Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

Siêu vi Cúm có nét tương đồng với ký sinh trùng sốt rét.

Ai từng bị sốt rét dễ thấy điều này. Không biết khoa học thế nào, tôi chỉ nói trải nghiệm của mình, của một người có thâm niên. Nhiễm ký sinh trùng SR và phát bênh lần đầu từ năm 1978, mãi đến 1991 không thấy bị nữa. Vậy là tôi sống chung với nó suốt 13 năm. Nhớ lại: bị sốt 1 lần bị ở Kon Tum, 4 lần ở Campuchia, 2 lần ở Nha Trang và 1 lần ở Sóc Trăng. Trong đó, tôi bị chập dây thần kinh hai lần, ở trạng thái hưng phấn, thế mới lạ!
Có gì đó tương đồng như Covi. Nó khởi phát đột ngột, không dự báo trước. Triệu chứng khi phát sốt không giống mà có khi cũng giống như bao người khác. Có người bị sốt li bì, lên bờ xuống ruộng, liệt cụp phải chống gậy mà đi, còn tôi vẫn tà tà, có lần sốt 40,5 độ vẫn tỉnh. Chu kỳ thường lặp lại: lạnh, nóng, nhức đầu. Nhanh chậm tuỳ người, rồi dăm ba ngày là hết. Ở bộ đội có người bị kiểu dở dỡ dở ương ương nên chỉ huy và anh em hiểu nhầm thằng đó né tránh đánh địch, trốn việc.
Tạm đúc kết theo nhận thấy của mình:
- Triệu chứng SR, đa số giống nhau nhưng có những người diễn biến khác do sức đề kháng của từng người khác nhau.
- Ký sinh trùng SR truyền nhiễm từ người này sang người khác, nơi sinh hoạt cộng đồng dẫn đến cả tập thể dễ bị theo.
- Thuốc SR không trị hết mà chỉ chặn không cho ký sinh trùng phát tác mỗi khi lên cơn thôi. Càng về sau những thuốc như Quinine, Chloroquine... bị lờn do ký sinh trùng kháng thuốc.
- KST.SR nằm im đó, mỗi khi điều kiện ăn uống kém, sức khoẻ yếu và tâm lý lo lắng nhiều là nó dợt liền. Uống thuốc vào, nó lui ở ẩn chờ cơ hội khác.
Cho nên đến nay gần 30 năm, tôi vẫn không rõ KST nó còn trong người mình không, cố thủ hay đã bị kháng thể tiêu diệt hoàn toàn?

Cùng tìm hiểu ý nghĩa đằng sau bài hát “Bắc kim thang cà lang bí rợ”


Thứ Tư, 18 tháng 3, 2020

Sau 1 tháng uống thuốc giảm cân, trông mình cũng được chứ các tình iêu !


Coi lại dáng má thon thả khỏi chê, hổng biết có quá liều không mà cái dú mất tiêu, cái mẹc thì như pê đê dẫy hổng biết?

Bọn tư bổn giãy chết sang VN mà học cách làm truyền thông trong mùa dịch nè!

Ghi điểm đúng lúc, kịp thời. Ca ngợi chỗ này chỗ nọ cách ly đàng hoàng tử tế, ai cũng khoái. Chỗ khác thấy đó mà làm theo. Tôn lên giá trị phẩm giá con người, thế giới nào bảo VN đàn áp nhân quyền. Người Việt, nước ngoài đều thích, còn muốn gì nữa! TC mà là anh Tập, lão Trump quăng mớ tiền vào cho VN làm hình mẫu chống dịch, há chẳng phải thơm lây hay sao.
Báo Tuổi trẻ đang đi đầu chuyện này.
https://tuoitre.vn/nguoi-viet-tu-chau-au-tro-ve-dat-nuoc-cua-minh-minh-phai-ve-thoi-20200316185532214.htm

Tôi chơi FB khá lâu, chỉ huỷ kết bạn duy nhất một người.

Lại đúng ngay người quen, đáng tiếc là bạn học trước 1975, là đồng đội một thuở với mình. Không phải bạn ấy xúc phạm mình, cũng không phải chỏi nhau về quan điểm chính trị vì tôi coi chuyện đó là bình thường.
Nhìn hình đại diện fb của người ấy, bạn có thể đoán ra ý minh...

BBC nước ngoài lấy tin chiến sự bằng cách nào?

Những ngày đầu, quân VN vượt biên giới phía Tây tấn công vào lãnh thổ CPC xa lạ, kế tiếp là quân TQ vượt biên giới phía Bắc tấn công VN. Lúc ấy tôi chỉ là người lính nhưng ở gần các sếp chỉ huy nên được ké hóng tin tức chiến sự qua đài BBC. Do đánh tổng lực nên nhiều mũi tiến công cùng lúc, có mũi hoàn thành mục tiêu như ý đồ, có mũi chậm chân, dằng co, có tiến có lùi. Tưởng tượng thông tin liên lạc réo loạn xạ, có khi mũi này đánh nhanh quá mà mũi kia không biết tới đâu..
Bản tin BBC mỗi ngày phát sóng 2 lần, sáng sớm và đầu tối, mỗi lần 30 phút. Họ đưa tin và bình luận ngắn nhưng ngôn ngữ chuẩn xác, súc tích, giàu hàm lượng thông tin. Các mũi của quân VN tiến công đến đâu và Kh'mer Đỏ thoái lui về đâu, nó đều biết hết và đưa tin kịp thời. Tình hình chiến sự diễn biến quá nhanh nên ai cũng nôn nóng biết ở các hướng khác đánh đấm ra sao. Chỉ huy thay vì chờ cấp cao hơn thông báo xuống, họ theo dõi đài BBC cho nhanh. Tôi thầm nghĩ: hoá ra nó còn nhanh hơn hệ thống chỉ huy liên lạc của quân đội mình à? Bụng bảo dạ: làm thế nào mà nó nắm tin nhanh đến thế?
Sau này, ngồi nhớ lại, suy nghĩ mông lung.
Nếu bảo BBC có cộn tác viên cài cắm vào các bên tham chiến - Nghe không hợp lý vì họ là đài thông tấn chứ không phải là cơ quan tình báo, vả lại họ đâu có quyền lợi gì trong việc các bên đánh nhau. Nếu bảo là họ bỏ tiền ra mua rồi chuyển tin? - Nghe cũng không ổn vì tại sao phải bỏ tiền ra mua rồi cho thiên hạ nghe tin miễn phí. Vượt qua rào cản cơ quan bảo vệ nội bộ của các bên bằng cách nào. Chuyển tin nhanh chỉ qua sóng vô tuyến, không lẽ họ có cả hệ thống đài bí mật truyền tin. Điều đó, cực nguy hiểm, phe đánh nhau họ dò sóng tập kích chỗ ẩn thân là chết toi.

Sông mẹ cạn dòng vì đâu nên nỗi ?

Nói người hãy nghĩ đến ta. Khó thể có nước nào tránh né được trách nhiệm đã góp phần vào thảm hoạ thiên nhiên. Trung Quốc là thủ phạm chính, sau nữa là các nước dọc sông Mê Kông. Lên án TQ, giả như TQ nói vặn lại: sông mẹ muốn có nước phải cần nguồn sông con, sông nhánh đổ vào. VN sẽ trả lời sao?
Riêng VN đã chặn dòng nước trong hệ thống sông Sê San - Srêpôk chảy sang Campuchia nhập vào sông MK, có đến 11 đập thủy điện. Nhìn vào bản đồ cho thấy bên Campuchia còn rõ màu xanh dòng sông còn bên VN đã "đứt đoạn" nhiều chỗ, nổi bật là các hồ lớn trữ nước cho thuỷ điện.
Nước nào cũng vì quyền lợi của nước mình thôi, chả ai tốt đẹp gì!



Bắn trung liên RPĐ, kết quả có một không hai !

"Phước chủ may thầy" nhưng sướng vẫn cứ phe!
Đại úi guè tui nhớ lại chiện bóp cò năm xưa. Với tinh thần khiêm tốn vô bờ bến kể lại các đồng đội nghe chơi một kỷ lục cao vòi vọi của Cạo năm 1978. Tại trường bắn Hạ sĩ quan quân khu 5.
Loại súng: trung liên RPĐ
Cơ số đạn: 6 viên bắn 2 loạt
Cự ly: cách xa 200 mét
Mục tiêu: bia miệng lỗ châu mai lô cốt 0.2 x 1 m
Tư thế: nằm bắn

Nước sông công lính - Chuyện làm nhà.

xxĐời thằng lính nào cũng trải qua chuyện dựng nhà. Tuỳ thời gian quân ngũ, ít thì vài lần, nhiều thì năm lần bảy lượt. Dựng lên cho đã rồi bỏ đi !
Đầu tháng 10.1978, đám hạ sĩ quan chúng tôi về đơn vị mới ở ngả ba Đông Dương cách cửa khẩu Bờ Y KT ngày này hơn chục ki lo mét. Công tác chính là giúp bạn Campuchia xây dựng lực lượng cho quân khu Đông Bắc tương lai. Cả bọn trú tạm bợ theo các chái nhà của bộ phận đến trước. Đêm ngủ, gió thốc vào lưng, cái mền mỏng thiếu trước hụt sau, lạnh thấu xương. Cho nên vừa đặt ba lô xuống là bắt tay ngay vào việc cất nhà để ở. Hàng ngày, phân công nhau thành từng tốp, người thì đi chặt cây, người chặt nứa, người thì cắt tranh... Cứ sáng sớm, cơm đùm cơm nắm lên đường, chiều vác gánh vật liệu về. Mà đi đâu gần, hết đồi qua suối, hết muỗi đến vắt, đoạ đày cái thân thằng lính.
Nghề dạy nghề, người biết làm bày cho người chưa biết. Hơn hai tháng trời ròng rã, dựng cột kèo xà ngang xà dọc, thưng vách, lợp mái, làm giường... Rồi cũng xong, anh em mừng vì có chỗ chui ra chui vào sạch sẽ tươm tất. Nhà lính đơn giản thôi nhưng ất giáp, trên lợp tranh, vách thưng bằng nứa, có hàng hiên, có cửa trước cửa sau. Có chái bếp nhỏ để "tục tạc" nấu thêm rau cỏ cải thiện bữa ăn.
Ở đâu chừng được một tuần, vào cuối tháng 12 thì đùng một phát, có lệnh cấp trên thu xếp hành trang rút quân. Tôi thầm nghĩ, chỉ huy thừa biết trước sẽ đi, sao không bảo lính dừng làm cho đỡ vất? Bảo bí mật cũng không phải vì đơn vị ở cách xa dân, cấp trên thì giám sát chặn thư từ liên lạc với gia đình. Hay là mấy ổng bảo nhau: để tụi nó rảnh làm chi, ngồi không sinh chuyện, rách việc! Trước đó có nghe Trên quán triệt chuẩn bị tổng lực đánh sang K, thế thôi còn đi đâu, thời gian nào chả biết.
Ngày đi, nhìn lại ngôi nhà khang trang mới toanh, ai nấy đều xót cho mồ hôi công sức của mình. Nhưng lính mà, tặc lưỡi là xong. Như chưa từng có việc gì xảy ra. Xe đến xúc tất cả lên đường hành tiến. Một trang mới đời lính mở ra trước mắt...

Sự kiện hy hữu, độc nhất vô nhị trong chiến tranh biên giới phía Bắc.

Một đơn vị của QĐNDVN bắt nguyên một đại đội quân sơn cước (biệt kích) của Trung Quốc, bị bao vây buột phải ra hàng. Chiến công ấy có sự tham gia, tiếp sức của dân quân tự vệ người dân tộc thiểu số. Sự việc xảy ra tại xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Những nét nổi bật
- Quân ta bao vây, triệt nguồn nước, gọi hàng, không tốn phát đạn nào.
- Trước khi ra hàng, chi bộ đại đội TQ họp ra nghị quyết đầu hàng.
- Bắt nguyên đại đội với đầy đủ cấp chỉ huy, có cán bộ trung đoàn biệt phái.
- Bắt nhiều tù binh TQ nhất, 104 trong tổng số 238 tù binh TQ.
- Thu được nguyên vẹn vũ khí, trang bị của một đại đội đối phương.
- Làm quân TQ bẻ mặt bị nhục nhất. Dẫn đến việc hàng loạt cán bộ bị kỹ luật từ quân đoàn đến người lính, xóa phiên hiệu quân đoàn, sư đoàn ra khỏi biên chế quân đội.

Tìm kiếm Blog này