Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2019

Nói nổ như bom là có thật, để lại bản đồ trên lưng.

Năm 2000, khi ấy tôi phụ trách kỹ thuật sấy gỗ cho xí nghiệp chế biến gỗ Công Danh ở Kon Tum (sau là công ty Vùng Quê BD). Để có thêm thu nhập, tôi tự nhận thêm việc bảo trì điện và cơ khí cho 10 lò sấy. Nếu moteur cháy thì đưa đi quấn lại, ống nhiệt thủng, kêu thợ ngoài vô hàn. Tính mình thì ham tìm tòi học hỏi, đã làm nên vài việc có ích, như: Mày mò tự độ thành công hộp khởi động từ đóng cắt điện không có trong sách vở. Bằng cách đấu nối linh kiện phế thải, thay vì mua cái mới mất mấy triệu thời đó. Nhờ nó mà cắt điện ngay tức khắc cùng lúc 3 pha, bảo vệ hàng loat moteur khỏi bị cháy khi mạng lưới điện bị mất pha nào đó. Tự thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy cho công ty, thực tế đã chữa cháy có hiệu quả. Tiếp nữa là thiết kế bể luột gỗ dầu với quy mô lớn cũng thành công, mình từng kể ở đây:
https://www.facebook.com/Thocao09/posts/1659310650768772 . Còn vô tình phá gỗ, có lúc sẽ kể...
Dạo sơ vậy tới chuyện nổ, nó diễn ra thế này mà ai từng làm cho công ty lúc ấy đều biết vụ này. Số là ngoài chuyên môn ra, mỗi khi rảnh, tôi tập tò hàn điện, rồi muốn lấn sân tập hàn gió đá. Đề có phương tiện tôi đề xuất với chủ, lấy tiền đi tận Quy Nhơn mua. Có có đồ nghề rồi, lại có sẵn vật tư linh tinh nên tha hồ dợt. Trải qua mới biết hàn gió đá khó hơn hàn điện rất nhiều, miệt mài mấy tháng mà trình của mình vẫn là a ma tơ.
Đầu giờ buổi chiều nọ, tôi đang hàn ống thổi cấp gió cho than đá cháy đun lò luột gỗ. Thì chú thợ cơ khí đem mấy thanh sắt chữ I lớn đến nhờ cắt. Trước đó, có nghe bà chủ bảo chú ấy giỏi lắm biết hàn cả gió đá, nên mình bảo chú: anh thay đầu cắt còn chú thay đá (đất đèn) cho khí nó mạnh mới cắt được. Chú bước vào phòng kỹ thuật (nơi để bình oxy và khí đa) thay xong đá mới rồi mở mạnh robinet nước nhỏ xuống tỏn. tỏn. Đúng ra, chỉ được cho nước nhỏ từ từ từng giọt nhỏ. Nếu chú ấy dốt không rành thì nói thật để mình làm thì đâu sinh tai nạn.

Bà chủ tịch QH nói vậy tưởng rằng hay?



Nên lặp đi lặp lại câu: "Thanh niên phải làm gì cho Tổ quốc, chứ không phải Tổ quốc phải làm gì cho ta".
Nói về luật thì Tổ quốc là cái gì đó mơ hồ.
Nghĩa vụ và quyền lợi luôn song hành, tại sao phải đặt hai vế đối nghịch nhau? Ngày nay, lớp trẻ rất thực dụng, TC tin chả ai nghe theo trừ lúc phải hô khẩu hiệu.

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh. Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ

(Ca dao)

Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp
Quê nhà một góc nhớ mênh mông
(người đăng)


Ca ngợi danh nhân văn hoá rồi cái hậu với người đã khuất thì sao?

Những tờ báo lớn có được bài đi vào lòng người như báo Phụ nữ không?
(trích)
"... Học giả Vương Hồng Sển, trước khi qua đời, đã quyết định hiến tặng ngôi nhà (Vân Đường phủ) và hơn 800 cổ vật cùng lượng sách quý đồ sộ cho Nhà nước, với hy vọng thành lập một bảo tàng mang tên ông.
Dù được UBND TP.HCM xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố và từng được các tạp chí danh tiếng như Times, Newsweek… đến tìm hiểu, giới thiệu về ngôi nhà chứa đựng nhiều giá trị văn hóa này; nhưng 1/4 thế kỷ đã trôi qua, kể từ ngày mất của cụ, nguyện vọng cuối cùng về một bảo tàng vẫn chưa thành, căn nhà thì xập xệ, xuống cấp, thoi thóp giữa Sài Gòn. Đó là một sự thật cay đắng.

Hay như ngôi nhà lưu niệm của giáo sư Trần Văn Khê ở quận Bình Thạnh - nơi chứa đựng một khối tư liệu đồ sộ liên quan đến nghiên cứu, giới thiệu âm nhạc truyền thống Việt Nam và âm nhạc thế giới, được giao cho Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, thì đến nay, cũng gần như rơi vào quên lãng. Đó lại là một sự thật cay đắng.

Loạn luân cận huyết nên hạt giống đỏ thoái hoá ráo trọi !


Bạn lớp nhứt của tôi.


Lúc nhỏ có chim chuẩn phết! Đúng là con nhà quan có khác, cái nào đàng hoàng ra cái đó... 
Đi học thì giỏi nhứt lớp. Sau phỏng dái, lao động là vinh quang lang thang là chết đói, rồi ra đi tìm đường cứu nước...


Anh hùng nổ Lê Mã Lương!

Ngồi lại với nhau bàn thảo để tìm ra đối sách bảo vệ Bãi Tư Chính mà mời ông thần chém gió này thì sao gọi là "Toạ đàm khoa học". Có lẽ lão í được bơm thổi nên ngộ nhận về mình, rồi ăn nói văng mạng.
Dám nói và nói đúng là hai việc khác nhau. Lẽ ra toạ đàm nên dành cho những cái đầu lạnh có lập luận chặc chẽ "biết địch biết ta" thì thằng Tàu mới sợ, còn không nó cười khẩy!
Xem clip, nhìn tướng chả gãi đầu, quơ tay, khoe biết nhiều chứng tỏ thiếu tự tin và bế tắc trước chủ đề của toa đàm.
Thợ cạo xem một đoạn đã phát chán, coi nữa cũng chả bổ ích gì ba cái màn tự sướng.

Bãi Tư Chính, không hề đơn giản.

Vì khu vực đó, nó nằm sát mép EEZ và trong thềm lục địa của VN. Mỹ và các nước chỉ hô hào chứ không can thiệp. VN không buông, TQ không nhả. Hai bên sẽ dùng cảnh sát biển, hải giám và dân quân biển để quần nhau, không ngu gì để xảy ra chiến tranh.
Lực lượng trên biển của VN mỏng và yếu so với TQ. Tàu 10, Việt 1 và nó thừa tiền của để đeo đuổi vấn đề. Đấu dài hơi e rằng VN đuối, vậy là trúng kế cù nhay và đạt mục đích chiến lược của nó, biến vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp dưới con mắt quốc tế.
Để hiểu tâm và thế của lãnh đạo VN, hãy để ý điệp khúc của BT Phạm Bình Minh trước ĐHĐ Liên Hiệp Quốc: "Các nước liên quan nên kiềm chế, tránh các hành động đơn phương có thể làm phức tạp hoặc làm tăng thêm căng thẳng trên biển..." - Sao là "các nước liên quan" ở khu vực cụ thể này? nghe như lập luận của TQ.
Ai cũng biết cái lưỡi bò tham lam phi lý nhưng VN làm căng để chặn thì không dám vì lệ thuộc TQ quá sâu, kinh tế lẫn chính trị. Kịện thì cũng không dám luôn vì lấy chứng cứ cụ thể gì, nếu thắng thì làm được gì nhau? nên họ sợ mất lòng TQ thêm. Thợ cạo nghĩ những vấn đề nêu trên thì TQ đã dự liệu được từ lâu và nằm trong kịch bản của nó.
Đoán theo cảm tính vậy thôi, kế sách của lãnh đạo nước chủ nhà thì thằng dân ai cho biết mà bàn sâu.

Tổng công trình sư Trần Văn Cạo thiết kế công trình có một không hai.

Công ty có hướng làm bàn ghế bằng gỗ dầu, có yêu cầu cần phải luột cho ra dầu trước khi sấy để gỗ không bị nứt. Khi ấy TC là kỹ thuật lò sấy, anh chủ dẫn đi tham khảo mô hình 3 nơi trong đó có một đơn vị bộ đội nấu cơm chảo bằng than đá, chẳng nơi nào như ý mình muốn sao chép. Sếp hỏi: Sao anh? TC đáp: Nấu cơm được thì luột gỗ được, vướn đề còn lại là kỹ thuật cho quy mô. Mình chơi chiêu lên bản vẽ ất giáp (học lóm của thằng em kỹ sư) trình chủ và quản đốc, anh chủ khoái, ok duyệt.
Mặc dù mình chưa hình dung nó sẽ ra răng? nhưng nghĩ bụng: tiền chủ ngán gì không chơi !
Bể luột gỗ dầu bằng than đá cho ra dầu trước khi sấy, bể sắt đặt âm dưới đất ngang 1,5m, dài 7m, sâu sâu 1,5m. Với 5 lò đốt có quạt thổi, có đường ray kéo gỗ vào ra và ba lăng tời gỗ thả xuống kéo lên cùng hệ thống bơm xả nước tại chỗ. Sếp Cạo trực tiếp chỉ đạo thi công, tốn 40 triệu thời giá năm 2000.
Hoàn thành, thử nghiệm vài mẻ đạt yêu cầu, chủ thưởng, sếp cạo khao anh em nhậu uống rượu máu dê và bia hơi.
Rồi một lính già hít hơi than đá hộc máo mũi, rồi sếp bị đuổi vì sấy hư gỗ (chiện khác, hổng phải do luột gỗ). TC giã từ đi làm thợ học nghề điện nước, thế mới đau! Đây là lần thứ hai trong 3 lần làm công ty, mình bị đuổi. Lần thứ nhất là chỗ công ty Loan Méng - Quốc Cường, các bạn Kon tum - Gia Lai không lạ gì.
Địa điểm tại công ty Công Danh (cũ) ở Cây số 3 Hòa Bình, TX Kon Tum, có lẽ bây giờ vẫn còn di tích lịch sử.
Ảnh binh tôm tướng cá.


Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2019

Chỉ thị Z30 là gì?

Vi.wiki: 
"Thuộc tính của chỉ thị là mật, không rõ của Ban Bí thư hay của Chính phủ, không có người ký, không có văn bản không dựa trên bất kỳ một điều khoản pháp luật hiện hành cũng như một chủ trương chính sách của Đảng. Ngay cả cấp bí thư tỉnh uỷbộ trưởng bộ công anVăn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng chính phủ cũng không rõ thuộc tính của Chỉ thị, hiệu lực thực thi của Chỉ thị mà chỉ được biết là Hà Nội lúc đó đã làm và các địa phương khác phải làm theo.
________________

Đăng 4 kỳ trên báo Pháp Luật TP HCM đầu tháng 3/2008. Gộp chung lại đây cho dễ đọc. 
CÂU CHYỆN "Z30" 25 NĂM TRƯỚC

1. Bàng hoàng vì chỉ thị miệng

Bùi Hoàng Tám

Tìm kiếm Blog này