Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2019

Chuyện bị hắc lào ở chiến trường K

Hai cái mộc chứng nhận lính K, đó là Hắc lào và Sốt rét.
Như lời bài hát: "Ai chưa qua chưa phải là đời" - Mình đã nếm mùi và vinh hạnh được đóng bằng chứng nhận cả hai, ngon hơn nữa đó là sốt rét đỉnh cao đến độ chập cheng!.
Kể qua chiện Hắc lào trước.
Ở K, đơn vị nào đóng quân mà phải dựa vào nguồn nước ao đầm nước đọng để sinh hoạt như ăn uống, tắm giặt. Hay vào mùa mưa ẩm ướt, quần áo đâu có xà bông thoải mái để giặt sạch, phơi chưa kịp khô, lính ta cứ thế ních vào. Rồi đi hành quân truy quét địch, mồ hôi nhuễ nhãi, một bộ quần áo mặc mấy ngày, hết nắng rồi mưa. Thì trước sau gì cũng bị dích Hắc lào.
Nó còn được gọi là Lác đồng tiền, là một bệnh do vi nấm gây nên. Thường nó bắt đầu đóng mộc ở chỗ vùng kín nóng ẩm nhất đó là chỗ chim cúc cu và hai bên bẹn. Mình bị ngay trên đầu chim, thế mới ác!. Có người bị đầu tiên ở đầu gối, nơi hay đọng mồ hôi, quần cọ qua cọ lại. Rồi phát triển quanh eo bụng theo lằn dây lưng quần. Bờ cõi mở mang không giới hạn! Nếu không chữa trị tới bến, nó có thể lây lan lên tận mặt. Ban đầu, bông nở nhỏ thôi, có vành tròn như cái đồng xu bé xíu, dần dần xuất hiện mụn nước li ti. Sau lớn dần thành cái khu chén, nối nhau thành từng vệt, từng dề. Loang lổ khắp toàn thân.
Ban ngày thường ngứa vào lúc đổ mồ hôi, nhưng ngứa nhất vào đêm, lính tha hồ đờn gãi đến toé máu! Rồi người này lây sang người khác... Có gì đó, mình liên tưởng đến câu ca "Nhớ ai như nhớ thuốc lào, đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên" - Ở đây là con nấm, ta bôi thuốc thì nó lặn xuống trốn đào hào dưới da như con cái ghẻ. Trên mặt thì khô lành lên da non nhưng dưới thịt nó vẫn nằm ở đấy. Vậy là lính ta cào cấu, cứ thế và cứ thế, lớp mới chồng lớp cũ. 

Cạo cắn linh tinh... 4



Hội chứng "chân tay ma"

Tính mình hay xem lướt nhưng với câu chuyện dưới đây, đọc liền một mạch. Rất xúc động và vỡ ra nhiều điều mà lâu nay chưa mấy hiểu về thương binh nặng. Trân trọng giới thiệu các bạn. Hay xem và cảm nhận có những người như thế trong cuộc đời này.
.....
Tuan Doan
Tặng các CCB sư đoàn 307:
‘’RÁNG SỐNG VỀ VỚI MÁ NGHE CON !’’
( TRÒ CHUYỆN VỚI MỘT THƯƠNG BINH TRUNG ĐOÀN BỊ CẮT CHÂN 7 LẦN ).
1. TUI BỊ THƯƠNG
- Quang này , kể từ khi đồng hương bị mất hai chân, đến nay đã bao năm rồi nhỉ ?
- Chính xác là 38 năm. Tui vấp mìn năm 1981. Tại Anlong Viêng.
- 38 năm ! Ít ra cũng gần nửa đời người. Giờ nói chuyện về hai cái chân bị mất, đồng hương thấy có muộn không ?
- Ai thấy muộn thì mặc họ. Còn tui, lúc nào cũng cảm thấy như vừa bị mất hôm qua.
- Tôi hỏi thiệt, để có được hai cái chân bị cụt đến gần bẹn như thế này, đồng hương bị cắt mấy lần ?
- 7 lần. Tất cả tổng cộng là 7 lần !
- Kinh khủng thiệt ! Những 7 lần kia ?
- Chứ sao ! Nói thiệt , không giỡn đâu !
- Cụ thể từng lần thế nào ?
- Thì lần thứ nhứt, tui đang đi tuần thì vấp mìn. Cũng may tui vấp, tui bị. Chỉ mình tui hưởng trọn trái mìn. Không ảnh hưởng đến ai. Mặc dù hôm đó, tụi tui đi tuần có khoảng 7-8 người. Cũng may, hôm đó, anh em đi thưa.

Cảm nhận một số tính cách người Khmer CPC khác với người Việt.

Họ không quen ý thức hệ chính trị và lý luận.
Họ nể trọng cán bộ thật sự, không dèm pha nói xấu sau lưng. Họ thích làm ông lớn nhưng không đua chen kèn cựa với người khác. Họ coi nhau đơn giản là tình người với người, làm chức vụ lớn hay nhỏ chứ không phải phe địch hay ta. Nên có chuyện lính của chế độ kia rồi đầu quân làm lính chế độ này, chỉ huy coi là bình thường sẵn sàng tiếp nhận nếu không có sự nhắc nhở từ cố vẫn VN. Trong việc công, không thấy họ viện dẫn lý luận này nọ hay tranh luận đúng sai, cán bộ bàn bạc xong việc ai nấy làm...
Họ không biết cãi lộn với nhau
Họ sống chan hoà với nhau, không nghe ồn ào cãi vã dù trong gia đình hay với hàng xóm hoặc trong cuộc họp chung. Không có cảnh phân biệt con ông con bà. Không có cảnh chồng đánh đập vợ, vợ đay nghiến chồng. Vợ lớn hơn chồng chục tuổi là bình thường, thậm chí hai chục tuổi, trông như mẹ với con, không ai dè bỉu dị nghị... Có điều mình nghe nói: Nếu mâu thuẫn với người khác mà không thể dàn hoà thì có thể họ bí mật phục kích thanh toán nhau mà người ngoài không biết ai chém, ai bắn...
Họ không có thói trộm cắp văt.
Không nghe thấy dân báo cáo phản ánh lên chính quyền về trường hợp nào. Dù tài sản gia đình ở quê nghèo không có đáng giá nhưng vẫn là tài sản. Họ đi làm thì ít có gia đình khoá cửa, đa số chỉ khép cửa lại rồi đi. Ngày đêm, vật dụng sinh hoạt cũng như giày dép họ để dưới nhà sàn không bị mất bao giờ...
Họ thường cho tặng đồ dùng.
Nếu người họ mến xin hoặc tỏ ý thích thì họ sẽ cho ngay coi như vật kỷ niệm. Với đồ có giá trị thì không biết sao nhưng với vật dụng thông thường như quần áo, mũ nón, giầy dép... thì họ lột ra cho ngay mà không hề đắn đo. Cho nên lính CPC dù có trang bị quân trang, đạn dược đầy đủ thì sau vài tháng đã thiếu trước hụt sau vì cái tính ấy. Không thì thôi, vì vậy nên họ không thích thói tuỳ tiện và trộm cắp vặt...

Tại sao gọi là dân Nẫu

Vì dân Nẫu làm biếng phản hồi, ví dụ người đối diện nói với mình:
Dẫy na, dẫy á = Vậy sao? mà cũng có thể là Vậy à!
Kệ Nẫu = Mặc kệ người ta mà cũng có thể là Kệ tui! 
Dẫy thâu = Kết thúc đồng ý mà cũng có thể là không, cứ y vậy mà...
Dẫy ngheng = Phủi đít đi luôn thì biết chắc rằng minh lo, Nẫu không trả tiền.
Những câu nói tán thán trên, chỉ hai từ ngắn gọn thôi nhưng hiểu còn tùy ngữ cảnh đi kèm âm điệu nặng nhẹ, có gắt cuối câu không và cảm xúc trên khuôn mặt người nói. Từ đó có thể hiểu là: xác định, phủ định hay nghi vấn...
Nhưng: Yêu, không iêu thì thâu, nói dứt phát!
Vậy mới lạ, mới là dân Nẫu!
Ảnh minh hoạ,
Mình thấy vui vì có 2 ông bẻ bánh tráng ăn nhìn 2 ông khác gắp và 1 ông để tay dưới bàn.
Nhìn tấm ảnh trên, mình liên tưởng đến tính cách người xứ Nẫu ở quê nhà.

Fan cứng xuống trần sợ mỗi thằng Suzuki áp chảo!


Địa danh dưới góc nhìn của người trần mắt thịt.

Đia danh thường do dân dã ngày xưa gọi ngẫu nhiên, riết rồi thành tên. Hoặc tên xưa qua thời gian bị biến âm. Có trường hợp do triều đình cải danh cũ hay đặt tên mới nếu hình thành dưới triều đó. Vì tâm lý người Việt thích tên chữ cho đẹp, cho hay như Tàu.
Một số ông mũ cao áo dài có khuynh hướng cố biện giải nguồn gốc. Ví dụ địa danh ở miền Trung, miền Nam nguyên gốc của người Chăm, người Khmer. Lẽ ra tìm trước tiên là nguồn gốc tiếng dân tộc đó, xong mới tìm tới nguồn khác. Thì mấy vị cứ nhè chữ Hán mà áp vô. Dĩ nhiên có cái đúng như nói trên.
Truy tìm nguồn gốc địa danh, TC thiên về sự tự nhiên hình thành mà có. Khâm phục Campuchai và Lào, họ trân trọng quá khứ nên cho đến nay vẫn giữ nguyên hầu hết điạ danh khi xưa dù có tên không hay.
(Nhân chuyện xem người ta bàn tán sau thi tốt nghiệp PT: tên sông Hương ai đặt?)

Cứ mỗi lần anh Phúc xuất hiện với khách QT là có chiện vui!

Mà mới ngày đầu Hội nghị G 20 thôi nhé, với lão Trump trước:

Xem từ 13:1 đến 15:11, TC nhìn, đoán vui thế này:
Anh Phúc nhà mình định đi tìm lão Trump, ngang khách khác, ảnh nói ra vẻ dân ngoại giao, nhíu mày cười xuề xoà, vui như trẻ con.
Xong ảnh bước xăng xái lách đến tới chỗ Trump ngồi. Anh Trum bất ngờ, bắt tay hờ theo phép lịch sự và hỏi: anh là ai?.
Rồi Trum khoanh tay lại lạnh lùng thủ thế, cảnh giác do nhớ chiện VN lợi dụng Mỹ còn tệ hơn TQ. Anh Phúc huyên thuyên giải bày chi đó như nhắc Trump là hai người sẽ gặp hội đàm.
Trum nghe ra, ok. thế là anh Phúc vỗ nhẹ tay anh Trum ra vẻ cảm ơn. Hai người tay lại bắt tay, vừa xong là ảnh đi luôn. hehe.

https://www.youtube.com/watch?v=yJlblmqaRLk&fbclid=IwAR0xZHfcivpSJQwXZZPpOeGpY2d6r0boUCmvdmNzPgRwHaFUE5VFuAo3LYM

Quan nhớn làm như thế này, ai dám chõ mõm vô!

Ngay từ bây giờ, các quan nhớn cần quan tâm đầu tư ngay. Bảo tham mưu lập cái dự án phát triển nông thôn, đâu chừng 10 ha thôi. Nuôi yến hoặc dự án chi đó mang tính nông nghiệp công nghệ cao. Cho cháu nó có cửa làm ăn đứng tên. Đất đai, giá cả, giống má, kỹ thuật đã có mấy chú em lo. Trước mắt nuôi trồng thêm nguồn thực phẩm sạch cho vui. Ăn bảo đảm sức khoẻ, biếu người thân bạn bè quý mến, không hết có lính lo đưa ra siêu thị.
Ban đầu, sống khiêm tốn ở nhà cấp bốn thôi nhưng tiện nghi đầy đủ. Tuần chỉ bỏ ra một buổi dạo quanh kiểm tra, xong hẹn bạn bè đến nhậu trao đổi kinh nghiệm vườn ao chuồng. 5 năm sau hưu, về làm người tử tế thì cả nhà tiền xài vô tư. 10 năm nữa thì con cháu hưởng lộc không hết!
Thay bộ cánh gia trang cho quý phái, đẳng cấp. Cứ thế mà cả nhà đi du lịch khắp năm châu bốn bể. Về nhà thì lịch lãm tao nhã vui thú điền viên. Làm kinh tế gia đình hợp pháp, hợp lệ, ai dám chõ mồm cà khịa?. Có khi còn được báo chí ngợi ca làm giàu không khó, cán bộ gương mẫu, gia đình hoà thuận. Tiện mọi bề!

Tìm kiếm Blog này