan trọng và cơ mật; Phẩm chất, trí tuệ và bản lĩnh đã giúp ông hoàn thành xuất sắc. Cuộc sống cách mạng đã hun đúc ông trở thành một một vị tướng chiến lược tài đức vẹn toàn. Nhân dịp Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, báo VietNamNet xin trân trọng giới thiệu một bài viết về ông: Đại tướng Lê Đức Anh.Ba lần đi Trung Quốc – Một lần ấn tượng sâu
Năm 1954, ông Lê Đức Anh có mặt trong đội ngũ hàng vạn cán bộ Miền Nam tập kết ra miền Bắc theo “Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954”. Những ngày đầu, ông được giao làm Sư đoàn Trưởng Sư đoàn bộ binh 330, đóng quân ở Thanh Hóa; nhưng chỉ mấy tháng sau ông lại được điều động về Bộ tổng Tham mưu làm Phó cục trưởng Cục Tác chiến. Ông Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu Trưởng đa trực tiếp giao nhiệm vụ cho ông nghiên cứu kế hoạch phòng thủ bờ biển từ Quảng Ninh vào đến Quảng Bình.
Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông
Đại tướng Lê Đức Anh trong một lần trao đổi với tác giả bài viết, đại tá Khuất Biên Hòa. 

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

Báo TT tường thuật phiên toà xét xử Trần Huỳnh Duy Thức

Phạt Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù
21/01/2010 05:59 GMT+7

TT - Sau một ngày xét xử sơ thẩm vụ án "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", chiều 20-1, Tòa án nhân dân TP.HCM đã tuyên án đối với các bị cáo.

Theo đó, hội đồng xét xử tuyên phạt: Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù, Nguyễn Tiến Trung 7 năm tù, Lê Công Định và Lê Thăng Long cùng bị phạt 5 năm tù.
Bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức còn bị quản chế 5 năm tại địa phương sau khi đã chấp hành xong hình phạt tù, các bị cáo còn lại bị quản chế 3 năm. Các bị cáo đều phạm tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
LIzyPM12.jpg
Bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức tại phiên tòa - Ảnh do HTV cung cấp

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

Triết da cạo...




Tui làm công tác "tình páo nhăn răng!".

(tiếp chiện ông cố vấn xã)
Sao tui dám kể, vì không quân đội nước nào mà chẳng làm chiện này. Tui không nói ra thời gian, địa danh, tên người để giữ bí mật mật nhà nghề. hehe.
Cấp chỉ huy phổ biến bằng miệng: Ai xây dựng được cộng tác viên cơ sở mật, nếu báo tin có giá trị thì Trên sẽ trợ cấp lương thực và có thưởng. Thế thôi, không hướng dẫn "nghiệp vụ" chi cả. Nghe vậy, mình nghĩ bụng: có lợi để tróc địch, sao không "chơi"!. Số là: trước đó lính đội công tác mình ham múa hát, say rượu ngủ quên, bị đich tay trong chôm mất 1 khẩu M79. May mà cấp trên không biết chứ không thì lính lẫn sếp bị kỷ luật là cái chắc!. Ông cố vấn tui cay mũi, tức trào máu họng!.
Đầu tiên, mình chọn chuẩn người: Không chấm Việt kiều lai hay người thiên vị "săn đón" phía VN, vì không tin và dễ bị lộ. Mình ngắm một anh nhà nghèo gốc tỉnh khác đến định cư. Nghe nói từng tham gia bắn voi lấy ngà, vậy là lỳ phải biết!. Nếu lộ, ảnh là dân quân nên có súng, yên tâm tự bảo vệ tính mạng. Thế là mình lân la tiếp cận... và động viên hứa hẹn. Anh này máu máu lỳ chịu chơi, đồng ý.
Việc báo tin và kết quả - bỏ qua những chuyện ít quan trọng, tóm tắt:
Lần thứ nhất:
Nhờ biết trước có địch theo mô tả của cơ sở mật báo tin. Mình tổ chức đội công tác 6 anh em vào Phum (làng) trong rừng kiểm tra. Đang đi trên đường xe bò, gần tới nơi, bất ngờ phát hiện bọn Sêrây ka (còn gọi là Para thuộc phe Son San). Khoảng vài chục tên đang lần lượt cắt ngang qua đường. Mình tự tin yếu tố bất ngờ nên lệnh anh em sẵn sàng nổ súng tập kích. Ở cự lý tầm 150 mét, mình bấm cò súng M72 (tên lửa vác vai của Mỹ), không nổ, im re! (do chưa từng bắn). Bấm lần hai, thì nổ nhưng sai mục tiêu do hồi hợp khận quá. Lính ta đồng loạt nổ súng quét tiểu liên... Địch bùng chạy ào ào, rút vào rừng mất tiêu. Thu được ít quân trang vớ vẩn. Sau hỏi cơ sở, ảnh nói: hai thằng dẫn đường cho địch có 1 dân quân Phum. Hỏi dân, dân bảo: có 2 thằng bị thương nhẹ.

Lễ hội khao quân của người Sán Chay, sao nhìn như lên đồng ma nhập?

Không biết thì động não chớ xúc phạm dân tộc khác!
Tối quá, mình coi cái clip dưới, thấy rất đông thanh niên tụ tập. Ngồi lắc lư, gõ thanh tre xuống sàn dồn đập, rồi thay nhau ngoi lên quay đầu lộn xuống. Có clíp khác thì tất cả thanh niên đứng nhún nhảy như phim ma cà tưng của TQ. .
Nhiều bạn thanh niên nói: Bọn trẻ trâu ngáo đá chơi trò mê tín!. TC thì lấy làm lạ nhưng dè dặt hơn vì thấy có tổ chức và có người lớn tuổi sắp xếp trông coi, không thể bậy được!. Nghĩ nó có gì đấy và tại sao?..
Các clip do bạn trẻ post lên, hầu hết không giải thích (có lễ lớp trẻ tham gia chứ không hiểu ý nghĩa). Có bạn giải thích vầy, nghe càng ghê: ai dự lễ, đã trải qua thì sau này làm thầy cúng gọi hồn.
TC search Google để tìm hiểu, bặt tăm!. Sáng này, tìm tiếp thì thấy bài này:
http://www.vista.net.vn/…/le-hoi-khao-quan-lang-tich-son.ht…
Có lẽ các clip chỉ thể hiện một phần của lễ hôi này. Có thể bắt nguồn từ sự tích các làng huy động trai tráng để đánh chặn đường rút lui của quân xâm lược Mông Cổ. Sau này, dân tộc Sán Chay vẫn giữ truyền thống tập tục xưa nhưng chính quyền cũng những người lớn tuổi ít giải thích cho con cháu hiểu nguồn gốc.
TC nghĩ giữ gìn bản sắc dân tộc cần phải vậy. Chứ không chỉ cho họ mặc quần áo đẹp, múa hát, diễu hành mà hình thức loè loẹt, lai căng pha trộn. Làm mất dần đi bản sắc gốc từng dân tộc. Mất đi truyền thống cùng chung giữ nước của các dân tộc anh em..

Vì sao người cụt 2 chân đi lại bằng cặp ghế mà không phải trên chiếc xe lăn?



Ngày trước, họ di chuyển bằng cặp ghế gỗ, sau này là ghế nhựa. Chưa hẳn là không có xe lăn mà vì họ cần chuyển liên lục mà lối đi lại phức tạp. Phải lao động đủ thứ việc khác nhau để kiếm sống mưu sinh, trang trải chi phí gia đình. Mới thấy người đi nạng gỗ vẫn còn may! Chỉ đi xe lăn thôi vẫn còn may mắn!
Ảnh dưới là một cựu chiến binh chiến trường CPC, có vợ y tá. Từ một người chán đời, ngập trong men rượu, nhờ tình yêu vực dậy. Để đơm hoa kết trái, anh từng làm không chỉ nấu cơm, chăm con nhỏ, buôn bán vặt mà làm cả công việc đồng áng. Và cuối cùng trời không phụ!

Ta về (thơ Tô Thùy Yên)

Tiếng biển lời rừng nao nức giục
Ta về cho kịp độ xuân sang
Ta về - một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai...
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ?
Mười năm, đá cũng ngậm ngùi thay
Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp
Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu
Mười năm, mặt xạm soi khe nước
Ta hoá thân thành vượn cổ sơ
Ta về qua những truông cùng phá
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay
Chỉ có thế. Trời câm đất nín
Đời im lìm đóng váng xanh xao
Mười năm, thế giới già trông thấy
Đất bạc màu đi, đất bạc màu...
Ta về như bóng chim qua trễ
Cho vội vàng thêm gió cuối mùa
Ai đứng trông vời mây nước đó
Ngàn năm râu tóc bạc phơ phơ
Một đời được mấy điều mong ước?
Núi lở sông bồi đã lắm khi...
Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động
Mười năm, cổ lục đã ai ghi?

Tìm kiếm Blog này