Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

Nhân mùa dịch nói chuyện... dịch ong

Phạm Lưu Vũ
Không phải chỉ loài người hay những súc vật to lớn như trâu bò, lợn gà… mới mắc nạn ôn dịch. Cả côn trùng cũng bị ôn dịch, bởi vì đối với loài vi rus (ví dụ con vi rus Vũ Hán), thì một con ong cũng to bằng cả tòa nhà. Những người nuôi ong thường biết loài ong có một nạn dịch gọi là “trùng phong đẳng”, là một loại vi rus có trong gió nên gọi “trùng phong”, nó gây bệnh không chừa con nào, các loại ong thợ, ong đực, kể cả ong chúa cũng đều dễ bị nhiễm nên gọi là “đẳng”. Ong lại là loài bay cả đời nên rất dễ dính loại ôn dịch này.
May mắn thay, ong là một trong những loài côn trùng có khả năng gọi là “thông tri bất tự” (cái biết của chúng thông nhau, không cần phải dùng đến chữ nghĩa, kí hiệu…). Cho nên bất cứ con nào hít phải “trùng phong đẳng” trong khi đang bay lượn, la cà… ở bên ngoài, thì cả tổ ong lập tức biết ngay. Những con ong thợ canh cửa sẽ thực hiện ngay bản năng đóng cổng, ngăn không cho con ong ấy trở về. Đồng thời, chúng truy lùng những con khác nếu bay gần, hoặc đã tiếp xúc với con ong ấy (kiểu như F1) để… cách ly.

Tuy nhiên cũng không thể nào tuyệt đối được. Vì những lý do bất khả kháng nào đó, mà dịch “trùng phong đẳng” xuất hiện ở trong tổ, thì đàn ong thợ sẽ nhất loại ở nhà, không bay ra ngoài tìm hoa hút mật, lấy phấn… nữa, trừ những con phải làm nhiệm vụ đặc biệt (ví dụ tuyên truyền, phản tuyên truyền, reo rắc dịch sang tổ khác hoặc cầu cứu…). Tất nhiên sau khi dịch lui thì đàn ong sẽ xơ xác, kiệt quệ, bởi vì lượng mật và phấn hoa dự trữ (thường không quá 1 mùa) đã cạn. Nhưng những con may mắn thoát dịch sẽ nhanh chóng khôi phục. Tổ ong cũng không đến nỗi bị tuyệt diệt. Song vấn đề rắc rối và nguy cấp lại ở chỗ khác.
Rắc rối ở chỗ con ong Chúa (có nơi gọi ong Bà). Khi trong tổ bắt đầu xuất hiện dịch, thì lập tức ong Chúa (và ong Bà) sẽ trốn biệt tăm để bảo toàn tính mệnh. Nhưng ong Chúa không thể trốn kĩ quá 3 ngày, bởi vì nếu phát hiện ong Chúa mất tích quá 3 ngày, thì lũ ong thợ sẽ triển khai ngay “quy trình” tạo Chúa mới, bằng cách tìm những ấu trùng dưới 3 ngày tuổi, đắp thành những “mũ Chúa”, đánh dấu để nuôi dưỡng, đào tạo... Chúng đắp từ 6-7 cái “mũ Chúa” như thế. Khi con nào “lột” thành ong cái trước, nó sẽ bò đi, cắn chết những con còn lại. Một con “Chúa” mới, duy nhất ra đời. Khi đó, con ong Chúa cũ dẫu có trốn thoát khỏi dịch, thì cũng không có quyền ở lại để làm Chúa trong tổ nữa. Thường thì sẽ được con “Chúa” mới chia sẻ cho một số ong thợ để hầu hạ và đuổi ra khỏi tổ, sống nốt những ngày còn lại trong kiếp… lưu vong. Song đó mới chỉ là chút rắc rối, đối với cả tổ ong thì đó chưa phải là nguy cấp.
Nguy cấp ở chỗ bọn ong thợ không tìm ra những ấu trùng dưới 3 ngày tuổi, vì ong Chúa (và ong Bà) đã trốn kĩ quá, biệt tăm quá 3 ngày. Khi đó, lập tức cả lũ ong thợ sẽ khởi động bản năng của những con ong cái, tức là chúng sẽ nhất tề thi nhau… đẻ. Đây chính là căn bệnh ung thư của côn trùng mà khoa học đã chứng kiến, song rất tiếc đã không gọi đúng tên của nó. Bệnh này vô phương cứu chữa. Tổ ong sẽ diệt vong, bởi vì trứng do lũ ong thợ đẻ ra sẽ nở toàn… ong đực, những hạng chỉ chuyên… ăn hại, còn không biết hoa là cái gì, huống hồ còn hút mật. Tại sao chỉ nở ra ong đực? Tại vì trứng không được thụ tinh. Tại sao không được thụ tinh? Tại vì ong thợ không có chức năng thủ dâm (tức là tự sướng) như ong Chúa.

Tìm kiếm Blog này