Tôi có ông chú ruột thứ tám, thoát ly theo CM. Ổng lên núi đâu vài năm thì vợ ở nhà bệnh mất, bỏ lại đứa con gái thơ dại, duy nhất, rồi 4-5 tuổi đã mồ côi cha lẫn mẹ. Một lần ổng về thôn hoạt động thì hầm bí mật bị trúng canh nông (pháo Cannon) chết ở xóm trên. Đứa con gái được bà dì đùm bọc sống qua ngày. Thời chiến tranh, dân quê tôi khổ trăm bề...
Sau 1975, nhà nước ghi công liệt sĩ đối với chú Tám, tiếp nữa xã xây cho căn nhà tình nghĩa, đứa con có chỗ thờ cha. Vai em nhưng Cô lớn hơn tôi hai tuổi, ở quê gọi là cô Ba Tam. Bị bệnh bại liệt từ nhỏ, chân đi khập khiễng, dáng nhỏ, nghèo khổ nên trông cô em rất thảm như một bà già. Đi đứng xiêu vẹo, sống thui thủi một mình, ít giao tiếp với ai, thậm chí là bà con cật ruột.Giả như có trúng gió chêt thì có khi một hai ngày sau, dân làng mới phát hiện. Tôi hiểu cô hận cha mẹ bỏ mình bơ vơ, mặc cảm với đời, thân thể với nghèo nàn.
Tôi thì hiếm khi về thăm quê, thời đi bộ đôi ở xa, ra quân làm dân ở tận mãi miền Tây.
Tôi thì hiếm khi về thăm quê, thời đi bộ đôi ở xa, ra quân làm dân ở tận mãi miền Tây.
Thỉnh thoảng, tôi về sang nhà Cô gần đó thăm qua loa. Có lần, khoảng năm 2005, nghe Cô kể một thân một mình lên núi hái hạt ươi hoặc có khi ra đồng bắt cua về bán.
Tôi nói bâng quơ:
Cô làm hai sào ruộng cộng với phụ cấp con liệt sĩ cũng đỡ chứ, sao tui thấy Cô khổ quá vậy?
Cô giải thích:
Làm gì có anh. Tui tính theo người ta vào Sài Gòn bán vé số, chưa biết ra sao.
Tôi khuyên can, rồi chỉ lên lên tường, hỏi:Tôi nói bâng quơ:
Cô làm hai sào ruộng cộng với phụ cấp con liệt sĩ cũng đỡ chứ, sao tui thấy Cô khổ quá vậy?
Cô giải thích:
Làm gì có anh. Tui tính theo người ta vào Sài Gòn bán vé số, chưa biết ra sao.
Sao không thấy bằng liệt sĩ của chú Tám, hở Cô?
Cô đáp:
Lễ tết người ta cho cân đường hộp sữa thôi. Tự hồi giờ, làm gì có trợ cấp con liệt sĩ, xã bảo tui quá 18 tuổi không được hưởng trợ cấp. Được ích gì, tui gỡ cái bằng cất rồi.
Tôi bàng hoàng, thốt lên:
Trời ! Vậy mà lâu nay tui cứ tưởng... cũng không nghe Cô hoặc ai nói gì cả.
Ngó quanh, tôi nói:
Cái nhà nhỏ của Cô nứt vách mấy chỗ, gió lớn là sập chết đó.
Cô bảo:
Xã có hứa cho tiền sửa lại cái nhà mà chưa thấy đâu.
....
Tôi nói: Cô yên trí, tôi biết sẽ làm ra lẽ chuyện này.
Thế là, tôi thảo một lá đơn "kêu cứu"... với lời lẽ gay gắt (máu nóng của tôi là vây!). Ngày hôm sau, cầm đơn đi sang xã gặp Dượng Năm (con rể bà cô thứ bảy) đang làm Bí thư xã.
Tôi:
Về trường hợp cô Ba Tam..., Dương công tác ở địa phương đã lâu, biết chứ?
Dượng:
Ở xã này, ai chẳng biết... mà ngặt nỗi chị lớn tuổi, theo quy định không được hưởng chế độ...
Tôi:
Luật lệ, quy định nào cũng có kẽ hở, cũng không thể bao quát mọi trường hợp. Đây là trường hợp mình biết rõ nguồn gốc thì phải giải trình lên Trên.... Đấu tranh cho bằng được cái chính đáng, để bà con thấy đảng, chính quyền không quên người đã đổ xương máu...
Dượng mà làm tới bến vụ này là để tiếng thơm ở địa phương, nghỉ hưu cũng mát mặt. Ngược lại, ông mà thờ ơ, ông mệt với tui đó! Tôi quyết cho ra lẽ, cấp này không xong thì lên huyện, huyện không xong thì lên tỉnh tiếp. Tôi sẽ liên hệ báo chí cùng vào cuộc chuyện này, quay phim chụp hình nữa. Con liệt sĩ duy nhất, lại tàn tật phải đi Sài Gòn bán vé số dạo, đừng bảo bôi bát xấu mặt xã nhà. Cái nhà nữa, gió mạnh, nó sập chết người là mấy ông có chuyện.
Tôi:
Về trường hợp cô Ba Tam..., Dương công tác ở địa phương đã lâu, biết chứ?
Dượng:
Ở xã này, ai chẳng biết... mà ngặt nỗi chị lớn tuổi, theo quy định không được hưởng chế độ...
Tôi:
Luật lệ, quy định nào cũng có kẽ hở, cũng không thể bao quát mọi trường hợp. Đây là trường hợp mình biết rõ nguồn gốc thì phải giải trình lên Trên.... Đấu tranh cho bằng được cái chính đáng, để bà con thấy đảng, chính quyền không quên người đã đổ xương máu...
Dượng mà làm tới bến vụ này là để tiếng thơm ở địa phương, nghỉ hưu cũng mát mặt. Ngược lại, ông mà thờ ơ, ông mệt với tui đó! Tôi quyết cho ra lẽ, cấp này không xong thì lên huyện, huyện không xong thì lên tỉnh tiếp. Tôi sẽ liên hệ báo chí cùng vào cuộc chuyện này, quay phim chụp hình nữa. Con liệt sĩ duy nhất, lại tàn tật phải đi Sài Gòn bán vé số dạo, đừng bảo bôi bát xấu mặt xã nhà. Cái nhà nữa, gió mạnh, nó sập chết người là mấy ông có chuyện.
Dượng Năm nghe tôi thuyết phục đả thông nên đồng ý, anh em ngồi cùng bàn cách giải trình lên huyện sao cho hợp lý... Dượng bảo: Cái này rắc rối, tôi và Uỷ ban xã sẽ cố gắng hết sức nhưng không dám hứa trước với anh bao giờ thì được. Tuy nhiên trước mắt, xã sẽ giải quyết cho cô Ba Tam hưởng trợ cấp đối với người mất sức lao động.
Tôi mất ba buổi đi lại, gặp gỡ trao đổi với Bí thư xã và làm thủ tục...
Có được lời hứa, tôi yên tâm quay về Nam... Một tháng sau. người nhà báo Cô đã nhận trợ cấp mất sức LĐ. Ba tháng sau được hưởng trợ cấp con liệt sĩ.
Có được lời hứa, tôi yên tâm quay về Nam... Một tháng sau. người nhà báo Cô đã nhận trợ cấp mất sức LĐ. Ba tháng sau được hưởng trợ cấp con liệt sĩ.
Lần kế sau, tôi về quê chơi, gặp lại cô em bà con. Cô Ba Tam cảm ơn mình rối rít, nói không có anh thì đời tui... Cô ăn nói mộc mạc, tôi cảm động vô cùng! Ở quê, người nghèo khổ được ít tiền như vậy, mừng lắm! Rồi Cô đưa mình hai trăm ngàn, tui cho cháu quà bánh (ý tạ ơn giúp đỡ). Tôi nói: cô Ba cất đi, giúp được Cô, tôi cũng mừng. Nói thật, mình tôi cũng khó, may là có Dượng Năm đang làm bí thư, bà con tiếp sức. Gặp người khác thì không đơn giản, sóng gió chưa biết chừng nào...
Tôi ngồi ngẫm lại một trường hợp cụ thể mà đoán ra sự tình chung. Cho thấy cán bộ rất quan liêu, họ chỉ biết hô hào... mà khi gặp vướng mắc thì không xáp vào giaỉ quyết, đùn đẩy cho nhau. Chuyện sờ sờ ra đấy mà không xong thì làm sao dân tin cán bộ. 30 năm, biết bao đời bí thư, chủ tịch, đoàn thể xã thôn mà cứ để vậy bao năm đằng đẵng. Họ đã không làm tròn phận sự, thiếu trách nhiệm với người dân biết chừng nào!
.....
.....