Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

Tẩy chay hàng Tàu ư, người thu nhập thấp không có chọn lựa!

Hàng Tàu tràn lan trên nước Việt, đủ các chủng loại, thượng vàng hạ cám. Hàng gia dụng của VN rất ít, SX tại chỗ mà giá không rẻ hơn, chất lượng không hơn Tàu luôn.
Mình quan niệm: hàng hoá không kể của nước nào, cùng chất lượng mà rẻ, phù hợp với túi tiền là chơi. Mua bán làm ăn, yêu nước cái khỉ mốc! Nước nào, hãng nào cũng vì lợi nhuận của nó thôi. Chỉ yêu mến và ủng hộ nếu hãng đó có phong cách chơi văn minh, chẳng hạn Google.
To còi chống Tàu, tẩy chay hàng hoá mà xài 90% hàng Tàu, lão không tin! Đừng bảo đó là của Nhật, Mỹ, Châu Âu nhoé, đa số nó cho ẩn chữ Tàu và Made in China thôi.
Thử hỏi, vài ví dụ:
Không có hàng Tàu nhảy dô thì người nghèo bao giờ có xe máy để đi. Không có hàng Tàu nhảy dô thì ĐT thằng Samsung còn chém ngọt. An ninh quốc phòng hả? Viettel cũng dùng thiết bị điện tử của Tàu là gì? Không có thương lái Tàu nhảy dô thì công ty nhà nước, thương lái Việt bóp cổ móc túi nhà nông còn ác hơn! Các xưởng sản xuất nhỏ không mua máy móc tàu Thì tiền đâu đủ sức làm, cất cánh bằng cách nào?.
Nhiều đại gia giàu có đi lên bằng con đường nào? Không nhờ đất đai thì nhờ buôn bán làm ăn với Tàu cả đấy!

TQ từ lâu thôi truyên truyền khoa trương "chiến thắng" đối với VN.

Họ im hơi lặng tiếng là phải ! Vì một nước lớn xâm lược đòi dạy nước nhỏ một bài học là trái với văn minh và quy ước quốc tế. Khác cuộc chiến tranh bắt buột mà VN tiến hành. Không thể đánh đồng việc VN phản công sang CPC vì Khmer Đỏ tấn công vào lãnh thổ VN trước đó. Ba năm rưỡi ròng rã, suốt dãi biên giới và ngày càng tăng quy mô lẫn cường độ.
TQ đang ngoi lên vị trí siêu cường, cần tô vẽ lại bộ mặc đại bá nhơ nhuốc. Đồng thời nằm trong chủ trương chung mà hai nước TQ-VN không nhắc lại quá khứ, hướng tới tương lai.
Ảnh cũ của Reuters. Cựu binh trong trận chiến biên giới Việt - Trung năm 1979 trên đường phố Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc.

Tổng Chủ đốt lò hoài cũng không hết, cần thỉnh pháp sư Tibet về trừ tà.



Ngài sẽ lột da người làm mặt trống, róc xương ống quyển làm dùi trống. Thế chúng mới ngán!


Phương châm sống của tôi ở đất K

Con cá sống nhờ nước
Mà nước cũng cần con cá sống
Để cá chết thì cá khác quậy đục cái ao
Muốn thấy địch, cố tìm sẽ thấy
Đánh nó trước khi nó hốt mình
Thích yên thân, cứ ăn chơi nhảy múa
Nó đánh cho chết, lúc đó mới hay.
Ở CPC, nếu bộ đôi không bám dân thì quân VN có thể khộng trụ quá một năm

“Pot ở đầu phum ta cuối phum”

Xem lại câu chuyện đau lòng trên Bên thắng cuộc của Huy Đức, phản ánh một chiến trường phức tạp và dữ đội ở Camphuchia.
....Tháng 5-1986, Thượng úy Trần Hữu Long, đang là giáo viên quân sự ở trường Quân chính Quân khu VII, được điều sang chiến trường Campuchia làm đại độitrưởng Đại đội 11, Trung đoàn 4, Sư 5, Mặt trận 479. Long kể: “Đơn vị đóng ở nơi ác liệt nhất, nhưng vũ khí vẫn rất thiếu thốn. Đại đội tôi có 110 người mà chỉ còn chín mươi khẩu súng; theo lý thuyết thì hỏa lực phải được trang bị tới tận phân đội nhưng tiểu đội thì có B40, trung liên, tiểu đội không”.
Đóng quân ở bìa rừng, nơi lực lượng Khmer Đỏ thường từ Thái Lan vượt biên giới vào bên trong đất Campuchia. Long kể: “Chiến tranh như trò đùa, chúng tôi thì cứ phơi mặt ra, trong khi Khmer Đỏ lại lẩn khuất trong bóng đêm, trong dân. Từ biên giới luồn qua, tụi lính Pol Pot lại dừng lại đánh nhau với tụi tôi một chặp, sau đó đi về lại bắn nhau thêm một chặp nữa. Chúng tôi phải đắp tường và đào hào vây quanh doanh trại theo kiểu pháo đài. Loại pháo đài tường đất với những ngôi nhà tranh tre chỉ cần một phát B40 là cháy rụi”.
Sự ác liệt mà những người lính ở Campuchia đã phải trải qua là không thể định lượng. Đánh chiếm một căn cứ của Khmer Đỏ thì có vẻ như rất dễ, nhưng tiêu diệt lực lượng Pol Pot thì rất khó. Có những đơn vị Quân Tình nguyện Việt Nam đã từng bị “xóa sổ”. Thượng úy Long kể: Đầu mùa khô năm 1986, trung đoàn tổ chức truy lùng địch, đại đội tôi được giao ở nhà giữ cứ. Tối, tôi qua Đại đội 13, anh em kêu ngồi vào uống ly rượu tiễn. Đang ăn, Đại đội trưởng Thụ hỏi: “Còn đạn K54 không?”. Tôi rút nguyên băng đạn từ khẩu K54 bên hông đưa cho Thụ. Trưa hôm sau ra phum, thấy mấy người già Khmer ngồi khóc, nói: “Bộ đội ông Thụ chết hết rồi”.

Chắc bí thư, con ông nghìn cân còn mãi mê đảo ngọc!

Gần đây, lần đầu tiên, TC có dịp đi Hà Tiên chơi. Lòng háo hức, rạo rực nhưng biết rồi đã chán! Nhìn chung thành phố quy hoach chấp vá không xứng tầm một Kiên Giang giàu có nhiều tiềm lực. Cảnh đẹp thiên nhiên không nói. Mình coi TV, tưởng cái chợ đêm như xứ Thái. Ai dè, chỉ là những sạp nối đuôi bán hải sản, không phải là nơi dành cho du khách dạo chơi ăn vặt.
Ý nhóm bạn thích nhậu nơi mát mẻ về đêm, chọn giá cả bình dân. Lỡ đến thì nhào vô cho biết chứ sao!. Không chỉ du khách mà có cả dân địa phương nam thanh nữ tú đút đầu dô máy chém. Thấy người bán cũng là dân lam lũ, mình đoán giá thuê mặt bằng nơi này cao nên mới vậy. Chưa thấy bờ kè nơi nào nhếch nhác bản thiủ như ở các quán nhậu dọc đường Trần Hầu. Chất thải đồ ăn lẫn của người xả thẳng xuống sông. Tối đó, bọn mình quên không chụp ảnh cái toa lét bờ kè "độc đáo" ở xứ này...

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

Nghèo thì ta nuôi nòng nọc!


Hạnh phúc đâu xa!

(ảnh Trần Chí Kông)

Move on - bài dành cho bạn thất bại

move on,
1.
3 năm trước, có một doanh nhân từ Âu châu, tạm gọi là anh Tí. Anh Tí rủ một anh bạn thân, gọi là anh Tèo, anh Tèo chỉ là công chức về hưu non sau một tai nạn lao động, đi du lịch Việt Nam chơi.. Cả hai anh, chả hiểu vì sao đã ngoài năm chọi mà vẫn độc thân, qua Việt Nam thấy non nước hữu tình, gái đẹp đồ ăn ngon, cả hai anh mới bèn tính kế lâu dài ở lại làm ăn. Anh Tí quen một cô gái Việt, tạm gọi là cô Mão, cả hai mua một căn hộ sống chung như vợ chồng, cô Mão chỉ chừng chưa tới ba mươi, nhìn rất ăn chơi, nói tiếng Anh bồi như gió. Không biết cô Mão thuốc làm sao, mà cả Tí Tèo mới hùn tiền mua một lô đất để đầu tư xây một khu nhà bán, lô đất này có giá mua cộng giấy tờ tầm khoảng một triệu đô, nếu thành công, dự án này có thể kiếm được tầm 1~2 triệu đô ngon lành. Hai anh Tí Tèo đều khá tâm huyết với dự án này, tuy nhiên, chẳng hiểu vì sao lô đất lại do một người cậu của cô Mão, ở quê vào đứng tên và canh giữ... tới đây các bạn cũng hình dung ra rồi, cô Mão, sau một cuộc cãi vã với anh Tí, đã biến mất, anh Tí và anh Tèo mất toi một triệu đô
sau tại nạn đó, anh Tí vẫn làm ăn, tuy nhiên giờ anh tằn tiện hơn rất nhiều. Một hôm anh Tí rủ tôi đi nhậu bia hơi vỉa hè. Tôi bận quá nên chỉ hẹn cafe, lần này anh Tí dẫn ra mắt một bạn gái mới, tạm gọi là cô Dần, cô Dần ngoài ba mươi, người hiền hậu, có một đời chồng và một đứa con tầm 6-7 tuổi, nói tiếng Anh mô phạm kiểu streamlines. Lúc cô Dần xin phép về trước, anh Tí mới quay qua hỏi tôi, mày thấy bạn gái mới tao thế nào? tôi nói tôi thấy rất mến cô này, anh Tí mới thủng thẳng kể. Bọn tao mất 1 triệu đô, tao quay về nước bán cái nhà tao ở bển, được đúng 500 ngàn, tao đền cho thằng Tèo chớ nó khóc nó rủa tao dữ quá, đó là tiền bồi thường tai nạn của nó, vì tao tin con Mão mà nó mất tiền. Tao trả nó hết 500 ngàn của nó, coi như một mình tao mất 1 triệu luôn, nó về đóng vô quỹ hưu mỗi tháng rút một ít ra xài, sống đời yên ổn, nó nói mỗi lần nhắc 2 chữ VN là nó muốn tái đé. Còn tao, tao quay lại đây, tiếp tục làm ăn, giờ tao cũng mua được căn hộ mới, có sẵn đồ nội thất không cần mày lo, tao định cưới cô Dần này, hai đứa tao sẽ mở một nhà hàng bia tươi và thịt nướng....

Đâu là chất lượng sống?! nghĩ về một chú em làm công ty.

Có một chú em làm công ty. Xuất thân từ ngèo khó, trưởng thành từ công nhân đi lên. Do công việc gần sếp nên học lắm chiêu trò. Là người cực bén, có thể biết ruồi đực hay ruồi cái bay qua! Coi quan hệ người với người là cuộc chơi.Giỏi tận dụng cái đầu người khác có lợi cho mình, xong việc là thôi. Nhưng với bạn bè anh em cũ, chú mến thì khác, sống chân tình. 
Chú không ham chức vụ mà thích vai quân sư quạt mo để ít trách nhiệm mà khoẻ cái thân. Tuy khoẻ cái xác nhưng nhức cái óc, luôn phải động não và múa mỏ, có vậy sếp mới trả lương cao. Âm mưu thủ đoạn như người chơi cờ nhưng chạm tự ái là bỏ ngang công ty nhiều lần, chủ cần thu phục lại.
Tuy chú ít học, nhưng lão nể, gọi là chuyên gia phản biện. Lão lưu tâm theo dõi kết cục của vài người tài đã làm cho công ty mà mình có biết. Để xem cuộc đời họ sẽ về đâu?
Thỉnh thoảng gặp nhau nhậu, ngoài thăm hỏi nhau, sau đó chỉ nói mỗi chuyện công việc. Chú thường nhớ bài lai khi xưa, giận trách ông kia thằng nọ. Kết thúc cuộc nhậu, đã tê là gây sự với ai đó mà chuyện không đáng. Tính tình ngày càng dễ cáu gắt.
Túm lại vòng đời của chú ấy lặp đi lặp lại hai việc: cày thuê để có tiền xài, nuôi vợ con và nhậu để xả stress. thế thôi! Ngoài ra, chỉ quan tâm đến đến cuộc sống gia đình và người thân. chấm hết. Không để ý cuộc sống xung quanh. Quan niệm với công ty: việc ai làm nấy biết, miễn mày không đe doạ đến quyền lợi của ta. Tình hình xã hội, đất nước, là cái gì đó xa lạ!.
Theo chủ quan lão nghĩ: Cuộc sống chú em đơn điệu thiếu giải trí, chất lượng thấp. Tâm lý không tốt, tương lai nát rượu!
Thương! Muốn góp ý nhưng không thể vì chú ấy sẽ nói: anh đã làm được gì mà nói tui.
Nghĩ đời khó ai hoàn hảo, được mặt này sẽ mất mặt khác. Và ai cũng đều phải trả giá thấp hoặc cao cho quyết định và lối sống đời mình!....

Tìm kiếm Blog này