Tim thông tin blog này:

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Gia đình đông con đẻ năm một ngày xưa.

Thử tưởng tượng:
Gỉa như một cô gái lấy chồng năm 17, nếu đẻ năm một, không sẩy đứa nào thì năm 27 tuổi đã có 10 con. Một mẹ cho hai con bú cùng lúc.
Đứa lớn phải ẵm dỗ em hay bồng cõng đi chơi. Chúng gọi nhau tao mày, giành ăn chí choé, đánh nhau giành đồ chơi, cha mẹ làm trọng tài phân xử.
Sau khi có đàn con, mẹ vẫn còn duyên chán! Nếu ông chồng lén phéng có thêm bà nữa thì con vợ lớn vợ bé trùng tuổi, có khi hai chục đứa.
Cho nên trong một xóm không bao giờ thiếu bạn chơi là vậy.

Năng lực sản xuất "kinh khủng" của Mỹ trong Thế chiến II.

Nhân chuyện các nước và Mỹ ra sức SX máy thở trong mùa dịch, TC chợt nhớ lại có xem bộ phim tài liệu về hai phe đấu nhau ở Đệ nhị thế chiến. Trong đó có đoạn nói về khả năng của Mỹ sản xuất phương tiện, vũ khí phục vụ cho chiến tranh. Hằng ngày, quân Mỹ và đồng minh bị tiêu hao không biết cơ man nào tàu chiến, máy bay, xe tăng... trong đánh nhau với quân Đức Nhật. Để bù lại thiệt hại, các nhà máy cũ mới thi nhau chạy hết công xuất, 24/24 h ngày/đêm. Trai tráng ra mặt trận còn nữ ở hậu phương thì tham gia làm công nhân quốc phòng, kíp này ra thì kíp khác vào. Mỹ là một cỗ máy sản xuất khí tài khổng lồ mà không một nước nào bì được.
Vài số liệu tham khảo vào lúc cao điểm:
- Về máy bay, Mỹ đã SX 2,3 triệu chiếc máy bay chiến đấu,100.000 chiếc MB ném bom. Máy bay ném bom hạng nặng B-17 và B-24, Mỹ đã sản xuất 31.213 chiếc, nhà máy Willow Run (Ford) đã SX với tốc độ mỗi ngày 1 chiếc..
- Về tàu vận tải 14.000 tấn Liberty Ship, Mỹ đã sản xuất 2.710 chiếc. Con tàu đầu tiên mất 230 ngày để hoàn thành, trung bình 42 ngày, con tàu sx nhanh nhất chỉ mất có 5 ngày để hạ thủy.
- Về hàng không mẫu hạm, Mỹ đã SX 141 chiếc. Chiếc HKMH Bunker Hill có 2.600 thuỷ thủ, từ lúc khởi công đến hạ thuỷ chỉ trong vòng 2 năm.

Ảnh hiếm có: Gia đình Ngô Đình Luyện

Kon Tum - Tiếc nhớ một thời!

(nói các bạn học cũ và những người chỉ biết vật chất là trên hết)
Ngày xưa, chúng mình có bốn nơi gần gũi gắn bó nhiều nhất, đó là: Trường Hoàng Đạo, Khu Giọt nước, Rạp xi nê và Bờ sông Dakbla.
Người nay, người ở xa về lại chốn cũ, mừng vì bộ mặt thị xã Kon Tum thay da đổi thịt, to đẹp hơn nhưng đồng thời có cảm giác hụt hẫng, luyến tiếc cái ký ức ngày xưa không còn nữa.
Đã đành thời gian không thể dừng lại, xã hội luôn phải tiến lên nhưng cái giá của nó phải đánh đổi quá lớn. Con người ngày càng xa rời môi trường thân thiên.
Liệu ngày nay, tuổi trẻ không cần nơi chạy nhảy vui chơi? Con người sống không cần hít thở khí trời đất trong lành? Không cần đắm mình tắm mát trong dòng sông quê hương? Con người sống mà không cần ký ức?
Cái hài hoà cân đối giữa con người với thiên nhiên ở đâu? Sự phát triển trong chừng mực ở đâu? Đi đâu về đâu?
Bạn ở tại thành phố quê nhà, ngoài vài nơi tôn giáo, bạn có gì tự hào giới thiêu với khách phương xa?

Bình Dương có 5 con đường mang tên ĐT 743

Chương trình Ai là tỷ phú.
Hỏi: có mấy con đường ĐT 743 ?
Đáp: có 5 con đường mang tên ĐT 743:
Anh Sâm VTV ngớ người, vội tra Google Maps thấy quá đúng nên thay mặt nhà tài trợ, trao giải "Thiên Tai" của Sở GTVT tỉnh Bình Dương cho bác Thợ cạo. hehe.
- Đường thứ 1: mang tên ĐT 743 chạy từ ngả tư Gò Dưa đến ngả tư Miếu Ông Cù.
- Đường thứ 2: cũng mang tên ĐT 743 chạy từ QL 13 đến cầu Ông Tiếp (ra QL 1K).
- Đường thứ 3: mang tên ĐT 743A chạy từ ngả ba Tân Vạn QL 1A đến giao với QL 1K.
- Đường thứ 4: mang tên ĐT 743B chạy tiếp từ QL 1K đến cầu Ông Bố (Lái Thiêu).
- Đường thứ 5: mang tên ĐT 743C chạy từ ĐT 743B đến ĐT 743, đoạn ngắn giống hình móc câu.


Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Ly kỳ sâm Ngọc Linh: Bí mật 'động trời'

Phát hiện lần đầu tiên tại núi Ngọc Linh (tỉnh Quảng Nam và Kon Tum), sâm Ngọc Linh được xem là dược liệu cực quý, giá trị 'đắt hơn vàng'. Vì thế, nhiều người nhảy vô kinh doanh với đủ mọi chiêu trò.
Kiểm định sâm Ngọc Linh tại Trung tâm khoa học công nghệ Dược Sài Gòn (SAPHARCEN) /// L.V
Kiểm định sâm Ngọc Linh tại Trung tâm khoa học công nghệ Dược Sài Gòn (SAPHARCEN)
L.V

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020

Chuyện cái máy thở ban đầu ở ngoài Bắc.

Ngày xưa, người ta phải bóp bóng (thở) bằng tay để cung cấp oxy cho bệnh nhân cấp cứu. Thời bao cấp, nước CHDC Đức viện trợ cho VN một chiếc máy thở, đặt tại một bệnh viện trung ương ở Hà Nội. Nước bạn cử chuyên gia sang kèm cặp hướng dẫn kỹ thuật vận hành rất tận tình. Một thời gian, thấy phía ta đã sử dụng máy thành thạo thì chuyên gia bạn mới rút về nước.
Sau đó, nhà nước xây dựng bệnh viện mới nên cần chuyển máy sang, nhân viên rút điện đưa máy đi. Tới nơi, cắm điện vào thì màn hình tối thui, các bác sĩ và nhân viên kỹ thuật loay hoay không biết tại sao. Tìm quanh chiếc máy thì không thấy cái công tắc nằm ở đâu, không biết hỏi ai. Thời đó chưa có internet, liên lạc giữa người ngước này với nước khác cực kỳ khó khăn, nhiêu khê.
Cuối cùng, người của bệnh viện đành viết thư tay để hỏi vị chuyên gia kia ở bên Đức. Ba tháng thư đi, ba tháng thử về, tổng cộng mất 6 tháng mới có lời đáp. Hoá ra: CHDC Đức thiết kế dấu cái công tắc nằm dưới đế máy. Để tránh ai đó vô ý đụng vào công tắc làm mất điện, máy ngưng hoạt động có thể dẫn đến mất thở, chết bệnh nhân.
(TC nhớ ghi lại theo lời kể một fb, đã quên link)

Nhàn cư vi bất thiện, dân miền Tây ở xóm trọ chỗ tui.

Hầu hết làm công nhân, đa số hiền lành, hằng ngày hết việc về sống với nhau hoà thuận, lấy vui là chính. Hiếm thằng nào ba trợn hay gióc láo. Vào giữa mùa địch, mất việc làm hơn nửa tháng nay. Ban đầu, đám thanh niên và mấy tay sồn sồn còn túm tụm nhau góp tiền mua bia uống, sau đó là chơi karaoke kẹo kéo om sòm.
Rồi số người vơi dần đi về quê, một nửa ở lại chờ việc vì có về quê cũng chả biết làm gì. Số còn lại, mấy ngày nay tiền bạc héo nên bỏ bia chuyển qua rượu. Rượu rẻ nên càng uống nhiều. Không còn được hát karaoke nữa thì chuyển qua tâm sự, cuối trận là cãi nhau tay đôi cho hả hơi rựou, đòi quánh chiến hữu vì chuyên bá dơ. Báo hại mấy con vợ ra can, lôi tình yêu của em về.
Nói dậy chứ không có đám trẻ cũng buồn. Hổng biết, tuần sau tình hình sẽ ra sao đây.


Bộ đội ta ở K ngán nhất là gì

Bộ đội ta ngán nhất là mìn sau nữa là lối đánh đu bám cù nhay của Kh'mer Đỏ.
Tuy là đàn em VN về chiến tranh du kích nhưng KMĐ vận dụng lối đánh này rất lợi hại, làm đối phương rất khó chịu và mệt mỏi. Chơi theo kiểu: địch mạnh ta rút, địch dừng ta quậy, địch phản ta chạy, rồi quay lại tập kích tiếp

"Kiếp" làm trợ lý tác chiến.

Từ Campuchia về học lớp bồi dưỡng tiểu đoàn trưởng của quân khu 5. Sáu tháng, ngày ra trường mình muốn quay lại Campuchia để thử lửa nhưng không được chấp nhận. Tháng 1/1986, cầm quyết định điều động về tỉnh đội Phú Khánh làm trợ lý tác huấn. Cơ quan nằm ở số 1 Ngô Quyền - Nha Trang, giáp lưng với Uỷ ban tỉnh. Vì là "lính đánh thuê" miệt mài cho QN-ĐN nên khi về quê hương, không quen ai biết mình là thằng nào, từ đâu đến. Bơ vơ một thời gian ngắn rồi cũng quen dần anh em cán bộ. Ban tác huấn nơi mình công tác là một ban lớn của một phòng lớn, đó là P tham mưu. Làm việc ở nhà hai tầng của VNCH, ngủ nghỉ ở nhà Pháp, cũng trên lầu luôn, sinh hoạt khá xông xênh thoải mái.
Mình được sếp giao phụ trách mảng địa lý quân sự, lãnh vực mà lính - quan cũng là một. Được bố trí một ngăn phòng, mình kiếm cái máy đánh chữ, tự học gõ văn bản chả cần nhờ em văn thư muốn ve vãn anh đại úy. Trong chuyên môn muốn làm gì thì làm, cần thỉnh thị gì thì gặp chỉ huy phó - tham mưu trưởng. Như "vua một cõi' nhỏ. Sáng, cả Ban tập trung nghe đọc báo 30 phút, xong thì ai về bàn nấy lo việc của mình. Thời gian rảnh bát ngát, ra cổng vệ binh chào mà không dám hỏi ông sĩ quan đi đâu. Sáng sớm chạy bộ tắm biển, giữa buổi, lúc thì đạp xe đi thư viện, lúc la cà chợ Đầm, chiều tắm biển, tối đọc sách, luyện yoga, đi xem phim... Sướng nào bằng!
Mỗi tuần, trực ban tác chiến một ngày/đêm. Công việc tèn tén ten thôi chả gì ghê, ngồi chơi nghe trợ lý các đơn vị bên dưới và huyện thị đội báo về. Chủ yếu là nắm tình hình vượt biên, thêm tin trật tự trị an vớ vẩn. Có điều hơi buồn vì lẩn thẩn mỗi một mình. Thời ấy, hình như chưa có điện thoại bàn gia đình, chỉ có ở cơ quan, riêng số máy trực ban ưu tiên 24/24. Tối a lô với người yêu, thích thì tám chơi với mấy em bưu điện.

Tìm kiếm Blog này