Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

Đẹp mặt chưa anh tư bắt sâu?

Trong vai chủ tịch nước, ảnh hay gặp gỡ uỷ lạo doanh nhân thành đạt. Có duyên với trùm XHĐ ở TP.HCM và Thái Bình nhưng xui, cả hai đều bể độ. hehe.

Học online đây anh Nhạ bộ dục ạ!



Có phụ huynh thúc đít học sinh, ráng học nghen con...
mạng méo không đăng nhập được zoom, in rồi out...
lát sau, nổi khùng chửi...
Các cô giáo bực mình:

Nhìn hai cán bộ CA TP Thái Bình có gương mặt lìn lịt !

Tay Trung tá CA Cao Giang Nam (ngồi bên trái ảnh), bị dân tố: đã đình chỉ điều tra, không khởi 2 vụ án. Vụ băng nhóm Dương Nhuệ hăm doạ giết nạn nhân, phá trụ sở công ty, ngược lại bắt giam chủ công ty thiếu nợ. Và một vụ khác nữa là đánh nạn nhân vỡ quai hàm ngay trong trụ sở công an phường. Còn vụ đánh nạn nhân bể 2 mắt cá và gãy chân, nghe CA bảo khởi tố nhưng hơn 1 năm chưa thấy đem ra xét xử.
Hình tháng 5/2019 trong buổi tiếp báo Pháp Luật của Bộ Tư Pháp có Trung tá Cao Giang Nam - Phó Trưởng Công an TP Thái Bình, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT và Đại uý Nguyễn Văn Đức - Đội phó đội Điều tra tổng hợp.


Cháu bé bán vé số và bữa cơm cháu bé vùng cao

Bữa cơm độn sắn ăn với muối và lá rừng của Sùng A Sì, học sinh ở Tà Tổng, Mường Tè, Lai Châu (ảnh Đào Tuấn)

Chứng nhận đăng ký máy Thu thanh - Cấm nghe đài địch


Mùa dịt cũng y dẫy nghen các bà tám!

Không gì là không thể! - Tôi đòi quyền lợi chính đáng cho con liệt sĩ sau 30 năm vô vọng.

Tôi có ông chú ruột thứ tám, thoát ly theo CM. Ổng lên núi đâu vài năm thì vợ ở nhà bệnh mất, bỏ lại đứa con gái thơ dại, duy nhất, rồi 4-5 tuổi đã mồ côi cha lẫn mẹ. Một lần ổng về thôn hoạt động thì hầm bí mật bị trúng canh nông (pháo Cannon) chết ở xóm trên. Đứa con gái được bà dì đùm bọc sống qua ngày. Thời chiến tranh, dân quê tôi khổ trăm bề...
Sau 1975, nhà nước ghi công liệt sĩ đối với chú Tám, tiếp nữa xã xây cho căn nhà tình nghĩa, đứa con có chỗ thờ cha. Vai em nhưng Cô lớn hơn tôi hai tuổi, ở quê gọi là cô Ba Tam. Bị bệnh bại liệt từ nhỏ, chân đi khập khiễng, dáng nhỏ, nghèo khổ nên trông cô em rất thảm như một bà già. Đi đứng xiêu vẹo, sống thui thủi một mình, ít giao tiếp với ai, thậm chí là bà con cật ruột.Giả như có trúng gió chêt thì có khi một hai ngày sau, dân làng mới phát hiện. Tôi hiểu cô hận cha mẹ bỏ mình bơ vơ, mặc cảm với đời, thân thể với nghèo nàn.
Tôi thì hiếm khi về thăm quê, thời đi bộ đôi ở xa, ra quân làm dân ở tận mãi miền Tây.
Thỉnh thoảng, tôi về sang nhà Cô gần đó thăm qua loa. Có lần, khoảng năm 2005, nghe Cô kể một thân một mình lên núi hái hạt ươi hoặc có khi ra đồng bắt cua về bán.
Tôi nói bâng quơ:
Cô làm hai sào ruộng cộng với phụ cấp con liệt sĩ cũng đỡ chứ, sao tui thấy Cô khổ quá vậy?
Cô giải thích:
Làm gì có anh. Tui tính theo người ta vào Sài Gòn bán vé số, chưa biết ra sao.

Không gì là không thể! (2) - Làm lại hộ khẩu sau 20 năm, khó như lên trời, rốt cuộc vẫn xong.

Chuyện thế này.
Tôi đi bộ đội từ Phú Yên, khi ra quân chuyển về Sóc Trăng, rồi đăng ký hộ khẩu tại đấy. Do làm ăn thất bại, bán nhà trả nợ, đi nơi khác. Về nguyên tắc nếu quá 3 tháng không còn cư trú thì địa phương huỷ HK. Rời ST đi mưu sinh, lần lượt qua 5 tỉnh thành khác. Những nơi tiếp theo, có nơi đăng ký tạm trú có nơi không. Phiêu bạt, miệng làm hàm nhai nên mấy ai quan tâm đến HK làm gì, miễn có Chứng minh nhân dân là được.
Rồi tới ngày, cũng không còn sử dụng CMND được nữa do sờn cũ, quá hạn. Tôi bắt đầu gặp khó khăn, có nguy cơ bị từ chối mỗi lần cần đến nó như ra bưu điện, ngân hàng... Ngặt nỗi: muốn có CMND thì trước hết phải có HK. Mà có nơi chuyển khẩu đi thì nơi đến mới tiếp nhận nhập khẩu.
Quay về nơi đăng ký cũ ở ST để làm lại HK, không được vì nhà không còn, ai biết đâu mà cấp. Tôi tìm hiểu kỹ quy định rồi nghĩ dù có mất nhiều tiền cũng khó mà làm được. Vì vướng quy định, khi công an sở tại không nắm chắc gốc gác ai đó thì họ không bao giờ dám làm. Tôi loay hoay, chưa biết tính nước nào, làm sao mình có đây?
Tôi đành về quê Phú Yên, nơi mình xuất phát. Tôi mang giấy tờ chứng minh nguồn gốc đến xã, gặp trưởng công an để trình bày: muốn làm lại HK và CMND, đề nghị hướng dẫn. Chú ấy thuộc lớp kế sau, tuy có nghe tên mà chưa biết mặt mình. Đoán thế nào cũng nghe những quy định rắc rối... khó vượt qua cửa ải thủ tục.

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020

Cạo cắn linh tinh... 14



Chân gà hấp hành - dễ làm, ngon đậm đà.

Có món nào ngon bổ rẻ bằng chân gà, mất có 50 ngàn, 2 người ăn nhức cả chân răng.
Nguyên liệu:
- Chân gà 1/2 kg (2-3 người ăn)
- Hành lá. sả
Chuẩn bị:
- Chân gà, cắt móng, chân lớn thì chặt đôi.
- Hành, cắt làm 2 hay 3 khúc.
- Sả, đập dập, cuộn tréo lại cho gọn
- Tỏi, đập dập
- Ớt, xắt
Ướp:
Bỏ chân gà vào tô lớn có thành cao, nêm muối, tiêu, tỏi vào. Rồi trộn đều để ngấm 30 phút.
Hấp:
Đặt tô và nồi lớn, chế nước vào nồi ngập 1/3 thân tô, đậy nắp kín. Đun nửa tiếng, mở nắp trộn chân gà ở dưới lên trên, bỏ sả vào. Đậy nắp đun tiếp nửa tiếng nữa, lấy sả ra, bỏ hành lá vào, trộn đều chân gà với hành. Nấu thêm 5 phút nữa, nhắc ra ăn. Chân gà chấm với nước mắm, ăn với bún.

Tìm kiếm Blog này