Tim thông tin blog này:

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020

Chuyện cái máy thở ban đầu ở ngoài Bắc.

Ngày xưa, người ta phải bóp bóng (thở) bằng tay để cung cấp oxy cho bệnh nhân cấp cứu. Thời bao cấp, nước CHDC Đức viện trợ cho VN một chiếc máy thở, đặt tại một bệnh viện trung ương ở Hà Nội. Nước bạn cử chuyên gia sang kèm cặp hướng dẫn kỹ thuật vận hành rất tận tình. Một thời gian, thấy phía ta đã sử dụng máy thành thạo thì chuyên gia bạn mới rút về nước.
Sau đó, nhà nước xây dựng bệnh viện mới nên cần chuyển máy sang, nhân viên rút điện đưa máy đi. Tới nơi, cắm điện vào thì màn hình tối thui, các bác sĩ và nhân viên kỹ thuật loay hoay không biết tại sao. Tìm quanh chiếc máy thì không thấy cái công tắc nằm ở đâu, không biết hỏi ai. Thời đó chưa có internet, liên lạc giữa người ngước này với nước khác cực kỳ khó khăn, nhiêu khê.
Cuối cùng, người của bệnh viện đành viết thư tay để hỏi vị chuyên gia kia ở bên Đức. Ba tháng thư đi, ba tháng thử về, tổng cộng mất 6 tháng mới có lời đáp. Hoá ra: CHDC Đức thiết kế dấu cái công tắc nằm dưới đế máy. Để tránh ai đó vô ý đụng vào công tắc làm mất điện, máy ngưng hoạt động có thể dẫn đến mất thở, chết bệnh nhân.
(TC nhớ ghi lại theo lời kể một fb, đã quên link)

Tìm kiếm Blog này