Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2020

Có khi nào người còn sống mà hồn lìa khỏi xác hoặc ngược lại?

Từ lúc lớn lên, tôi là người không tin ba cái chuyện ma cỏ. Khi còn bộ đội ở Camphuchia, tiếp xúc với cái chết thấy cũng bình thường. Khi ở Nha Trang, một mình ngủ trong phòng nhỏ chỗ góc cầu thang, tối chả sợ gì dù nơi đó từng có một sĩ quan tự sát ở đấy, trên cửa sổ còn vết đạn. Người bảo những người không nhạy cảm như vậy là nặng vía.
Chuyện thế này.
Ông già Ba nhà ở Pleiku lên Kon Tum làm bảo vệ cho Công ty. Một sáng nọ, nghe anh em xôn xao nói tối qua ổng bị đột quị, Cty đã đưa đi bệnh viện KT cấp cứu. Đêm ở lại xưởng chỉ có mấy người, mình phòng khác, ổng phòng khác, cách nhau vài chục mét, tối ngủ say không hay. Chỗ quen biết nên tôi đến cái phòng lụp xụp của bảo vệ để dọn đồ đạc bên ngoài vào chái nhà. Xong, mở cánh cửa khép hờ bước vào phòng, thì thấy tấm đệm đùn xệ trên giường nên bước lại định gấp cho gọn thì chạm phải nước giải của ổng ói ra. Nó nhơn nhớt lành lạnh làm tôi giật bắn cả mình! Lạnh cả sống lưng, tôi buông vội tấm chăn, tháo lui bước ra đóng của lại.
Qua ngày hôm sau nữa. Lúc tôi đang ở trong phòng mài dao máy chế biến gỗ thì có tiếng người bên ngoài nói, chỉ nghe hai tiếng "ông Ba...", lại giật mình. Thế là tay dừng thao tác, "Rổn"! - viên đá mài hợp kim bị mẻ một miếng. Tôi hỏi anh em thì được biết lúc ấy ông già Ba còn sống, gia đình chuyển ổng từ Kon Tum xuống BV Pleiku.
Một trường hợp mà 2 lần giật mình, khác với bản tính cố hữu của khi tôi lâu nay. Lúc ấy, nghe anh em bảo: chú Ba bất tỉnh nhân sự, vẫn còn đang sống thở oxy.

Ảnh người lính dễ thương trong sân dinh Độc Lập, 1975.



Họ không có tội để chịu sự chỉ trích chê bai vì chính trị...
Anh đi xe đạp Trường Sơn, trên tay lái có cắm chùm hoa và 1 bình đông nước. Chiếc xe cõng 1 bao gạo, 1 bọc đồ, 1 ba lô, 1 đôi dép, 1 ống thuốc lào, 10 quả cối 60, 3 quả B40...

Nhìn lại tấm ảnh cũ họ có thấy xấu hổ?


(Hình trên internet cho rằng: tại Thừa Thiên - Huế, người đứng giữa là Hoàng Phủ Ngọc Tường, người đứng bên trái là đại diện ty cảnh sát)

Cảm nhận cái hay và văn hoá Mỹ qua giải đấu UFC.


Trước đây tôi có xem một số trận boxing hạng nặng và đô vật Mỹ. Sau nữa xem võ sĩ Cung Lê (VN) thi đấu và những trận thách đấu giữa võ sư Nhật, TQ với các võ sĩ MMA. Coi vì tò mò nhiều hơn là thích. Đợt dịch Covid-19 lần này, tối nằm coi TV phim Mỹ ngày thêm chán nên mới dò kênh khác thì bắt gặp kênh giải đấu UFC, Hai tháng xem, ngày càng thích, mê luôn!.
Tôi nghĩ bụng: không biết mấy ông võ sư Châu Á mà lên đài đụng võ sĩ MMA sừng sỏ, mấy nốt nhạc thì đo ván?

Chuyện tào lao cuối tháng 4/1975.

Xạo sự!
VC đã bao vây sát đánh tới đít mà còn vẽ chuyện, Nguyễn Cao Kỳ thì kêu gọi tử thủ, rồi TQ có thể đánh giải vây cứu VNCH sụp đổ:
"Trong nỗ lực cuối cùng, Nguyễn Cao Kỳ phát biểu trước khoảng 6 nghìn người Thiên Chúa giáo hữu khuynh vào xế trưa ngày 25 tháng 4 năm 1975 về chuyện phòng thủ Sài Gòn, rằng "ông sẽ ở lại Sài Gòn và chiến đấu cho tới chết, những kẻ chạy theo Mỹ là hèn nhát". Phụ nữ và trẻ con sẽ được gửi đi đảo Phú Quốc, dân Sài Gòn sẽ ở lại chiến đấu. Ông còn tuyên bố Sài Gòn sẽ trở thành một Leningrad thứ hai, nơi đã cầm cự 900 ngày trong vòng vây hãm. Việc phân phối vũ khí sẽ làm ngay, mọi người nên ở lại Sài Gòn."
(Sài Gòn thất thủ - Komori Yoshihisa)
" Nguyễn Cao Kỳ còn tính làm một cuộc đảo chính chính phủ Dương Văn Minh mới thành lập để nắm quyền và ra lệnh cố thủ. Người Mỹ biết chuyện đó và giám đốc CIA ở Sài Gòn lúc đó là Polgar đã cảnh cáo Kỳ là không được manh động. Nguyễn Cao Kỳ nghe vậy thì dẹp bỏ kế hoạch vì ông ta hiểu rằng: nếu chống lại sách lược của Mỹ thì sẽ mang họa vào thân."
(Trần Viết Đại Hưng, một cựu sĩ quan VNCH)
"Theo hồi ký các tướng tá của Quân lực Việt Nam Cộng hòa như Nguyễn Hữu Hạnh, Nguyễn Chánh Thi, và cựu dân biểu Lý Quý Chung, thì sáng ngày 28 tháng 4, tướng tình báo Pháp Francois Vanussème đã tới gặp tổng thống Dương Văn Minh và đề nghị Việt Nam Cộng hòa kêu gọi Trung Quốc đem quân tấn công vào Việt Nam để cứu Quân lực Việt Nam Cộng hòa đang trong cơn nguy kịch.

Hai thằng tui mới là người chiếm Bộ Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia đầu tiên.

Ông Nguyễn Hòa Bình có cà lăm, sẽ xử sao vụ Hồ Duy Hải?

Năm 2008, Toà án Long An xử sơ thẩm tuyên án tử hình.
Năm 2009, Toà án Tối cao xử phúc thẩm y án sơ thẩm.
Năm 2011, ông Trương Hòa Bình chánh án Tòa án Tối cao quyết định không kháng nghị và đề nghị Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình.
Liên quan vụ án có hai ông tên Hoà Bình nhưng một họ Trương, một họ Nguyễn. Ông Trương Hòa Bình thì bây giờ nhẹ gánh vì đã lên Bộ Chính trị và lo công việc Chính phủ.
Chỉ còn ông Nguyễn Hòa Bình thì cùng năm 2011, ông làm Viện trưởng Viện Kiểm Sát Tối cao quyết định không kháng nghị vụ án với lý do không có tình tiết gì mới.
Năm 2020, sắp đến trong tháng này, Toà án Tối cao xét xử giám đốc thẩm, ông NHB với vai trò mới là chánh án chủ toạ phiên tòa. Vẫn tội nhân đó, người xử đó, nội dung đó, cũng không có tình tiết gì mới thì ông sẽ xử sao? Nếu có gì mới thì may cho ông Nguyễn Hòa Bình nhưng TC xem báo gọi là có tình tiết mới thì thực ra là luật sự củng cố chứng cứ cũ.
Vụ án qua bốn đời Chủ tịch nước, xử đi xử lại, kêu oan, kiến nghị... báo chí tường thuật hầu hết nghiêng về Hồ Duy Hải vì có nhiều vi phạm về luật tố tụng.
Chứng cứ mơ màng không chắc, thậm chí giả tạo thì phải xử tha bổng thôi chứ không lẽ tử hình treo mãi, 12 năm rồi. Nhưng nó căng ở chỗ: không phải vì xin lỗi và đền bù tiền cho HDH mà là đụng tới nhiều người tận tới ủy viên BCT. Truy cứu trách nhiệm của hàng loạt cán bộ đương nhiệm, nguyên cựu sẽ sao đây?

Miu nhà mình, vô ý có ngày chớt.

Nó thích ngủ ngược đời, có khi chui tọt vào giữa dè và bánh xe, nhìn không thấy luôn!


Chơi Phây có cái dở khóc dở cười !.

Tính mình dễ, ai thích kết bạn thì mình ok thôi, miễn là có hình ảnh hoặc một ít thông tin để biết không phải là nick ảo. Với người lạ có nick nước ngoài, mình không chơi vì đó là đám lừa đảo.
Một lần gặp chú nọ tuổi sồn sồn kết bạn với mình xong, chat hỏi thăm nọ kia và xin hình cá nhân mới để dễ nhận diện. Rồi hỏi thăm về ảnh của hai bạn học cũ của mình, lạ thiệt ! Mình tỏ vẻ hơi thắc mắc (vì nghi là dân bóng), thế là ẻm to con đẹp trai kia lặng luôn, huỷ kb. Mình mới chọc mấy thằng bạn già có người đẹp tình thương mến thương hỏi thăm kìa, ưng thì tui giới thiệu. haha.
Một lần, một cô tuy tên nước ngoài muốn kết bạn nhưng xem qua thấy có dính dang tới VN. ok thôi. Cô ta chat làm quen, tự giới thiệu: người Malaisia nhưng có chồng Việt đã chết vì ung thư, để lại vài triệu đô. Cô ta có ý định tìm dự án khả thi để rót tiền nhân đạo. Mới nghe mình cũng mừng muốn giới thiệu vì có mấy bạn học cũ đang làm công tác thiện nguyện. Để cho chắc, hỏi qua đáp lại, thấy mình nghi ngờ, thế là "cô" lặng. Mình báo cáo lừa đảo cho facebook.
Một thanh niên nữa kết bạn với mình, không thấy tương tác gì, ok thôi. Nó alô qua messenger, có hình mới biết nó bị câm, ra dấu búa xua. Thấy mình hút thuốc, nó khuyên không nên hại sức khoẻ rồi khoe tiền, đồng hồ, nhà cửa, xe máy. Thấy mà thương! Thỉnh thoảng alô tiếp, mình chán vì không biết ra ký hiệu tay cho nó hiểu. Chat bảo có gì nhắn tin đứng thế nữa, chú không quen nghe ĐT. Vẫn alô, mình mới nghĩ ra nó không biết chữ. Mới tối qua, đành chặn điện thoại cho khỏi phiền.

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2020

Về người thầy tiểu học tôi yêu.

Từ Minh Trị thiên hoàng đến Người Việt cao quý.
Năm học lớp Nhất (5) trường Tiểu học Cộng đồng Kontum. Tuổi thơ của lũ học trò chúng tôi, ngoài giờ học là chạy nhảy đã banh ở cái sân cỏ ngút ngàn, mãi miết với những trò chơi tự chế, thả hồn vào những truyện cổ tích, mê mẩn các loại truyện tranh... Thầy chúng tôi tên Trần Minh Trị, không biết tên do cha mẹ đặt hay do Thầy kể vì yêu sự canh tân của hoàng đế Nhựt Bổn mà có tên vậy. Nhớ đến người có dáng tầm thước, mặt chứ điền có râu và hút ống vố với sợi thuốc màu vàng. Một bữa, Thầy giới thiệu với đám học trò con nít một cuốn sách: "Người Việt cao quý" của tác giả người Ý viết về người Việt. Tôi tìm mua đọc, từ đó khơi dậy lòng mình niềm tự hào dân tộc và yêu nước thiết tha. Sau này, thời Internet mới biết tác giả là nhà văn Vũ Hạnh. Có nhiều ý kiến cho rằng: sách "tự sướng" về một dân tộc nhiều thói hư tật xấu. Tôi vẫn không thay đổi, vẫn yêu cuốn sách mỏng ấy như xưa. Nó góp phần ảnh hướng lớn đến đời tôi về sau và cũng nhờ nó mà mình nhớ mãi tên ông thầy: Trần Minh Trị .
Nhành lúa mới dám sửa điểm của Thầy.
Lớn rồi mới khai. Nhỏ, con trai mà ai chẳng ham chơi, tôi càng ham chơi tợn! Học hành lớt phớt, chỉ quan tâm mỗi môn toán đố, các môn khác thì sa pha. Cực chẳng đã, Thầy bắt phải thuộc lòng mới cày nên thuộc bài tập đọc "Nhành lúa mới". Mà nhiều bạn học sinh thời ấy còn nhớ đoạn đầu "Tôi tới một miền quê kề bên trận địa vào một buổi chiều hoe nắng. Ở đây, cánh đồng loáng nước nằm dài, vắng bóng người nông dân cần mẫn. Nhìn vào thôn xóm, không một bóng người, khóm tre xơ xác, mái tranh im lìm. Qua một đêm ngủ đỗ, sáng hôm sau, tôi trở dậy lên đường..."

Tìm kiếm Blog này