Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

Sau 1 tháng uống thuốc giảm cân, trông mình cũng được chứ các tình iêu !


Anh đi cách ly Covid 19...


Nhà chẳng thiếu thứ gì...


Chúng ta kế thừa gì từ những người thân?

Thường khi còn trẻ, chúng ta không thấy giống người thân, thậm chí là phủ định. Khi về già, ngồi ngẫm ra mới thấy có gì đó giống người này người nọ, cả về hình dáng lẫn tính tình. Mỗi người thừa hưởng qua di truyền và từ các mối quan hệ, ngoài ruột thịt còn có người thân quen khác. Ngay cả vợ chồng sống lâu cũng có tác động qua lại. hehe.
Các bạn nghĩ lại coi có đúng không? nếu không thì coi lại, phải đi tìm... để lá rụng đúng gốc.

"Chiến dịch Can vàng".

Nhìn chiếc can này, nhiều đồng đội sư 307 nhớ chuyện xưa, ứa nước mắt!.
Một số đơn vị khi hành quân đánh căn cứ địch, khát nước mệt mõi đến độ lính vứt bỏ cả đạn, lương thực, tư trang... Vậy mà vẫn đeo nó bên mình cho dù hết nước để khi có nước dùng đựng lại. Coi nó là tài sản quan trọng nhất của thằng lính.
Anh em giã từ vũ khí đã lâu, mật danh chiến dịch có thể quên, đơn vị phối hợp tác chiến có thể quên... Nhưng mỗi khi nhắc lại kỷ niệm với nhau, không ai quên chiếc can vàng ngày xưa thấm đẫm mồ hôi và máu. "Chiến dịch Can vàng"!


Nhân mùa dịch nói chuyện... dịch ong

Phạm Lưu Vũ
Không phải chỉ loài người hay những súc vật to lớn như trâu bò, lợn gà… mới mắc nạn ôn dịch. Cả côn trùng cũng bị ôn dịch, bởi vì đối với loài vi rus (ví dụ con vi rus Vũ Hán), thì một con ong cũng to bằng cả tòa nhà. Những người nuôi ong thường biết loài ong có một nạn dịch gọi là “trùng phong đẳng”, là một loại vi rus có trong gió nên gọi “trùng phong”, nó gây bệnh không chừa con nào, các loại ong thợ, ong đực, kể cả ong chúa cũng đều dễ bị nhiễm nên gọi là “đẳng”. Ong lại là loài bay cả đời nên rất dễ dính loại ôn dịch này.
May mắn thay, ong là một trong những loài côn trùng có khả năng gọi là “thông tri bất tự” (cái biết của chúng thông nhau, không cần phải dùng đến chữ nghĩa, kí hiệu…). Cho nên bất cứ con nào hít phải “trùng phong đẳng” trong khi đang bay lượn, la cà… ở bên ngoài, thì cả tổ ong lập tức biết ngay. Những con ong thợ canh cửa sẽ thực hiện ngay bản năng đóng cổng, ngăn không cho con ong ấy trở về. Đồng thời, chúng truy lùng những con khác nếu bay gần, hoặc đã tiếp xúc với con ong ấy (kiểu như F1) để… cách ly.

Thuốc điều trị cúm Covid 19 -Không nên cầm đèn chạy trước ô tô!

Nghe đồn thuốc điều trị cúm Covid19 đã thử nghiệm thành công và đang áp dụng ở nước này nước nọ. Trong đó có thuốc sét rét Chloroquine nên có người lo mua tích trữ, sợ hết.
Theo TC thì không phải lo xa, vấn đề là có hiệu quả không chứ nước nào chả SX được. Khi chưa có thông báo chính thức của cơ quan Y tế thì chớ vội. Chưa xác định là dương tính, mới nghi thôi, thấy có triệu chứng khá giống nhiễm Corona đã lo uống thuốc dự phòng là không nên vì tác dụng phụ của nó. Hồi còn bộ đội, mình bị sốt rét, mấy lần uống vào, lơ bơ lửng bửng, tai kêu ù ù. Kinh!

Lần xuất hiện gần đây của vợ chồng "người tử tế" trong "ván bài lật ngửa".

05/01/2020 

Siêu vi Cúm có nét tương đồng với ký sinh trùng sốt rét.

Ai từng bị sốt rét dễ thấy điều này. Không biết khoa học thế nào, tôi chỉ nói trải nghiệm của mình, của một người có thâm niên. Nhiễm ký sinh trùng SR và phát bênh lần đầu từ năm 1978, mãi đến 1991 không thấy bị nữa. Vậy là tôi sống chung với nó suốt 13 năm. Nhớ lại: bị sốt 1 lần bị ở Kon Tum, 4 lần ở Campuchia, 2 lần ở Nha Trang và 1 lần ở Sóc Trăng. Trong đó, tôi bị chập dây thần kinh hai lần, ở trạng thái hưng phấn, thế mới lạ!
Có gì đó tương đồng như Covi. Nó khởi phát đột ngột, không dự báo trước. Triệu chứng khi phát sốt không giống mà có khi cũng giống như bao người khác. Có người bị sốt li bì, lên bờ xuống ruộng, liệt cụp phải chống gậy mà đi, còn tôi vẫn tà tà, có lần sốt 40,5 độ vẫn tỉnh. Chu kỳ thường lặp lại: lạnh, nóng, nhức đầu. Nhanh chậm tuỳ người, rồi dăm ba ngày là hết. Ở bộ đội có người bị kiểu dở dỡ dở ương ương nên chỉ huy và anh em hiểu nhầm thằng đó né tránh đánh địch, trốn việc.
Tạm đúc kết theo nhận thấy của mình:
- Triệu chứng SR, đa số giống nhau nhưng có những người diễn biến khác do sức đề kháng của từng người khác nhau.
- Ký sinh trùng SR truyền nhiễm từ người này sang người khác, nơi sinh hoạt cộng đồng dẫn đến cả tập thể dễ bị theo.
- Thuốc SR không trị hết mà chỉ chặn không cho ký sinh trùng phát tác mỗi khi lên cơn thôi. Càng về sau những thuốc như Quinine, Chloroquine... bị lờn do ký sinh trùng kháng thuốc.
- KST.SR nằm im đó, mỗi khi điều kiện ăn uống kém, sức khoẻ yếu và tâm lý lo lắng nhiều là nó dợt liền. Uống thuốc vào, nó lui ở ẩn chờ cơ hội khác.
Cho nên đến nay gần 30 năm, tôi vẫn không rõ KST nó còn trong người mình không, cố thủ hay đã bị kháng thể tiêu diệt hoàn toàn?

Cùng tìm hiểu ý nghĩa đằng sau bài hát “Bắc kim thang cà lang bí rợ”


Tìm kiếm Blog này