Năm 2000, khi ấy tôi phụ trách kỹ thuật sấy gỗ cho xí nghiệp chế biến gỗ Công Danh ở Kon Tum (sau là công ty Vùng Quê BD). Để có thêm thu nhập, tôi tự nhận thêm việc bảo trì điện và cơ khí cho 10 lò sấy. Nếu moteur cháy thì đưa đi quấn lại, ống nhiệt thủng, kêu thợ ngoài vô hàn. Tính mình thì ham tìm tòi học hỏi, đã làm nên vài việc có ích, như: Mày mò tự độ thành công hộp khởi động từ đóng cắt điện không có trong sách vở. Bằng cách đấu nối linh kiện phế thải, thay vì mua cái mới mất mấy triệu thời đó. Nhờ nó mà cắt điện ngay tức khắc cùng lúc 3 pha, bảo vệ hàng loat moteur khỏi bị cháy khi mạng lưới điện bị mất pha nào đó. Tự thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy cho công ty, thực tế đã chữa cháy có hiệu quả. Tiếp nữa là thiết kế bể luột gỗ dầu với quy mô lớn cũng thành công, mình từng kể ở đây:
https://www.facebook.com/Thocao09/posts/1659310650768772 . Còn vô tình phá gỗ, có lúc sẽ kể...
Dạo sơ vậy tới chuyện nổ, nó diễn ra thế này mà ai từng làm cho công ty lúc ấy đều biết vụ này. Số là ngoài chuyên môn ra, mỗi khi rảnh, tôi tập tò hàn điện, rồi muốn lấn sân tập hàn gió đá. Đề có phương tiện tôi đề xuất với chủ, lấy tiền đi tận Quy Nhơn mua. Có có đồ nghề rồi, lại có sẵn vật tư linh tinh nên tha hồ dợt. Trải qua mới biết hàn gió đá khó hơn hàn điện rất nhiều, miệt mài mấy tháng mà trình của mình vẫn là a ma tơ.
Đầu giờ buổi chiều nọ, tôi đang hàn ống thổi cấp gió cho than đá cháy đun lò luột gỗ. Thì chú thợ cơ khí đem mấy thanh sắt chữ I lớn đến nhờ cắt. Trước đó, có nghe bà chủ bảo chú ấy giỏi lắm biết hàn cả gió đá, nên mình bảo chú: anh thay đầu cắt còn chú thay đá (đất đèn) cho khí nó mạnh mới cắt được. Chú bước vào phòng kỹ thuật (nơi để bình oxy và khí đa) thay xong đá mới rồi mở mạnh robinet nước nhỏ xuống tỏn. tỏn. Đúng ra, chỉ được cho nước nhỏ từ từ từng giọt nhỏ. Nếu chú ấy dốt không rành thì nói thật để mình làm thì đâu sinh tai nạn.
Vì vậy khí ga tăng vọt đột ngột. Khi đó, tôi thì ngồi ngoài cánh cửa, cách chỗ để bình khí chừng 3 mét. Bật quẹt ga mồi lửa đầu cắt để làm. Xẹt. xẹt. không cháy do khí phun ra cực mạnh nên không thể bắt lửa được. Tôi quay mặt nhìn bình ga thì thấy đồng hồ van an toàn đã gát mút kim. Mất hồn! Thay vì mở kết cỡ van ở tay cầm đầu hàn để xả khí bỏ. Thì mình ngu, tiếc của công ty (tiền mua đất đèn không đáng) nên cứ nghĩ nếu nó cháy mạnh thì giảm áp lực sẽ không nổ. Chỉnh vội rồi quẹt tiếp phát thứ ba, không cháy. Thế là OÀNH. lửa nhá, khói mù khét lẹt.
Tai tôi lùng bùng, ngó vội thân thể, thấy còn nguyên vẹn. Mừng quá! Tóc thì bị cháy xém, cẳng tay bị phòng dộp, cảm giác ran rát phía sau lưng. Thằng lính chạy tới, bảo phỏng rồi anh ơi. Tôi bảo dội nước vào lưng anh ngay cho mát. Mình vừa nói vừa cười trấn an mọi người: da dẻ si nhê gì rồi sẽ lành, không chết là quá may rồi. Tôi bình tĩnh như thường, bước vào phòng kiểm tra thì thấy bình gió đá nổ bật nắp chẹo qua một bên, đồ đạc gần đó hư hại nhẹ. Khoá cửa cẩn thận rồi bảo lính lấy xe máy chở đi bệnh viện.
Tới bệnh viện, họ bôi thuốc mỡ, quấn băng vải từ thắt lưng lên tận vai choàng qua cánh tay. Nhìn cứ như xác ướp! Vài anh em công ty và người thân đến thăm, không thấy bóng dáng ông chủ và quản đốc. Tối, tôi mặc áo rộng dài tay phủ che băng bó, lẻn về xưởng ngủ. Gặp mấy thằng đang nhậu, lại mời uống, anh. Mình cười khanh khách, ngán chi mà cữ, cũng ót 2 ly nhỏ góp vui. hehe. Hai ngày sau, xin ra viện. Khi thanh toán tiền, chú quản độc còn căng ke vì thiếu hoá đơn viện phí. Tôi cự: cái mạng tôi chưa tính, mấy đồng bạc là to à?. Im !
Như vậỵ van an toàn để khi áp lực cao tự xả, vô tác dụng. Nó nổ tạo quầng lửa lớn đến nỗi táp vào lưng tôi ngồi cách mấy mét. Kinh! Tôi tò mò hỏi người ở thị xã (cách xưởng 5 km), họ nói ở xa còn nghe, tưởng đâu bom mìn nổ. Hỏi công nhân: lúc ấy chủ xưởng đâu? đáp: sợ quá. "trốn".
Đối với chú em cơ khí, mình chửi tội ngu quá trời! Phạt phải mua một con gà trống về cúng cho mình và các chiến hữu nhậu chơi mừng tai qua nạn khỏi. haha.
Hên ở chỗ là mình ngồi xa bình khí đá và quay mặt với nó chứ không thì toi mạng hoặc cái mặt thì ê hèm chả biết ra sao. Bỏng không sâu nên chóng lành. Nó để lại dấu vết vằn vện một mảng lớn đậm nhạt như bản đồ ở nửa lưng tôi. Mình nói đùa với anh em: tao mà có lệnh truy nã, công an khỏi cần hỏi, lật áo xem lưng, tóm ngay chóc!
Theo thời gian phai mờ dần.
Hên ở chỗ là mình ngồi xa bình khí đá và quay mặt với nó chứ không thì toi mạng hoặc cái mặt thì ê hèm chả biết ra sao. Bỏng không sâu nên chóng lành. Nó để lại dấu vết vằn vện một mảng lớn đậm nhạt như bản đồ ở nửa lưng tôi. Mình nói đùa với anh em: tao mà có lệnh truy nã, công an khỏi cần hỏi, lật áo xem lưng, tóm ngay chóc!
Theo thời gian phai mờ dần.
Từ dạo ấy, thôi không dám dùng bình đá đất đèn nữa mà mua bình acêtylen cho an toàn hơn. Thời đó, biết bao nhiêu người đã mất mạng hay thương tật vì nổ bình gió đá. Người ta nói "sinh nghề tử nghiệp" quả đúng! Trong nghề gỗ, ngay tại công ty, tôi từng chứng kiến biết bao công nhân bị mất một ngón hoặc một phần lóng tay trong lúc thao tác máy chế biến gỗ. Họ vì mưu sinh mà đánh đổi xương máu. Khi đi lành lặn, khi về mất đi một phần thân thể và sức lao động. Bàng hoàng. nhót ruột!.Thời đó chưa có bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn và giám định thương tật để hưởng chính sách như ngày nay. Thường thì chủ các xưởng lo tiền đi bệnh viện điều trị, rồi cho thêm 1-2 triệu "bồi dưỡng", thế là xong! Dù mỗi khi gặp sự cố, lỗi do đâu thì chủ công ty vẫn chịu trách nhiệm. Không biết những ông bà chủ có dằn vặt lương tâm con người?
.....
Hình 1: Tôi và nhóm anh em công nhân trong tổ.
Hình 2: Minh hoạ phương tiện và thao tác hàn gió đá.
Hình 3: Minh hoạ một cảnh tai nạn trong lúc làm.
.....
Hình 1: Tôi và nhóm anh em công nhân trong tổ.
Hình 2: Minh hoạ phương tiện và thao tác hàn gió đá.
Hình 3: Minh hoạ một cảnh tai nạn trong lúc làm.